Tinh giản nội dung dạy học đại học

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ GD&DDT hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các cấp THCS, THPT theo hướng tinh giản các phần yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức và kỹ năng cho học sinh.

Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, Bộ GD&Đt điều chỉnh nội dung giảng dạy. Chương trình đảm bảo thực hiện trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến khó lường.

10 môn học được điều chỉnh nội dung dạy học gồm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân.

Hướng dẫn cụ thể từng môn của Bộ như sau:

Điều chỉnh theo nguyên tắc tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tích hợp một số nội dung thành các chủ đề. Điều chỉnh nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục.

Bộ cũng nhấn mạnh rằng nhà trường, giáo viên không kiểm tra, đánh giá với các nội dung được hướng dẫn. Bộ cấm dạy, đọc thêm, không thực hiện hay yêu cầu mà khuyến khích học sinh tự làm, tự thực hiện.

Đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại, Bộ GD&ĐT yêu cầu nhà trường tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông bộ ban hành năm 2011.

Đối với các môn học theo chương trình nâng cao ở cấp THPT và các lớp học theo mô hình mới, cơ sở giáo dục trung học căn cứ hướng dẫn để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp.

Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học mới, các sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế.

Theo Zingnews.vn

Triển khai chương trình mới, tinh giản chương trình, cách kiểm tra đánh giá khi học trực tuyến là những vấn đề được PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT giải đáp trong buổi giao lưu "Năm học mới trong đại dịch" do Báo Người Lao Động tổ chức chiều 6/9.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành.

Tinh giản nội dung dạy học

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, thực hiện kế hoạch năm học trong bối cảnh đặc biệt, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cấp học rà soát điều chỉnh nội dung dạy học, đảm bảo chương trình nhưng tinh giản nội dung.

Theo đó, 10 môn sẽ điều chỉnh nội dung dạy học, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

Nguyên tắc là tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành, tích hợp một số nội dung thành các chủ đề, điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn là không dạy, đọc thêm, không làm, không thực hiện, không yêu cầu….

Năm học này, Bộ tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng thiết thực, giảm và tiến tới bỏ hẳn những nội dung rườm rà, thiếu hiệu quả, đảm bảo phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.

Bên cạnh đó, dạy học trực tuyến làm sao để đảm bảo chất lượng, không quá tải cũng là một yêu cầu. Bộ GD-ĐT đã có văn bản dạy học trực tuyến trên internet và truyền hình và tới đây sẽ tiếp tục tập huấn giáo viên về kỹ năng dạy học trực tuyến trên tinh thần khắc phục những hạn chế hiện nay.

Ông Thành cho biết: "Bộ trưởng đã giao chúng tôi biên soạn tài liệu này, tuần này hoặc tuần tới sẽ gửi đến các thầy cô để lan tỏa, tổ chức giờ học trực tuyến nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, thay vì ngồi trước màn hình thì học sinh có thể tự chủ trong giờ học".

Các trường tổ chức dạy trực tuyến theo cách tăng cường, giao cho học sinh tự học nhiều hơn. Thầy cô chuẩn bị bài, giao bài học sinh qua zalo, thư điện tử, nhắn tin… Khi học sinh vào học trực tuyến đã phải có sự chuẩn bị bài từ trước, đã được đọc SGK từ trước. Khi đó, giờ học trực tuyến tương tác thực chỉ còn là trao đổi, báo cáo, trả lời, giải đáp những vấn đề học sinh còn đang vướng mắc, giúp giảm thời gian ngồi trước màn hình tương tác online.

Trong trường hợp không có internet, có thể phát các tài liệu trên truyền hình hoặc copy vào USB, VCD để nhờ cộng đồng hỗ trợ, giúp các em tiếp cận các học liệu này, cha mẹ học sinh tạo điều kiện quan tâm hỗ trợ để các em đảm bảo được yêu cầu trong học tập trong bối cảnh hết sức khó khăn.

Kiểm tra lại học sinh có kết quả "bất thường"

Về kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong điều kiện học tập online, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho biết, tại Thông tư 09 về Quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến, Bộ GD-ĐT quy định về các điều kiện dạy học trực tuyến, tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập, đánh giá kết quả học tập của học sinh… cũng như các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học trực tuyến.

Học sinh có kết quả học tập "bất thường", nhà trường có thể thực hiện kiểm tra lại.

Trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến.

Bộ GD-ĐT cho phép người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ GD-ĐT, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.

"Chúng tôi muốn nhắn nhủ bố mẹ phải làm sao nhìn thấy tương lai của con, còn không trung thực trong kiểm tra đánh giá này vô hình chung lợi bất cập hại", PGS.TS Nguyễn Xuân Thành.

Theo PGS.TS Thành nhận định việc kiểm tra đánh giá trực tuyến khá minh mạch, điều cần nhất là các nhà trường ra đề làm sao để đảm bảo được tinh thần trên.

Trường hợp nếu học bình thường nhưng kết quả thi rất cao hoặc ngược lại, học tốt nhưng kết quả thấp do đường truyền kém, trục trặc kỹ thuật, nhà trường có thể kiểm tra đánh giá lại.

Việc kiểm tra đánh giá định kỳ cũng có thể thực hiện qua bài thực hành hoặc dự án học tập, học sinh có thể thực hiện tại nhà. Qua báo cáo và trình bày báo cáo của học sinh, hỏi đáp của giáo viên có thể đánh giá được chất lượng học tập của các em. Đây chính là tinh thần đánh giá vì sự phát triển năng lực của học sinh.

Vấn đề không phải học sinh được bao nhiêu điểm mà là qua đây thúc đẩy được việc dạy học và giúp học sinh tiến bộ cả về năng lực và phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thực.

Thực hiện chương trình mới vất vả hơn vì học trực tuyến

Năm nay, học sinh lớp 2, lớp 6 sẽ thực hiện chương trình mới trong một bối cảnh không mấy thuận lợi.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho rằng sẽ có những khó khăn nhất định khi thầy trò còn nhiều bỡ ngỡ. Dạy trực tiếp đã vất vả, giờ chuyển đổi, chuyển sang trao đổi trực tuyến giáo viên sẽ càng khó khăn hơn.

Học sinh học trực tuyến.

Giáo viên phải trao đổi nhiều hơn, hướng dẫn học sinh tự học cao hơn, thiết kế bài dạy kỹ lưỡng hơn. Việc ngồi trước máy tính giảng bài khác hẳn so với việc với dạy 40 học sinh trong lớp.

Nếu trước đây, giáo viên dạy kiến thức mang tính cung cấp cái có sẵn thì khi thực hiện chương trình phát triển năng lực, giáo viên giao cho học sinh tự tìm hiểu kiến thức bằng hoạt động kiến tạo, khám phá. Thông qua đó để đạt được mục tiêu kép là vừa có được kiến thức, khoa học và cách để tự mình chiếm lĩnh kiến thức ấy giúp phát triển các phẩm chất và năng lực tương ứng.

"Chúng tôi mong muốn các thầy cô nỗ lực hơn để thiết kế bài mạch lạc, khuyến khích thầy cô giao cho học sinh những bài thật cụ thể cũng như chia sẻ học liệu của nhau", PGS.TS Nguyễn Xuân Thành bày tỏ.

Tác giả: Hoài Nam

Nguồn tin: Báo Dân trí

Tinh giản nội dung các môn học: Bảo đảm tính logic, thống nhất giữa các khối lớp

Ngày cập nhật : 02/04/2020

Hai công văn về điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019 - 2020 các môn học ở tiểu học, trung học đã được Bộ GD&ĐT ban hành.

Tinh giản nội dung giáo dục phổ thông bảo đảm theo quy định của Luật Giáo dục. Ảnh: Thế Đại

Tinh giản nội dung 9 môn học với tiểu học, 14 môn bậc PT

Ở tiểu học, có 9 môn học từ lớp 1 - 5 được điều chỉnh nội dung dạy học của học kỳ II, gồm: Toán; Tiếng Việt; Khoa học; Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội; Lịch sử và Địa lý; Âm nhạc; Thủ công/ Kỹ thuật; Thể dục. Việc tinh giản được hướng dẫn cụ thể theo từng tuần dạy học của chương trình, để bảo đảm các nhà trường thuận lợi trong triển khai việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước kèm theo đó là hướng dẫn chi tiết. Ở THCS, THPT, có 14 môn học được điều chỉnh nội dung dạy học của học kỳ II, gồm: Công nghệ, Địa lý, Giáo dục công dân, Hóa học, Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tin học, Toán và Vật lý.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học [Bộ GD&ĐT], việc tinh giản nội dung dạy học đã thực hiện từ nhiều năm qua. Như năm 2013, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, bắt đầu từ năm học 2013 - 2014. Năm 2017, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018. Vừa qua, thực hiện theo Công văn số 4612, các Sở GD&ĐT đã làm tốt việc giao cho trường học chủ động rà soát, tinh giản nội dung dạy học và thực hiện dạy học theo các chủ đề; thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá. 

Các tiểu ban rà soát, tinh giản nội dung dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông gồm các chuyên gia đến từ trường ĐH sư phạm; tác giả SGK, chương trình hiện hành; giáo viên trực tiếp dạy học ở các cấp học. Thứ nhất, căn cứ từ chương trình, xem xét trong SGK, các tiểu ban đưa ra nội dung trong SGK đang ở mức độ vận dụng cao để có thể tinh giản, bảo đảm tiết kiệm thời gian để có thể hoàn thành chương trình trong giai đoạn còn lại của năm học. 

Thứ 2, rà soát để tích hợp các tiết học, bài học trong SGK thành các bài học theo chủ đề và sẽ hướng dẫn địa phương, nhà trường thực hiện dạy học các nội dung này, vẫn bảo đảm được nội dung kiến thức, nhưng tiết kiệm thời gian thực hiện và cũng thuận lợi hơn trong thiết kế bài học để tổ chức dạy học qua Internet và trên truyền hình. Khi tổ chức dạy học như vậy, đòi hỏi học sinh được hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trên SGK nhiều hơn – yêu cầu này cũng được hướng dẫn trong Công văn số 4612.

Thứ 3, rà soát các nội dung giao thoa giữa môn học này với môn học khác để chỉ dạy nội dung này ở một môn chiếm ưu thế, bổ sung thêm những yêu cầu của môn còn lại, như vậy cũng tiết kiệm được thời gian để tổ chức dạy học. 

Không kiểm tra, đánh giá với những kiến thức đã giảm bớt

Với kiểm tra đánh giá, hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở trung học lưu ý: Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản theo Công văn số 5842/BGDĐT-GDTrH và các nội dung “Không dạy”, “Không làm”, “Không thực hiện”, “Khuyến khích học sinh tự học [tự đọc, tự xem, tự làm, tự thực hiện]” theo hướng dẫn tại công văn này. 

Với bậc tiểu học, Bộ GD&ĐT lưu ý tổ chức đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh bằng các phương pháp, kĩ thuật, công cụ khác nhau phù hợp với tình hình thực tế và đúng quy định. Không tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá vào các bài hoặc nội dung, yêu cầu đã được giảm bớt; các bài không dạy hoặc đã chuyển thành đọc thêm, tự chọn, tự học.

Việc tinh giản được thực hiện theo nguyên tắc: Bảo đảm mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo quy định của Luật Giáo dục; Bảo đảm tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các khối lớp trong cùng môn học, các môn học trong cùng khối lớp và cấp học; Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, phân cấp trong quá trình thực hiện; Bảo đảm tinh giản nội dung dạy học phù hợp với việc điều chỉnh Kế hoạch giáo dục nhà trường trong năm học 2019 - 2020 do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học mỗi môn học đều kèm theo phụ lục rõ ràng để thống nhất thực hiện trên toàn quốc. - PGS.TS Nguyễn Xuân Thành nói.

Nguyễn Nhung

Nguồn: giaoducthoidai.vn

Video liên quan

Chủ Đề