Top 5 bức tượng đáng sợ bị bắt gặp khi di chuyển trên máy ảnh năm 2022

©Flickr/kaoruokumura

Chắc chắn ai ai cũng biết về chú mèo dễ thương Maneki Neko của Nhật Bản hay còn gọi là những “chú mèo vẫy tay”. Biểu tượng Maneki Neko là tượng trưng cho sự may mắn bởi lẽ, từ xa xưa, mèo là một trong những vật nuôi thân thiện và được người dân Nhật yêu quý. Chính vì vậy, không khó để bắt gặp hình ảnh chú mèo thần tài ở các cửa hàng, quán ăn và các địa điểm kinh doanh khác trên đất nước Nhật Bản. Những chú mèo “may mắn” này thường được làm bằng gốm sứ với hình dạng mèo đuôi cộc và bộ lông calico cùng với chiếc tay giơ lên như đang vẫy gọi mọi người. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, biểu tượng Maneki Neko càng đa dạng hơn về thể loại và màu sắc, thậm chí là có những ý nghĩa khác nhau bởi những vật dụng đi kèm trên người những chú mèo. Chúng ta hãy cùng khám phá những điều thú vị và ý nghĩa đằng sau mỗi bức tượng may mắn này nhé:

Biểu tượng Maneki Neko về vị trí: Bạn có thắc mắc tại sao một số bức tượng Mèo thần tài có con thì vẫy chân trái, vẫy chân phải, thậm chí có những bức tượng còn vẫy cả hai chân?? Không phải là sự ngẫu nhiên đâu, mỗi bức tượng với vị trí khác nhau lại mang những ý nghĩa khác nhau đấy.

– Vẫy chân bên phải: Maneki Neko vẫy chân phải được xem là chú mèo thu hút tiền tài và may mắn đối với đàn ông. Vì thế, chúng thường được đặt ở những khu vực kinh doanh thu hút đàn ông như câu lạc bộ thể hình dành cho nam, hiệu cắt tóc nam…

– Vẫy chân bên trái: Ngược lại với những chú mèo vẫy chân bên phải, “thần may mắn Maneki Neko” giơ chân trái sẽ thu hút và mang lại nhiều khách hàng, đặc biệt là phụ nữ. Chính vì vậy, chúng thường được đặt tại các phòng kinh doanh, các cửa hàng, siêu thị, đặc biệt là những nơi dành cho phái nữ.

– Vẫy cả hai chân: Mèo may mắn Maneki Neko nếu vẫy cả hai chân sẽ tượng trưng cho việc thu hút lợi nhuận đồng thời bảo vệ chủ nhân tránh khỏi những rắc rối và điều không may mắn. Một lưu ý nho nhỏ với những chú mèo loại này, bạn phải chọn cho mình những bức tượng mà hai chân chúng giơ ở độ cao khác nhau, vì nếu hai chân bằng nhau thì đồng nghĩa với việc đầu hàng đấy.  

Biểu tượng Maneki Neko về màu sắc : Bạn đừng lo lắng khi không hiểu vì sao “mèo thần tài” lại có nhiều màu sắc khác nhau đến vậy nhé. Chúng ta hãy cùng giải mã ý nghĩa đằng sau màu sắc của chúng:
– Mèo tam thể: Đây là chú mèo truyền thống và được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất vì người ta tin rằng chú mèo này sẽ thu hút may mắn, tài lộc, thịnh vượng và sự sung túc cho gia chủ.
– Mèo trắng: Màu trắng vốn là tượng trưng cho sự thuần khiết, vì vậy chú mèo này sẽ mang tới sự may mắn, hạnh phúc và bình yên cho chủ nhân của nó.
– Mèo đen: Mèo Maneki Neko màu đen tượng trưng cho những vệ sĩ dũng mãnh, bảo vệ và xua đuổi những điều hắc ám, quỷ dữ và mang lại cảm giác thư thái, bình an cho gia chủ.  
– Mèo vàng: Hay còn gọi là “mèo thần tài” vì chúng mang lại của cải, thịnh vượng và tiền tài. Đó là lý do tại sao chúng ta thường hay bắt gặp mèo thần tài ở các khu vực kinh doanh.
– Mèo hồng: Màu hồng thơ mộng vốn là màu sắc tượng trưng cho tình yêu, vì thế những chú mèo Maneki Neko màu hồng sẽ là những sứ giả tình yêu và tình duyên.
– Mèo xanh lá: Là chú mèo đem lại may mắn cho các sĩ tử trong mùa thi cũng như mang lại điều thuận lợi trong con đường học vấn cho chủ nhân.

2. Bùa may mắn – Omamori お守り

Top 5 bức tượng đáng sợ bị bắt gặp khi di chuyển trên máy ảnh năm 2022

Omamori mua ở đền Fujisan Hongu Sengen Taisha Shrine Okumiya ©Flickr/Hajime NAKANO

Khi có ai đó nhắc tới bùa chú thì chắc hẳn mọi người sẽ có tâm lý hoang mang, lo sợ phải không? Nhưng mọi người đừng lo lắng nhé, vì Omamori hoàn toàn ngược lại đấy bởi lẽ đây là lá bùa tượng trưng cho sự may mắn và được coi là hiện thân của các vị thần Shinto của Nhật Bản. Chính vì vậy, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những lá bùa may mắn này được bày bán ở khắp các ngôi đền và chùa quanh “ đất nước mặt trời mọc”. Có một điểm chung là những lá bùa này rất nhỏ gọn, nằm vừa vặn trong lòng bàn tay của chúng ta thôi. Bên ngoài là các túi hình thổ cẩm hoặc túi gấm với những hoa văn và màu sắc sặc sỡ, bao trọn những tấm bùa chú bằng gỗ hoặc giấy được cho là đã được yểm linh khí của các vị thần. Mọi người nói rằng, nếu những lá bùa bên trong túi bị nhìn trộm hoặc bị rơi ra khỏi túi thì sẽ mang lại những điều xui xẻo cho chủ nhân của nó.  

Điều đặc biệt là bạn có biết có bao nhiêu loại bùa Omamori và ý nghĩa của mỗi loại là gì không? Đừng ngạc nhiên nhé vì có khoảng hơn 10 loại Omamori khác nhau với mỗi loại đều có ý nghĩa riêng của nó. Có thể kể tới một số loại thông dụng và nổi tiếng sau:
– Bùa cầu phúc: với ý nghĩa sẽ giúp chủ nhân nó có được niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
– Bùa cầu lưu thông bình an: Đây là loại phù hợp dành cho những người thường xuyên phải di chuyển và lưu thông trên đường. Mọi người thường hay treo trên xe ô tô hoặc xe cá nhân để cầu mong có một chặng đường bình an và an toàn.
– Bùa cầu tình duyên: Có tận hai loại bùa Omamori cầu tình duyên đấy. Một loại là dành cho những người mong muốn tìm được một nửa kia của mình, loại khác là dành cho những cặp đôi yêu nhau với mong muốn cả hai sẽ được hạnh phúc bên nhau.
– Bùa cầu may: Chắc chắn đây là loại bùa Omamori phổ biến nhất với ý nghĩa sẽ mang tới những điều may mắn, tốt đẹp cho mọi người.
– Bùa cầu sức khỏe: Với ý nghĩa sẽ mang lại sức khỏe, tránh xa bệnh tật, đây là một trong những Omamori được lựa chọn nhiều nhất.

Đây chắc chắn sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng chính mình và những người thân trong chuyến du lịch lần này tới đất nước “hoa anh đào”, vì vậy, bạn phải tìm hiểu thật kỹ ý nghĩa của từng loại Omamori muốn mua sao cho phù hợp với nhu cầu của mình nhé. Thông thường, tại các điểm bán, họ sẽ giải thích và ghi chú rõ từng loại Omamori với những ý nghĩa riêng nhằm giúp du khách có được những sự chọn lựa dễ dàng hơn. Vậy là lá bùa may mắn Omamori chính là những đại sứ truyền đi thông điệp tốt đẹp, sự hy vọng, mong ước của mỗi người dành tặng cho những người thân yêu, vì vậy, hãy nâng niu và quý trọng chúng, luôn mang theo bên mình bởi lẽ bạn đang được bảo vệ và cầu mong bởi tình thương yêu của mọi người đấy.  

3. Búp bê Daruma だるま

Top 5 bức tượng đáng sợ bị bắt gặp khi di chuyển trên máy ảnh năm 2022

©Flickr/keyaki

Một biểu tượng may mắn khác không thể không nhắc tới của người dân xứ sở Phù Tang – búp bê Daruma. Đây là loại búp bê được làm bằng giấy bồi truyền thống, có hình dạng tròn với tư thế ngồi kết thành hình hoa sen giống với tư thế ngồi thiền của Bodhidharma. Bởi lẽ, theo nghiên cứu, Daruma được cho là ra đời từ thời Edo, mô phỏng hình dáng của vị phật Bodhidharma, người có công sáng lập ra phái Thiền Tông.

Ngoài cái tên búp bê Daruma, chúng còn có một tên gọi khác là “lật đật Daruma” bởi phần đế được chế tạo nặng hơn phần thân trên giúp chúng không bao giờ bị ngã. Điều này mang ý nghĩa tượng trưng cho phẩm chất và tinh thần của người Nhật: Không bao giờ chịu khuất phục, mặc dù có vấp ngã cũng sẽ đứng dậy và đối diện với thử thách.

Điểm thu hút nhất có lẽ chính là màu sắc nổi bật của những chú búp bê này với màu sơn đỏ tươi là chủ đạo kết hợp với chữ “Phước” được in trên thân của búp bê, bởi lẽ mọi người tin rằng màu đỏ sẽ mang lại may mắn và bình an, xua đi bệnh tật và những điều không may.

Bên cạnh đó, khuôn mặt của búp bê Daruma cũng rất đặc biệt, chúng có khuôn mặt của một người đàn ông với đầy đủ lông mày, mũi, râu quai nón, nhưng ấn tượng hơn cả chính là đôi mắt không có con ngươi. Mọi người có biết lý do của điều này là gì không? Theo phong tục của người Nhật, chúng ta sẽ vừa ước và cầu mong rồi sau đó vẽ lên một con mắt của búp bê với hy vọng điều ước của mình sẽ sớm trở thành hiện thực. Khi một bên mắt nữa được vẽ chính là lúc mà chúng ta hoàn thành được mong ước và nguyện vọng của mình, và lúc đó, Daruma cũng hoàn thành xong “sứ mệnh” của mình. Chính vì vậy, Daruma đã trở thành biểu tượng không thể thiếu cho sự may mắn và cũng là cách để mọi người truyền đi tình yêu thương của mình cho những người thân yêu. Daruma truyền thống thì luôn có màu đỏ nhưng những màu sắc khác cũng mang cho mình những ý nghĩa riêng đấy nhé:
– Daruma đỏ: tượng trưng cho vận may và phát tài
– Daruma tím: tượng trưng cho sức khỏe và trường thọ
– Daruma vàng: tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng
– Daruma trắng: tượng trưng cho tình yêu và sự hòa hợp

4. Omikuji おみくじ- Quẻ xăm may mắn

Top 5 bức tượng đáng sợ bị bắt gặp khi di chuyển trên máy ảnh năm 2022

©Flickr/cotaro70s

Người Nhật có một phong tục khá giống với nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, đó chính là việc rút quẻ xăm vận mệnh để tiên đoán về những chuyện trong tương lai. Mọi người thường hay tới đền, chùa hoặc những nơi linh thiêng để xin quẻ, bốc được quẻ nào, chúng ta sẽ đi tìm những dải giấy tương ứng với số quẻ, được gọi là Omikuji. Đương nhiên là nội dung của mỗi Omikuji sẽ khác nhau vì nó tượng trưng cho vận mệnh của nhiều người nhưng mỗi “mảnh giấy may mắn” này sẽ giải vận mệnh trên nhiều lĩnh vực như sức khỏe, tiền tài, may mắn, vận hạn hay thậm chí là tình duyên.

Vì là dự đoán tương lai nên sẽ có hai chiều hướng xảy ra, một là Omikuji tốt (tượng trưng cho những lời tiên đoán may mắn và suôn sẻ của bạn trong tương lai), hai là Omikuji xấu (những lời dự đoán về những điều không may hay những khó khăn, trắc trở mà bạn gặp phải). Nếu đó là những tấm thẻ tốt thì bạn nên giữ lại để mang may mắn và bình yên tới cho mình, còn nếu đó là thẻ xấu thì chúng ta nên gấp thành những dải giấy nhỏ và cột vào những sợi dây ở ngay nơi rút quẻ, với ý nghĩa bỏ lại những điều xui xẻo phía sau. Tuy nhiên, mọi vận mệnh đều nằm trong tay chúng ta, vì vậy, đừng lo lắng khi bốc phải Omikuji xấu bởi bằng chính những nỗ lực và sự chăm chỉ, mọi người sẽ biến những khó khăn tới thành công và may mắn đấy.

Top 5 bức tượng đáng sợ bị bắt gặp khi di chuyển trên máy ảnh năm 2022

Những thẻ xấu được buộc lại tại nơi rút quẻ ©Flickr/Pieterjan Vandaele

5. Thẻ gỗ Ema 絵馬: Một sự “mê tín đáng yêu” của người Nhật

Top 5 bức tượng đáng sợ bị bắt gặp khi di chuyển trên máy ảnh năm 2022

©Flickr/eiji ienaga

Vào những ngày đầu năm mới hoặc đêm giao thừa, người dân Nhật Bản cũng giống như các quốc gia Châu Á khác, đều tới các đền chùa để cầu mong bình an cho một năm tới. Nếu có dịp ghé thăm những nơi linh thiêng vào ngày này, bạn cũng đừng ngạc nhiên khi bắt gặp những tấm thẻ gỗ với đủ các kiểu dáng và màu sắc đáng yêu khác nhau được treo tại nơi đây, vì đây là phong tục truyền thống của người dân “xứ sở hoa anh đào”. Những tấm thẻ gỗ này có tên là thẻ gỗ Ema, còn có ý nghĩa là thư gửi những vị thần. Người Nhật cho rằng, khi bạn viết những điều ước và ước mơ của mình trên những tấm thẻ Ema, các vị thần Shinto sẽ đọc được và biến nguyện vọng đó thành sự thật. Vì vậy, chúng ta có thể thấy thẻ Ema sẽ có hai mặt, một bên là hình ảnh được in sẵn theo nhiều chủ đề khác nhau, một bên là mặt gỗ trơn để mọi người có thể gửi gắm và viết nên những nguyện vọng của mình trong tương lai.  

Những chiếc thẻ Ema truyền thống thường được in hình chú ngựa trắng muốt dũng mãnh. Tương truyền rằng, thẻ gỗ Ema xuất hiện từ thời Nara để tưởng nhớ những chiến binh vĩ đại qua đời, và hình ảnh chú ngựa trắng được coi là biểu tượng cho sự dũng cảm và cũng là loài vật rất quý hiếm dành tặng cho những người có công trong trận chiến. Do đó, Ema còn có nghĩa là “bức tranh ngựa trắng”. Sau đó, dưới sự phát triển của xã hội, không chỉ có hình ảnh ngựa trắng mà các họa sĩ còn khắc họa hình ảnh của 12 con giáp tượng trưng cho độ tuổi của mỗi người trên thẻ Ema. Và ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp hàng trăm hình ảnh và kiểu dáng khác nhau từ truyền thống, hiện đại cho tới kiểu dáng đáng yêu của những tấm thẻ gỗ với giá khoảng 500 yên. Bạn cũng hãy chọn những tấm thẻ phù hợp với mình và viết trên đó nguyện vọng và ước muốn trong tương lai của mình để cùng hòa vào vẻ đẹp văn hóa tại nơi đây nhé.  

6. Osechi ryori おせち料理 – Bữa ăn đầu năm mới

Top 5 bức tượng đáng sợ bị bắt gặp khi di chuyển trên máy ảnh năm 2022

©Flickr/Hajime NAKANO

Nếu như Bánh Chưng là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết của Việt Nam thì người dân Nhật Bản cũng không thể thiếu được bữa ăn đầu xuân năm mới – Osechi ryori. Với người Nhật, năm mới là thời gian quây quần bên gia đình nên bữa ăn Osechi ryori cũng là biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc và sum vầy. Bữa ăn đầu năm mới này thường được những người phụ nữ trong gia đình chuẩn bị trước khi không khí của của năm mới “gõ cửa”.

Osechi-ryori gồm khoảng vài chục món ăn tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau và được bày trong chiếc hộp nhiều tầng gọi là “jubako”. Tuy nhiên, hộp cơm được bày và trang trí theo những quy tắc chung như: hộp đầu tiên là các món hầm và luộc để khai vị, hộp thứ hai gồm các món ăn nhẹ hoặc hơi có vị chua, hộp cuối cùng là các món chính như món hầm hoặc kho. Đặc biệt, những hộp cơm Osechi-ryori là sự kết hợp độc đáo của hương vị, sự hòa quyện của khứu giác, vị giác và thị giác, là biểu tượng cho núi, biển và con người Nhật Bản.

Có thể thấy, chỉ thông qua bữa ăn đầu năm mới thôi mà chúng ta có thể cảm nhận được những nét đẹp văn hóa, sự tinh tế, tình yêu gia đình và đất nước được thể hiện rất rõ nét. Mọi người có thắc mắc là trong Osechi ryori sẽ bao gồm những món ăn gì không? Có thể khẳng định rằng không một hộp cơm Osechi ryori nào sẽ giống nhau hoàn toàn bởi phong cách chế biến, đặc điểm từng vùng miền, cách bày trí và những món ăn là hoàn toàn khác nhau. Tuy vậy, một số món được coi là truyền thống và ẩn chứa đằng sau đó là ý nghĩa khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé:

– Kuri- kinton: Đây là hạt dẻ ngọt của Nhật Bản, chúng thường được ăn kèm với khoai lang được nghiền nát. Bởi vì có màu vàng kim nên Kuri- kinton là tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng và phát triển.
– Kamaboro – sự may mắn: Món sốt cá luộc này thường được trình bày kết hợp giữa màu đỏ và trắng, cách bày biện của món ăn làm ta liên tưởng tới mặt trời lúc bình minh. Màu đỏ được tin là tượng trưng cho sự may mắn, xua đuổi những điều xui xẻo, tránh xa các linh hồn quỷ dữ, trong khi màu trắng đại diện cho sự trong sáng.
– Ebi: Tôm hấp, đặc biệt là tôm hùm hấp, được cho là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn đầu năm mới của người Nhật Bản. Với màu sắc đỏ tươi, những chiếc râu dài và cái lưng gù, Ebi là đại diện cho sự trường thọ và sức khỏe.
– Tatsukuri (Gomame): Những chú cá khô nhỏ nước ngọt nếu được dim hoặc hấp sẽ là biểu tượng cho sự bội thu. Xét theo nghĩa đen, Gomame còn có nghĩa là “ 50.000 nghìn hạt thóc”, tượng trưng cho mùa màng thắng lợi, năng suất lao động cao. Từ đó, người dân Nhật sử dụng chúng với mong ước sẽ đạt được nhiều thành quả thắng lợi trong năm tới.
– Kikuka-kabu: Đây là món ăn rất phổ biến trong từng gia đình đất nước “mặt trời mọc” – củ cải trắng. Khác với các món ăn thường ngày, khi được bày trong Osechi ryori, Kikuka-kabu sẽ được khéo léo bày biện dưới hình dạng của những bông cúc trắng. Cúc vốn là loài hoa linh thiêng và cũng là quốc hoa của Nhật Bản, chúng được cho là có khả năng xua đi những điều không may mắn. Vì vậy, ý nghĩa của món ăn không chỉ là sự bình yên mà còn mang tới sự thăng tiến và thành công trong cuộc sống.

7. Senbazuru 千羽鶴, 1.000 con hạc giấy

Top 5 bức tượng đáng sợ bị bắt gặp khi di chuyển trên máy ảnh năm 2022

©Flickr/Brian Jeffery Beggerly

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều biết về câu chuyện của cô bé Sadako Sasaki 12 tuổi đã bị nhiễm phóng xạ từ bom nguyên tử hạt nhân Hiroshima. Ước nguyện của cô bé là gấp được 1000 con hạc giấy để cầu mong cho điều ước của mình thành hiện thực. Hình ảnh một cô gái bé nhỏ chăm chú ngồi gấp từng con hạc giấy đã chạm tới trái tim của hàng triệu người trên thế giới, tuy nhiên 644 là con số dang dở mà Sadako Sasaki để lại trước khi “ra đi”. Để tưởng nhớ tới cô, mọi người đã chung tay hoàn thành ước nguyện cuối cùng của Sadako Sasaki, thật kỳ diệu thay, sau khi ước nguyện được hoàn thành cũng là lúc thế giới tìm lại sự bình yên. Kể từ đó, hình ảnh 1000 con hạc giấy – Senbazuru, đã trở thành biểu tượng của sự hòa bình, mong ước có cuộc sống bình yên của người dân Nhật, và điều ước sẽ trở thành hiện thực nếu ai hoàn thành được Senbazuru. Cho tới ngày nay, Senbazuru vẫn là một biểu tượng, dấu ấn văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người dân Nhật.

Thông thường, Senbazuru sẽ gồm 25 chuỗi, với mỗi chuỗi được gắn lần lượt 40 con hạc. Việc gấp Senbazuru gắn liền với nghệ thuật origami vốn là đặc trưng của đất nước “mặt trời mọc”. Kích thước phổ biến nhất cho senbazuru là 7.5 x 7.5 cm với đa dạng màu sắc sặc sỡ phù hợp với sự lựa chọn của nhiều người. Chúng có thể là những món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng cho người thân, bạn bè với mong ước hạnh phúc và may mắn.

Trong mỗi gia đình, những chuỗi hạc giấy được treo và gắn ở những nơi trang trọng được tin rằng sẽ bảo vệ và xua tan điều xấu cũng như bệnh tật. Không những vậy, những bức tranh đầy ý nghĩa, những tác phẩm văn học được lấy chủ đề từ câu chuyện chính là cầu nối văn hóa, là thông điệp của người dân xứ Phù Tang truyền tải tới thế giới.

8. Kit Kat, như một lời chúc may mắn khi thi cử

Top 5 bức tượng đáng sợ bị bắt gặp khi di chuyển trên máy ảnh năm 2022

©Flickr/Krista

Đây chắc chắn là món ăn vặt rất phổ biến với chúng ta, chocolate Kit Kat. Thương hiệu Kit Kat của hãng Nestle đã có mặt tại ít nhất 16 quốc gia trên thế giới, trong đó, xuất hiện tại thị trường Nhật Bản từ đầu những năm 1970. Phải nói rằng, Nhật Bản là thị trường trọng điểm của hãng vì đã có tới hơn 400 sản phẩm và mẫu mã dành riêng cho nơi đây với những hương vị khác nhau.

Từ lâu, Kit Kat đã trở thành biểu tượng may mắn hiện đại của người dân “xứ hoa anh đào”, bởi lẽ Kit Kat đọc gần giống với cụm từ “kitto katsu” với ý nghĩa “thắng lợi chắc chắn”. Hương vị socola ngọt ngào được đóng gói trong những bao bì sặc sỡ, bắt mắt cùng ý nghĩa của chúng là món quà dành tặng cho những học sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi, sẽ thay lời chúc thắng lợi và hoàn thành bài thi với điểm số cao nhất. Chính vì không đơn thuần chỉ là một thanh kẹo hay món ăn vặt thường ngày mà chúng còn là một biểu tượng, một lời chúc thành công tới các sĩ tử, vì vậy, bạn cũng đừng bất ngờ khi bắt gặp những thanh kẹo với bao bì sặc sỡ, thậm chí được đóng gói cẩn thận trong những chiếc hộp đựng riêng cùng với lời chúc may mắn kèm theo đó.

9. Koinobori 鯉のぼり, đèn lồng cá chép truyền thống

Top 5 bức tượng đáng sợ bị bắt gặp khi di chuyển trên máy ảnh năm 2022

©Flickr/yamauchi

Không chỉ riêng Nhật Bản mà các quốc gia Châu Á khác cũng rất coi trọng cá chép bởi truyền thuyết cá chép hóa rồng từ thời xa xưa truyền lại. Đặc biệt vào ngày tết thiếu nhi Nhật Bản (5/5), hàng ngàn chiếc đèn cá chép được gọi là Koinobori sặc sỡ sắc màu, nhẹ nhàng tung bay trước gió đã tạo nên khung cảnh lễ hội nhộn nhịp khắp các con phố. Koinobori được sử dụng trong ngày tết thiếu nhi với hy vọng sẽ mang lại sức khỏe, may mắn, thành công và nghị lực tới các em nhỏ như hình ảnh “cá chép hóa rồng”. Những chiếc đèn lồng Koinobori truyền thống thường chỉ có 3 màu chủ đạo là đen, đỏ và xanh lá cây. Màu đen làm ta liên tưởng tới mặt nước mùa đông tĩnh lặng và cũng chính là nơi bắt nguồn của mọi sự sống, tượng trưng cho sự điềm tĩnh của người cha. Màu đỏ chính là hiện thân của mùa hạ, là thời gian sinh sôi của muôn loài hay cũng chính là hiện thân của người mẹ. Xanh lá là sự đâm chồi nảy lộc của vạn vật, tượng trưng cho sự phát triển của trẻ em. Tới nay, những chiếc đèn lồng cá chép này đã trở thành văn hóa, tín ngưỡng và là biểu tượng không thể thiếu của người dân xứ Phù Tang.

Tổng kết: Chúng ta đã cùng tìm hiểu và khám phá những biểu tượng nổi bật được cho là mang lại may mắn và tương lai tốt đẹp của người dân Nhật Bản, cùng với những ý nghĩa sâu sắc đằng sau chúng. Có thể khẳng định rằng, mỗi đồ vật trên không chỉ còn là những vật dụng cụ vô tri vô giác mà chúng đã trở thành văn hóa, là cầu nối để lan tỏa tình yêu thương, sẻ chia hạnh phúc của mọi người. Vậy còn bạn, bạn đã chọn được cho mình món quà ý nghĩa nào dành tặng cho gia đình và người thân yêu chưa, hay ấn tượng nhất về món đồ nào để dành tặng chính bản thân mình như là những kỷ niệm quý giá trong chuyến đi?