Tốc độ tăng trưởng tín dụng M2 là gì

Trong báo cáo vĩ mô mới phát hành, Chứng khoán BIDV [BSC] nhận định với tình trạng lạm phát Việt Nam vẫn ở mức khá bình ổn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm nhiều động lực để duy trì chính sách.

Thêm vào đó, thông tin Cục dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] dự kiến có 3 lần tăng lãi suất từ 0% - 0,25% lên mức 0,75% - 1% vào năm 2022 sẽ gia tăng áp lực về lãi suất với NHNN. Trong bối cảnh mở cửa kinh tế, nền tảng vĩ mô được hồi phục và độ bao phủ vaccine ngày càng rộng để người dân quay trở lại hoạt động kinh doanh sẽ dẫn tới nhu cầu tín dụng được cải thiện.

Với nhận định đó, công ty chứng khoán đưa ra hai kịch bản chính cho tăng trưởng tín dụng và cung tiền [M2] cho năm 2022.

Kịch bản 1: Tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ trên thế giới nhanh, lạm phát đi ngang so với hiện tại sẽ tạo nhiều áp lực lên chính sách nới lỏng hiện tại của NHNN. Hiện tượng này sẽ khiến cho M2 và tín dụng có mức tăng trưởng ngang với giai đoạn 2020-2021, lần lượt đạt 12,0% và 13,0%.

Kịch bản 2: Tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ trên thế giới chậm, lạm phát nằm ở mức thấp và từ đó, tạo ít áp lực nâng lãi suất đối với NHNN. Bối cảnh tiền tệ ổn định có thể tạo điều kiện ổn định cho NHNN nâng mức lãi suất và tín dụng trên mức trung bình của giai đoạn 2020 và 2021. M2 và tín dụng ước tính lần lượt tăng 14,0% và 13,0%.

Theo BSC, tính đến 24/12/2021, tín dụng tăng trưởng khoảng 13% so với cuối năm 2020. Tổng phương tiện thanh toán có số dư là hơn 12,8 triệu tỷ đồng, tức tăng 8,93% so với cuối năm 2020. Thanh khoản hệ thống liên ngân hàng tăng mạnh trong năm 2021 trong bối cảnh lãi suất qua đêm vẫn năm ở mức thấp so với giai đoạn 2013-2019.

Trong năm qua, NHNN đã ban hành Thông tư 10/2021/TT-NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn được cắt giảm còn 0%/ năm, góp phần thúc đẩy tín dụng tăng cao hơn kỳ vọng giữa năm. Đồng thời, việc hoạt động sản xuất dần phục hồi cũng làm tăng nhu cầu tín dụng giai đoạn nửa cuối năm 2021.

Trong khi đó, mức chênh lệch giữa phương tiện thanh toán và tín dụng đã thu hẹp, cho thấy quá trình sử dụng vốn đã cải thiện rõ rệt bất chấp tác động của COVID-19 vào quý 3/2021. Lượng giao dịch liên ngân hàng tăng mạnh trong năm 2021 tương ứng giai đoạn lãi suất thấp đã cho thấy thanh khoản dồi dào, trong khi nhu cầu vốn ở mức vừa phải.

Khảo sát của NHNN: Các ngân hàng dự kiến thắt chặt mạnh hơn tín dụng vào chứng khoán, bất động sản

Tại cuộc họp thường kỳ của chính phủ ngày 12/8/2017, Thủ tướng đã đề nghị thống đốc ngân hàng nhà nước có lộ trình đảm bảo tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 21-22%. Vậy tăng trưởng tín dụng là gì và nó có liên quan gì tới cuộc sống của chúng ta?

“Tín dụng” là khoản tiền mà bên A cho bên B vay. Ở đây bên A là các ngân hàng thương mại, còn bên B là cá nhân và doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng tăng 20% có nghĩa rằng tổng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng năm nay sẽ cao hơn so với năm trước là 20%.

Tổng dư nợ tín dụng năm 2016 là 5,5 triệu tỷ đồng [250 tỷ usd]; tăng 20% có nghĩa là mục tiêu cho năm 2017 là 6,6 triệu tỷ đồng [ 300 tỷ usd].

Quy định về dư nợ tín dụng.

Hàng năm ngân hàng nhà nước sẽ đưa ra hạn mức dư nợ tín dụng của mỗi ngân hàng tùy thuộc vào quy mô và uy tín của ngân hàng đó. Hạn mức là cách fix cứng số tiền được cho vay ra bên cạnh các công cụ điều tiết cung tiền khác như điều chỉnh trần lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu,..

Ví dụ một NHTM năm 2016 có dư nợ tính dụng là 1000 tỷ và nếu như NHNN quy định hạn mức tăng trưởng tín dụng là 10% cho năm 2017 thì năm 2017 NH không được cho vay vượt quá 1.100 tỷ [bất cứ thời điểm nào trong năm cũng không được vượt con số này]. NHTM sẽ căn cứ vào hạn mức này mà tự động điều chỉnh số tiền cho vay ra để không vượt quá trong cả năm.

Giả sử như NHNN không quy định về con số tăng trưởng tín dụng hàng năm thì NHTM để tối đa hóa lợi nhuận họ sẽ tăng số tiền cho vay ra tới vô cùng. Chỉ cần chênh lệch giữa huy động và cho vay một chút xíu thôi nhưng khi tăng tổng cho vay tới vô cùng thì họ sẽ có lợi nhuận tăng vô cùng. Điều này tất yếu dẫn tới việc cho vay dưới chuẩn dẫn tới nợ xấu ngân hàng.

Một doanh nghiệp sản xuất không bị nhà nước áp đặt mức tăng trưởng doanh số vì nó tự được điều chỉnh bởi năng lực sản xuất, chi phí sản xuất, nhu cầu khách hàng,…Còn ngân hàng họ vay tiền ở đầu vào và cho vay ở đầu ra.

Dư nợ tín dụng sẽ được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Đây là bảng cân đối kế toán quý IV của Sacombank:

Dự nợ tín dụng là mục “Cho vay khách hàng” trong mục Tài sản : 220.168 tỷ. Nếu so với đầu kỳ là 1/1/2017 thì tăng trưởng là 11%.

Dư nợ tín dụng vào ngày 30/9 của Sacombank là 220.486 tỷ có nghĩa là quý III Sacombank không tăng dự nợ mà còn giảm. Lý do có thể là do Ngân hàng nhà nước quy định hoặc đơn giản là Sacombank không thể tăng trưởng cao hơn được nữa [ Do không huy động được thêm tiền ở đầu vào hoặc do họ muốn không chế dư nợ trong một khoảng an toàn để có thể kiếm soát được rủi ro].

Báo cáo tài chính quý IV của Sacombank: STB_17Q4_BCTC_HN

Báo cáo tài chính quý III của Sacombank: STB_17Q3_BCTC_M

Câu hỏi ta có thể thắc mắc: Nếu như Sacombank bị ngân hàng nhà nước áp tăng trưởng tín dụng năm 2017 là 9% thì điều gì sẽ xảy ra?

  • Vì Sacombank biết trước tổng số dư nợ nên họ sẽ điều tiết tổng dư nợ sao cho trong vùng an toàn mà vẫn mang lại lợi ích cao nhất. Ví dụ Sacombank cho DN A vay với lãi suất 10%, DN B cho vay với lãi suất 12% vậy Sacombank sẽ thích cho DN B vay hơn vì lãi suất cao hơn.
  • Càng tới mức trần tăng dư nợ họ sẽ càng cẩn trọng cho vay ra. Lãi suất cho vay ra sẽ cao hơn để hạn chế người vay và tối ưu hóa lợi nhuận. Mặt khác ở phía huy động nếu như họ tiếp tục huy động trong khi lại không thể cho vay ra thì sẽ tạo ra chi phí. Vì vậy, họ cũng sẽ phải điều tiết bên huy động bằng cách giảm lãi suất huy động.

Tiền gửi khách hàng cuối quý IV của Sacombank là 319.859 tỷ; cuối quý III là 312.560 tỷ, ta thấy hầu như không có chênh lệch.

Làm thế nào để tăng dư nợ tín dụng?

Ngân hàng nhà nước quy định giữa dư nợ tín dụng và huy động vốn một khoảng an toàn để đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng. Cái này khá dễ hiểu, ngân hàng huy động ở đầu vào bao gồm nhiều kỳ hạn khác nhau và cho vay ra cũng ở nhiều kỳ hạn khác nhau. Giả sử tính toán không kỹ thì sẽ có thời điểm cần tiền trả cho khách mà vẫn chưa đến lúc đòi tiền của người vay.

Một ngân hàng có dư nợ tín dụng cao không hẳn là ngân hàng có năng lực tốt. Đó có thể là ngân hàng nhỏ vì vậy để tăng thêm 1% dễ hơn nhiều so với một ngân hàng lớn. Cũng giống như để tăng 1% GDP của Mỹ sẽ phức tạp hơn nhiều so với tăng 1% GDP của Việt Nam.

Ở biểu đồ trên, giả sử như HDBank chỉ có hạn mức tăng trưởng tín dụng là 18% thì có nghĩa là nó sẽ phải hoạt động cầm chứng 6 tháng cuối năm vì 6 tháng đầu năm đã đạt 17,9% rồi. Ngược lại cũng có những ngân hàng cho dù với hạn mức hiện tại thì chưa chắc đã đạt được, chẳng cần phải nới thêm ra.

Cho vay cũng giống như việc bán hàng, món hàng của anh chất lượng tốt giá tốt hơn đối thủ thì người ta mới mua của anh. Một ngân hàng muốn bán được tín dụng thì lãi suất cho khoản tín dụng đó phải thấp hơn ngân hàng khác trong khi các điều kiện ràng buộc cho nó lại phải thoáng hơn. Ngân hàng càng nhỏ, thương hiệu càng kém thì càng phải cố gắng để bán được hàng hơn vì vậy rủi ro cho vay dưới chuẩn cũng cao hơn.

Bản chất của tăng dư nợ tín dụng:

Giả sử bạn vay ngân hàng 100 triệu để mua một căn chung cư cao cấp Vinhome. Bạn đưa Vingroup 100 triệu và nhận căn nhà. 100 tr đó được thể hiện trong tài khoản của Vingroup tại NH. Giả sử như bạn vay 100 triệu của BIDV và chuyển khoản vào tài khoản của Vingroup cũng tại BIDV thì thực tế tiền của BIDV chẳng đi đâu cả. BIDV ghi tăng tài khoản của Vingroup thêm 100 triệu và có một khoản nợ 100 triệu cần thu hồi từ bạn. Tiền của Vingroup gửi tại ngân hàng, Vingroup có thể rút ra trả các nhà cung cấp [nhà cung cấp cũng sẽ gửi tại một NH nào đó], còn lại nó sẽ được gửi dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn. 100 triệu nhờ có bạn mà đã được sinh ra.

Tài chính và tiền tệ [P4: Hệ thống ngân hàng]

Tăng dư nợ tín dụng không hẳn là trùng với tăng cung tiền M2 nhưng nó có mối liên quan nhân quả với nhau:

Vấn đề lớn ở đây là tiền sẽ chảy về đâu cho hiệu quả? Ta phải quay lại mục đích của chính phủ khi tăng dư nợ tín dụng đó là nhằm mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 6,7%. 6 tháng đầu năm GDP mới chỉ đạt 5,73% vì vậy muốn đạt được mục tiêu thì phải có các giải pháp nhằm tăng GDP lên mức 7,42% vào 6 tháng cuối năm. Một trong các giải pháp đó là tăng dư nợ tín dụng.

Công thức của GDP = C + I + G + NX

C là chi tiêu hộ gia đình vậy nếu như tăng cường cho vay tiêu dùng thì GDP sẽ tăng. Tuy nhiên phải tính đến NX. NX = EX – IM [ Xuất khẩu trừ Nhập khẩu]. Vậy nếu như người dân vay tiền để mua hàng nhập khẩu thì GDP không đổi, thực tế là giúp các nước khác tăng GDP của nước họ.

Nếu tiêu dùng của người dân hướng toàn bộ vào hàng trong nước và giả sử lý tưởng hàng trong nước được sản xuất toàn bộ trong nước mà không phải nhập khẩu bất cứ nguyên vật liệu, máy móc,…nào từ nước ngoài thì cứ tăng 1 đồng tiêu dùng sẽ tăng 1 đồng GDP.

I là đầu tư của doanh nghiệp [hoặc mua nhà của người dân cũng tính là I]. Khi người dân mua một mặt hàng trong nước thì phải có doanh nghiệp nào đó đầu tư sản xuất để có được hàng hóa. Mặt khác cũng sẽ có doanh nghiệp đầu tư nhằm tới xuất khấu, giúp tăng EX.

Lý tưởng nhất là 100% người dân mua hàng trong nước, 100% cấu thành lên hàng hóa đó được sản xuất từ trong nước, DN xuất khẩu được toàn bộ hàng hóa còn lại sau khi đã bán cho người dân trong nước.

G là chi tiêu của chính phủ. Một nguyên nhân khiến cho GDP 6 tháng đầu năm thấp hơn mục tiêu của cả năm là do tốc độ giải ngân vốn nhà nước chậm. 6 tháng đầu năm nhà nước mới tiêu được 115 nghìn tỷ đồng tương ứng với 38%. Tiêu tiền chậm có nghĩa là một cây cầu nào đó ở đâu đó đã không được hoàn thành và vì vậy người dân đã không thể đi trên cây cầu đó theo đúng kế hoạch. Tốc độ giải ngân thể hiện tốc độ thực hiện dự án đầu tư cụ thể; bạn đừng nghĩ rằng tiêu tiền ít thì càng tốt chứ sao.

Dòng tiền chảy sẽ vô cùng phức tạp, tốt nhất chúng ta xem lại lịch sử để dự đoán tương lai:

Tăng trưởng tín dụng và GDP, CPI

Bảng trên số liệu 2014 là dự đoán vì lập năm 2014. Bảng dưới là thực tế vì lập năm 2016. Nếu số liệu mục nào đó giữa hai bảng lệch nhau ở cùng một năm thì bảng dưới chuẩn xác hơn vì lấy từ trang web của ngân hàng nhà nước.

Chúng ta chẳc hẳn còn nhớ thời kỳ đỉnh cao của lạm phát năm 2007. Đó cũng là năm mà tăng trưởng tín dụng lên tới 53,89%. Nhưng GDP của năm đó cũng chỉ đạt 8,4%. Nó cho thấy số tiền được đưa ra thị trường phần lớn để bù đắp sự mất giá của đồng tiền. Ví dụ trước cần 10.000 đ mua một cân gạo thì nay phải cần 12.000 đ để mua; vậy sẽ phải cần thêm 2000 đồng trong lưu thông tương ứng với mỗi cân gạo.

Giai đoạn 2007 bùng nổ tín dụng cho vay nên khoảng thời gian này cũng là thời điểm nợ xấu ngân hàng xuất hiện rất nhiều vì muốn cho vay nhiều thì buộc phải cho vay dưới chuẩn. Tới hiện nay chúng ta vẫn còn thấy các đại án ngân hàng được mang ra xét xử mà khởi đầu xuất phát từ thời điểm đó.

Từ 2008, tăng trưởng tín dụng giảm dần vì NHNN đặt ưu tiên cho giảm lạm phát hơn là tăng GDP. Giai đoạn này ta thấy GDP cũng giảm nhưng nhìn mối tương quan với CPI thì thấy đã chất lượng hơn.

Thị trường chứng khoán [P6: Thâm hụt tài khoản vãng lai, Tỷ giá và Lạm phát]

Thị trường chứng khoán

Nhìn đồ thị ta sẽ thấy giai đoạn 2007, 2008 cũng là thời kỳ mà bong bóng trên thị trường chứng khoán được thổi lên gấp 2 lần trùng với thời kỳ tăng trưởng tín dụng

Nhìn trên biểu đồ tương quan giữa tỷ lệ tăng M2 và VN-Index ta thấy mối quan hệ rất chặt chẽ.

Cũng giống như trong thị trường hàng hóa, nếu như mức độ tăng trưởng của Doanh nghiệp không đổi mà số tiền cho vào tăng lên thì có nghĩa là giá mỗi cổ phiếu tăng lên [cũng như là giá hàng hóa tăng lên], một hình thức của lạm phát.

Một doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động vốn trên thị trường chứng khoán hơn khi có nhiều tiền đổ vào nhờ vậy họ có nguồn tiền phục vụ cho đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Đó là trường hợp lý tưởng nhất, đúng với mục đích tồn tại của thị trường chứng khoán.

Nhưng để một doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi cả một quá trình lâu dài trong khi dòng tiền đổ vào rất nhanh dẫn tới chỉ số P/E của mỗi cổ phiếu tăng lên. Nó có nghĩa rằng giá mỗi cổ phiếu tăng lên trong khi giá trị của nó lại không đổi hoặc tăng chậm hơn.

Ví dụ một cổ phiếu của một doanh nghiệp trả cổ tức hàng năm là 1000 đồng/cp. Cổ phiếu đang có giá trao đổi trên thị trường chứng khoán là 10.000đ. Nay cũng cổ phiếu đó, mức trả cổ tức hàng năm đó, DN chẳng mở rộng hay thu hẹp gì, nhưng giá cổ phiếu đã tăng lên 15.000 đồng. Trước cần 10 năm để gấp đôi được số tiền đầu tư thì nay cần 15 năm.

Tài chính và tiền tệ [P1: Tiền]

Thị trường bất động sản

Vay tiền mua một cái điện thoại mới hay một cái xe máy mới cùng lắm 20 triệu nhưng để mua một căn nhà thì phải cần tới cả tỷ. Vì vậy tăng trưởng tín dụng nhanh nhất là bằng con đường cho vay bất động sản. Bất động sản có ưu điểm là không thể chạy từ chỗ này ra chỗ khác, giá trị lớn, không khó để bán vì vậy nó là tài sản lý tưởng cho thế chấp.

Khi thị trường bất động sản trầm lắng hay khủng hoảng thì ngân hàng rất khó để tăng trưởng tín dụng. Cho vay tiêu dùng, vay sản xuất,… không thể nhanh bằng cho vay bất động sản được.

Hiện tại thị trường bất động sản đang trên đà tăng thể hiện bởi hàng loạt các dự án mới đang được chào bán cũng như giá trên mỗi m2. Dư nợ tín dụng tăng lên là chất xúc tác rất tốt cho bất động sản.

Sản xuất kinh doanh

Khi tiền đổ vào chứng khoán, nhà đất, vàng,…nó tạo ra bong bóng thể hiện bằng giá cả tài sản đó tăng. Chính phủ không muốn điều đó, họ muốn nó chảy vào phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp vay tiền để khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, ….họ tạo ra hàng hóa thực. Hàng hóa đó cho dù bán trong nước hay bán nước ngoài thì đều mang lại lợi ích.

Nếu như chính phủ đảm bảo rằng tiền sẽ chảy vào sản xuất kinh doanh thì họ sẽ không cần phải đặt hạn mức làm gì, càng đầu tư sản xuất nhiều càng tốt. Chính phủ không lo doanh nghiệp sản xuất ra không bán được hàng vì việc đó DN tự biết điều tiết vì đó là tiền của họ. Hiện tỷ lệ cho sản xuất kinh doanh trên toàn hệ thống ngân hàng ở mức từ 40% tới 50%.

Ví dụ tỷ trọng dưới là của ngân hàng BIDV. Tỷ trọng cho khối DN vay khá cao

Chính phủ sẽ điều tiết dòng chảy của tiền bằng nhiều cách:

  • Đặt ra hạn mức tín dụng cho từng nội dung.
  • Đưa ra tỷ lệ lãi suất khác nhau với từng mục đích vay để khuyến khích cái này hay hạn chế cái kia. Tuy nhiên họ không thể lạm dụng cách này được vì cực khó kiểm soát được việc tiêu tiền vào đâu của người đi vay.
  • Kết hợp với các chính sách hỗ trợ khác như ưu đãi thuế, ưu đãi hạ tầng,…

Tóm tắt các thuật ngữ trong entry này:

Tổng phương tiện thanh toán là cung tiền M2. M2 = Tiền cơ sở [tiền mặt] + Tiền NHTM gửi tại NHNN + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Dư nợ tính dụng của một ngân hàng là mục “Cho vay khách hàng” trong mục tài sản của Bảng cân đối kế toán. Nó thể hiện tổng số tiền đã cho khách hàng vay [tổ chức, cá nhân] tại một thời điểm.

Tăng trưởng tín dụng là khoản tăng giảm theo % khi so sánh với một thời điểm trong quá khứ.

Mối quan hệ giữa tăng cung tiền và tỷ giá ngoại tệ: NHNN tăng cung tiền khi kích thích nền kinh tế hoặc khi phải mua ngoại tệ [USD] vào để dự trữ hoặc trả nợ nước ngoài. NHNN mua ngoại tệ bằng VNĐ vì vậy khi mua sẽ làm tăng cung tiền. Để tránh tăng cung tiền làm tăng lạm phát và tăng tỷ giá thì NHNN phải hút lại tiền trên thị trường mở OMO [là thị trường với NHTM để NHTM tích cực gửi tiền vào NHNN] và phát hành trái phiếu chính phủ.

Tài chính và Tiền tệ [P3: Cung cầu tiền]

Tài chính và tiền tệ [P1: Tiền]

Tài chính và tiền tệ [P4: Hệ thống ngân hàng]

Comments

comments

Video liên quan

Chủ Đề