Tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít thức ăn có tốt cho sức khỏe hay không

Luôn cảm thấy thèm

Giống như thuốc, đường có thể gây nghiện. Khi vào cơ thể, đường phóng thích dopamine và khiến bạn cảm thấy tâm trạng, sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, khi đường được đào thải ra khỏi cơ thể, bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn bổ sung thêm. Và càng ngày bạn càng muốn ăn nhiều đường hơn. Nếu bạn đang trải qua thèm đường quá thường xuyên, đó là một dấu hiệu bạn đang ăn quá nhiều loại đồ ngọt này.

Rối loạn nhận thức

Đường thậm chí có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não gây ra hiện tượng rối loạn chức năng nhận thức. Nếu bạn gặp các biểu hiện suy nghĩ khó khăn, hay nhầm lẫn thì rất có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường.

Cảm cúm thường xuyên

Đường cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách can thiệp vào chức năng của bạch cầu. Khi tình trạng miễn nhiễm của bạn giảm, bạn thường bị cảm cúm liên tục. Đây cũng có thể là một dấu hiệu của sự tiêu thụ đường quá mức.

Suy giảm vị giác

Tiêu thụ quá nhiều đường cũng làm giảm sự nhạy cảm của các nụ vị giác trên lưỡi khiến bạn không thể thưởng thức các loại thực phẩm khác hay cảm giác chúng không có vị ngon.

Tăng cân

Đường dư thừa được lưu giữ ở dạng chất béo. Ngoài ra, ăn quá nhiều đường có thể làm giảm chức năng của hormone leptin, là một hoocmon truyền tín hiệu no đến não bộ khiến bạn ăn nhiều hơn. Điều này dễ dẫn đến tăng cân.

Các vấn đề về da

Người ăn quá nhiều đường cũng có thể gây viêm và làm trầm trọng thêm các vấn đề về da như mụn trứng cá và viêm lỗ chân lông.

Ung thư

Ăn nhiều đường, ngoài vấn đề gây viêm và sản xuất quá nhiều insulin thì thói quen này còn thậm chí có thể gây ung thư. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng các tế bào ung thư thích đường nên ngay cả ung thư cũng có thể là một dấu hiệu của sự tiêu thụ đường quá mức!

Mức tiêu thụ đường hợp lý là bao nhiêu?

Mỗi người có cân nặng và chiều cao cũng như khả năng dung nạp khác nhau nên không có mức tiêu thụ đường nào phù hợp cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, theo Tháp dinh dưỡng thì trong một tháng mỗi người nên ăn không quá 500g đường, nếu chia đều thì mỗi ngày không quá 20g [tương đương 2 muỗng canh hoặc 4 muỗng cà phê của Việt Nam và tương đương 2 muỗng cà phê [5 ml] của nước ngoài]. Tuy nhiên, không phải ngày nào cũng phải chia đều ra như vậy, có ngày ăn ít hơn, có ngày ăn nhiều hơn nhưng mỗi người nên kiểm soát lượng đường mình đưa vào cơ thể, đặc biệt là đường bổ sung có trong nước ngọt, nước trái cây, kẹo… để hạn chế những bệnh tật phát sinh từ đường.


TS. Bernard Srour thuộc Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và thống kê tại Sorbonne, Paris, Pháp cùng các đồng nghiệp đã tiến hành phân tích dữ liệu của 105.159 người trưởng. Những người tham gia ở độ tuổi trung bình là 43, chủ yếu là nữ giới [79%]. Họ được yêu cầu hoàn thành bảng hỏi kiểm tra chế độ ăn uống của họ mỗi ngày. Nghiên cứu phân loại thực phẩm theo mức độ chế biến, các thực phẩm chế biến sẵn là những sản phẩm được sản xuất sử dụng riêng cho mục đích công nghiệp nhanh chóng, tiện lợi, không cần chế biến lại. Thời gian nghiên cứu từ giữa năm 2009 - 2018. Các phát hiện cho thấy, cứ tăng 10% lượng thực phẩm chế biến thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 12%, bệnh mạch vành tăng 13%, bệnh mạch máu não tăng 11%. Những người không hoặc ít tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn.

Ở nghiên cứu thứ hai, TS. Anais Rico-Campa, từ Khoa y tế Dự phòng và Sức khỏe cộng đồng tại Đại học Navarra ở Pamplona, Tây Ban Nha cùng đồng nghiệp đã tiến hành kiểm tra 19.899 người trưởng thành, trong đó 12.113 phụ nữ ở độ tuổi trung bình là 38. Nghiên cứu được tiến hành trong 10 năm. Kết quả cho thấy, những người tiêu thụ hơn 4 phần thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ tử vong cao hơn 62% vì bất kỳ nguyên nhân nào so với những người tiêu thụ hai phần hoặc ít hơn thực phẩm chế biến sẵn/ngày.

Mặc dù 2 nghiên cứu này là nghiên cứu quan sát nhưng các chuyên gia cũng kêu gọi các giới chức y tế nên thực hiện các biện pháp để thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm chưa qua chế biến để bảo vệ sức khỏe.


Béo phì, tiểu đường, ung thư… đây chỉ là số ít những tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều đường đối với sức khỏe. Còn khá nhiều rủi ro từ thói quen ăn đường cũng như các thực phẩm chế biến chứa nhiều đường mà khi nghe đến nhiều người sẽ rất bất ngờ.

Ăn quá nhiều đường hoặc thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm chứa đường fructose như bánh kẹo, nước ngọt là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. Nó không chỉ khiến cơ thể bị dư thừa năng lượng mà còn gây mất kiểm soát khả năng kiềm chế cơn đói khiến bạn ăn nhiều hơn.

Ăn quá nhiều đường dễ gây thừa cân, béo phì

Uống nhiều đồ uống có đường cũng có liên quan đến việc tăng lượng mỡ tích tụ ở các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Từ đó dẫn đến gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác.

Ăn quá nhiều đường sẽ khiến bạn có nguy cơ bị sâu răng. Đây chính là một trong những tác hại rõ nét nhất của đường đối với sức khỏe.

Đường chính là loại thức ăn lý tưởng cho các loại vi khuẩn trong miệng. Các tác nhân gây hại này sử dụng đường và tạo ra axit khiến phần khoáng của răng bị ăn mòn [ quá trình này gọi là khử khoáng ]. Tình trạng này lặp lại thường xuyên dẫn đến sâu răng.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trên toàn thế giới không ngừng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, trong đó thói quen ăn quá nhiều đường và đồ ngọt cũng có liên quan đến sự khởi phát của căn bệnh này.

Theo cấu tạo của cơ thể, tuyến tụy có chức năng sản xuất ra một loại hóc môn có tên insulin để kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu. Tình trạng kháng insullin sẽ xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường trong một thời gian dài, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường.

Thường xuyên ăn những thực phẩm chứa đường có thể làm tăng sản xuất AGEs trong cơ thể. AGEs làm hỏng collagen và elastin, đó là các protein giúp da căng và giữ được vẻ trẻ trung. Nó khiến bạn phải đối mặt với các dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn,da chảy xệ, khả năng đàn hồi kém.

Ăn nhiều đường có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa da

Các loại đường phụ gia thường được tìm thấy trong nước ngọt có ga hay các loại đồ uống khác có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Theo thời gian, lượng axit uric dư thừa sẽ lắng tụ tại khớp dẫn đến phản ứng viêm và gây ra những cơn đau nhức khớp dữ dội trong bệnh gout.

Đối với những người đang bị gout, việc ăn nhiều đường trong thời gian bị bệnh cũng có thể khiến các triệu chứng thêm trầm trọng.

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến béo phì, kháng insulin và viêm trong cơ thể. Tất cả những yếu tố này đều thúc đẩy khối u ác tính phát triển.

Nghiên cứu ” Đường trong chế độ ăn kiêng và nguy cơ ung thư” được thực hiện trên hơn 430.000 người cho thấy:Tiêu thụ đường phụ gia có liên quan mật thiết với việc tăng nguy cơ ung thư thực quản hay ung thư ruột non. Nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung cũng tăng lên 1,42 lần ở những người phụ nữ ăn bánh ngọt hoặc bánh quy nhiều hơn 3 lần/ tuần.

Một chế độ ăn nhiều carbs tinh chế, bao gồm thực phẩm và đồ uống có đường làm tăng lượng hóc môn androgen. Loại hóc môn này gây rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da bị đổ nhiều dầu nên dễ bị mụn trứng cá.

Tiêu thụ nhiều đường khiến da bị nổi mụn trứng cá

Thường xuyên ăn thực phẩm chế biến, bao gồm các sản phẩm có lượng đường cao như bánh ngọt và đồ uống có đường có thể dẫn đến trầm cảm. Sự thay đổi lượng đường trong máu gây rối loạn dẫn truyền thần kinh và tác động bất lợi đến sức khỏe tâm thần. Nguy cơ trầm cảm do ăn nhiều đường là như nhau ở cả nam và nữ.

Ăn nhiều đường không chỉ khiến bạn bị béo phì mà còn giảm khả năng hoạt động của tiểu cầu trong việc chiến đấu chống lại vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Việc suy giảm hệ miễn dịch có thể đẩy bạn đến nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, cảm cúm hoặc thậm chí khiến các căn bệnh ung thư có cơ hội phát triển.

Cơ thể bị dư thừa đường có thể ngăn cản quá trình hấp thu các dưỡng chất thiết yếu từ nguồn thực phẩm khác. Từ đó khiến bạn mệt mỏi, sa sút về trí nhớ.

Đường chỉ gây hại cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều. Việc sử dụng nó ở mức vừa phải có thể giúp bổ sung năng lượng cùng một số dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như vitamin B1, canxi, magie hay sắt.

Tiêu thụ đường ở mức hợp lý sẽ giúp tránh được những tác hại cho sức khỏe

Vậy mỗi ngày bạn nên ăn bao nhiêu đường là đủ?

Điều này còn phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác của người sử dụng. Lượng đường cần thiết trong một ngày được Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo cho từng đối tượng như sau:

– Ở người trưởng thành:

  • Phụ nữ: 20 gram
  • Nam giới: 36 gram

– Ở trẻ:

Trẻ nhỏ không nên dùng quá 12g đường mỗi ngày.

Cần lưu ý rằng lượng đường được nạp vào cơ thể trong một ngày đến từ nhiều nguồn khác nhau như nước đường, nước ngọt, sinh tố hay bánh kẹo… Nếu đã ăn hay uống một thứ chứa nhiều đường thì trong ngày hôm đó bạn nên cắt giảm lượng đường bổ sung hoặc hoàn toàn không ăn thêm bất kì đồ ngọt nào khác.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn giảm lượng đường trong bữa ăn:

  •  Thay thế soda, nước tăng lực, nước ép và trà ngọt bằng nước ngọt
  • Nếu ăn sữa chua, bạn nên mua loại không đường. Làm ngọt nó bằng cách cho thêm các loại quả mọng vào và thưởng thức cả hai sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
  • Thay thế món ngũ cốc vào buổi sáng bằng một chén cháo yến mạch.
  • Tránh đồ uống có cồn được làm ngọt bằng soda, nước trái cây, mật ong, đường
  • Khi ăn sanwich, hãy cắt chuối tươi lên bánh ăn cùng với bơ đậu phộng thay vì dùng kèm với các loại mứt hay siro chứa nhiều đường.
  • Tự chế biến thức ăn tại nhà để kiểm soát được lượng đường nêm nếm trong thức ăn.
  • Đọc kỹ thông tin về hàm lượng đường có trong sản phẩm được nhà sản xuất in ngoài bao bì.
  • Hạn chế ăn bánh kẹo.

Bài viết vừa giải đáp thắc mắc “Tiêu thụ quá nhiều đường gây hại như thế nào đến sức khỏe?”. Để bảo vệ sức khỏe của mình, ngay từ hôm nay bạn nên có kế hoạch sử dụng đường trong chế độ ăn uống cho hợp lý.

Video liên quan

Chủ Đề