Tỏi nấu với cà chua có độc không

Hiện chưa có bất cứ chuyên gia dinh dưỡng hay nghiên cứu nào đánh giá việc ăn tôm và tỏi kỵ nhau. Đây đều là 2 thực phẩm bổ dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cụ thể: giúp tăng miễn dịch; làm chắc xương và răng; hỗ trợ làm sáng mắt, phòng ngừa bệnh tim mạch; điều hòa huyết áp; phòng ngừa và điều trị cảm cúm; phòng ngừa ung thư; làm đẹp da, tốt cho trí nhớ…

Hơn nữa tôm nấu với tỏi cũng rất ngon, do vậy bạn hoàn toàn có thể an tâm kết hợp nấu, ăn tôm cùng tỏi mà không cần lo lắng bất cứ vấn đề gì. Một số món ăn ngon từ tôm và tỏi có thể kể đến như: tôm chiên tỏi ớt, tôm xào tỏi…

Gợi ý cách nấu món ngon từ tôm và tỏi

Tôm chiên tỏi ớt

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 500g tôm sú tươi, bỏ đường chỉ bẩn dọc sống lưng tôm, rửa sạch, để ráo.
  • 2 quả ớt, thái nhỏ
  • 2 thìa rượu trắng
  • 2 củ tỏi băm nhỏ
  • 1 nhánh gừng nhỏ, cạo vỏ, cắt lát
  • 2 – 3 nhánh hành lá cắt nhỏ
  • Gia vị: dầu ăn, muối, mắm, tiêu…

Cách làm:

Ướp tôm với 2 thìa rượu, gừng thái lát, ½ thìa muối, 1/3 thìa tiêu ướp trong khoảng 15 – 20 phút. Bắc chảo lên bếp đun nóng rồi cho 2 thìa dầu ăn vào, cho tôm vào chiên đỏ 2 mặt rồi gắp ra để bạt riêng.

Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu ăn đun nóng rồi phi thơm thơm tỏi, ớt băm, hành lá vào phi thơm. Cho tôm vào chảo đảo cùng, nêm nếm thêm ít mắm, tiêu, muối sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Tôm xào tỏi

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 500g tôm sú tươi, bóc vỏ, bỏ chỉ đen sống lưng tôm.
  • 2 – 3 củ tỏi, băm nhỏ
  • 1 quả chanh
  • 2 thìa bơ
  • 1 nắm rau mùi, rửa sạch, thái nhỏ
  • Gia vị: muối, tiêu, dầu ăn…

Cách làm:

Đầu tiên, ướp tôm với 1 thìa muối và 1/3 thìa tiêu trong 15 phút để tôm ngấm gia vị. Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn và bật to lửa. Khi dầu nóng già, cho tôm đã tẩm gia vị vào đảo đều tay khoảng 2 phút, hoặc đến khi thấy tôm chín tái. Cho chỗ tỏi chuẩn bị sẵn vào đảo đều cùng tôm trong 1 phút. Tiếp tục thêm bơ, đồng thời giảm lửa ở mức trung bình và nấu cho đến khi chín tôm.

Sau khi tắt bếp, trộn đều tôm cùng với chút rau mùi và nước chanh, món ăn sẽ trở nên dậy mùi thơm, và đẹp mắt hơn.

Thịt gà ăn với tôm được không?

Trong danh sách những thực phẩm không nên nấu và ăn cùng với tôm phải kể đến thịt gà. Tôm và thịt gà đều là những thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người, tuy nhiên cả tôm và thịt gà đều là thực phẩm có vị ngọt, tính ôn. Theo Đông Y, nếu ăn kết hợp thịt gà với tôm sẽ dễ gây tình trạng khó tiêu và đầy hơi ở những người có cơ địa nhạy cảm; gây ra tình trạng động phong – ngứa ngáy khắp cơ thể. Về lâu dài, sự kết hợp giữa hai thực phẩm này sẽ ảnh hưởng xấu đến lá lách và dạ dày, từ đó khiến chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm.

Ngoài tôm thì bạn cũng tránh kết hợp ăn thịt gà với một số thực phẩm khác như:

Rau kinh giới: Trong Đông y, kinh giới có vị cay, có tác dụng hạ huyết ứ, là loại thực phẩm dưỡng huyết khu phong. Do đó khi kết hợp chung với thịt gà tính ấm sẽ gây hiện tượng đau đầu chóng mặt, ù tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy đầu và não.
Hành sống và tỏi, rau cải: Trong Đông y, thịt gà tính ngọt, ấm; tỏi tính nhiệt; hành tính hàn, kết hợp lại với nhau sẽ khiến nóng lạnh giao tranh dễ làm hư tổn khí huyết.
Cá chép: Thịt gà ăn kiêng với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn phải sinh ra chứng mụn nhọt.
Rau răm: Rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực. Tuy nhiên, hậu quả của việc ăn nhiều là khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Khi kết hợp với thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.

Tôm có ăn chung được với cà chua không?

Nhiều người thường mách nhau rằng tôm kỵ với cà chua, việc nấu chung và ăn tôm cùng cà chua sẽ khiến sản sinh ra hợp chất asen (thạch tín) – gây độc hại cho cơ thể nếu hàm lượng quá cao, tác động đến hệ thần kinh, gây viêm loét da rất khó chữa trị… Thế nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn thấy số lượng khá lớn người vẫn có thói quen nấu tôm sốt cà chua… mà ăn vào vẫn không gặp bất cứ vấn đề gì, vậy quan niệm tôm kỵ cà chua liệu có đúng?

Giải đáp vấn đề này, GS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, bản thân trong tôm và hải sản luôn có chứa 1 lượng asen nhất định, kể cả con người, nhưng hàm lượng asen luôn ở chỉ số rất thấp, ở ngưỡng an toàn cho phép. Một số người truyền nhau nấu tôm còn vỏ với cà chua sẽ tạo thành asen là không đúng, bởi vỏ tôm là chất chitin, gần như trơ với các chất khác, do vậy khi nấu cùng cà chua không sinh ra chất độc hại gì; việc nhận định ăn nấu tôm cùng cà chua sinh ra thạch tín là không có cơ sở và bằng chứng khoa học.

Qua bài viết trên bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc ăn tôm với tỏi, thịt gà, cà chua có sao không rồi phải không nào. Mong rằng những thông tin này thực sự hữu ích để chị em nội trợ có thể chế biến các món ăn từ tôm ngon, an toàn, bổ dưỡng cho các thành viên trong gia đình thân yêu của mình nhé!

Mời bạn tham khảo:

Tỏi là loại gia vị được nhiều người yêu thích, tuy nhiên, có những thực phẩm khi chế biến, các bà nội trợ cần chú ý không được kết hợp cùng tỏi.

Thực phẩm cực độc khi nấu cùng tỏi:

Thịt chó

Thịt chó không nên ăn với tỏi vì sẽ gây khó tiêu. Bạn có thể ăn thịt chó với riềng, sả, gừng, nhưng tuyệt đối không thể ăn với tỏi. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.

Tỏi nấu với cà chua có độc không
 

Cá diếc

Đây là món ăn rất hấp dẫn khi kho mặn, rán giòn, nấu canh chua… Thực phẩm này có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.

Tỏi nấu với cà chua có độc không
 

Trứng

Ăn trứng cùng với tỏi có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể. Theo BS An Thị Kim Cúc, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, khi tỏi được chiên quá cháy sém sẽ tạo ra một chất rất độc, vì vậy chúng ta không nên ăn trứng cùng với tỏi.

Tỏi nấu với cà chua có độc không
 

Thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam) vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.

Tỏi nấu với cà chua có độc không
 

Cá trắm

Cũng là một trong những thực phẩm “đại kỵ” với tỏi, vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi. Nguyên nhân là, cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng và dễ sinh ra giun sán…

Tỏi nấu với cà chua có độc không
 

Ngoài ra, tỏi không nên kết hợp hoặc dùng chung với các thực phẩm như:

- Tỏi kết hợp với hành gây hại thận và dạ dày

- Tỏi ăn với xoài (gỏi xoài) có thể làm vàng da

- Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thịt chó thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu…

- Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy

- Tỏi không nên kết hợp với các loại thuốc bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng…

Những người tuyệt đối không nên ăn tỏi

Như đã nói, tỏi là thực phẩm tốt, có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng tỏi, nhất là những người đang mắc các bệnh lý như:

Người bị bệnh gan

Thật là sai lầm khi nhiều người ăn tỏi để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gan. Thực tế, tỏi là thực phẩm có thể gây hại gan vì tính nóng. Tỏi không có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển virus trong gan như một số người thường nghĩ. Ngược lại, trong tỏi còn chứa các thành phần có thể kích thích ruột, dạ dày, ức chế dịch tiêu hóa và làm tăng các triệu chứng viêm gan, bất lợi cho việc điều trị bệnh về gan. Ngoài ra, các thành phần trong tỏi còn có thể gây giảm tế bào hemoglobin và tế bào máu đỏ của máu và gây thiếu máu.

Tỏi nấu với cà chua có độc không
 

Người bị tiêu chảy

Những người thường bị tiêu chảy, bị viêm đường ruột hoặc gặp các vấn đề về đường tiêu hóa thì không nên tiêu thụ nhiều tỏi. Nguyên nhân là, tỏi thường gây kích thích ruột, tăng axit uric trong niêm mạc ruột khiến tình trạng bệnh tồi tệ và còn gây phù nề.

Tỏi nấu với cà chua có độc không
 

Người bị bệnh lý về mắt

Người bị bệnh về mắt như viêm kết mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc một số bệnh lý thường không nên ăn nhiều tỏi. Việc tiêu thụ tỏi với số lượng lớn và lâu dài, nhất là vào mùa hè và mùa thu thường dễ làm tổn thương mắt, có thể tích tụ dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như ù tai, mất trí nhớ, thị lực kém…

Tỏi nấu với cà chua có độc không
 

Thay vì ăn tỏi, những người này nên ăn các thức ăn giàu vitamin như A, B1, giàu riboflavin từ các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, cà chua, cà rốt…

Huyết áp thấp

Những người bị huyết áp nên hạn chế tỏi, tiêu thụ tỏi nhiều thường làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm.

Người suy nhược và nóng trong

Tỏi là thực phẩm có tính nóng vì vậy những người bị nóng trong, nhiệt miệng thường hạn chế ăn tỏi. Tương tự, những người thể trạng yếu cũng không nên ăn nhiều tỏi.

Bụng đói

Khi bạn bị bụng đói hoặc bụng đang cồn cào, bạn tuyệt đối không nên ăn tỏi vào vì bụng trống sẽ dễ kích thích ruột, dạ dày dẫn đến đau dạ dày, viêm dạ dày cấp tính.

Người mắc bệnh nghiêm trọng khác

Thực phẩm cay nóng như tỏi, ớt thường rất hữu ích cho người khỏe mạnh giúp phòng ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, những người bị bệnh nặng thì không nên ăn tỏi dễ dẫn đến các tác dụng phục đáng kể. Ngoài ra, các thành phần trong tỏi còn có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, khiến bệnh ngày càng  nặng thêm.

Ánh Dương

Theo Tạp chí Sống khỏe