Trạm 1 cái răng hết bao nhiêu tiền?

Trám răng bị sâu là việc làm thực sự cần thiết. Vì khi các mô răng bị hư tổn do vi khuẩn xâm hại thì sẽ dẫn đến sâu răng. Mà trong trường hợp này thì trám răng là việc làm cần thực hiện để bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy khi bạn gặp phải tình trạng răng bị sâu thì bạn nên nghĩ ngay đến việc trám răng. Bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về việc trám răng sâu cũng như việc trám có đau không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn qua bài viết.

Nội Dung Chính

Trám răng sâu lỗ to

Việc trám răng sâu thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp răng bị sâu nhẹ và có lỗ nhỏ hoặc chỉ mới bị sâu. Để trám răng sâu, bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch phần mô răng bị sâu đi. Sau đó họ sẽ dùng vật liệu trám răng để lấp đầy vào khoang sâu răng đã được nạo sạch. Sau đó, dùng đèn chiếu đông cứng lại.

Câu hỏi: Khi răng sâu có lỗ to, có thể dùng phương pháp trám không ?

Câu trả lời đó là có thể không. Bởi vì mức độ sâu răng quá nặng hoặc vùng răng bị phân hủy lớn thì việc trám răng có thể sẽ không mang lại hiệu quả. Nếu trám răng thì miếng trám sẽ dễ bị bong tróc và bị vỡ nhanh sau một thời gian. Việc duy trì miếng trám đối với những răng sâu lỗ quá to sẽ không được lâu dài.

Tuy nhiên, các bạn cũng đừng lo lắng về vấn đề này. Đối với trường hợp răng sâu lỗ to không áp dụng việc trám răng được thì vẫn có thể thực hiện phương pháp khác. Đó là phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ cho răng sâu.

Bọc răng sứ sẽ được chỉ định trong trường hợp răng sâu lỗ to [Ảnh: Internet]

Còn trong trường hợp sâu răng quá nặng mà không thể can thiệp bằng bất kỳ biện pháp nha khoa nào thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ chiếc răng sâu đó.

Trám răng sâu lỗ nhỏ

Sâu răng là tình trạng bệnh lý răng miệng mà nhiều người gặp phải. Tình trạng răng sâu lỗ nhỏ là dấu hiệu cho biết bạn bắt đầu bị sâu răng. Một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng này đó là:

Những dấu hiệu nhận biết răng bị sâu [Ảnh: Internet]

Răng xuất hiện những lỗ thủng nhỏ và thường bị xỉn màu hơn những vị trí khác

  • Miệng bắt đầu có mùi hôi
  • Răng có những nốt trắng nhỏ và chuyển dần sang màu nâu. Cuối cùng là xuất hiện những lỗ nhỏ trên răng
  • Sâu răng lỗ nhỏ thường có màu nâu xong chuyển sang thành màu đen.
  • Ban đầu khi mới xuất hiện lỗ thủng thì bạn sẽ không có cảm giác đau đớn.

Các lỗ thủng này xuất hiện ở trên bề mặt nhai của răng. Hay đối với người lớn thì ở các kẽ răng. Còn ở trẻ con thì sẽ xuất hiện ở chân răng và ở bề mặt ngang của răng và thường nhất là ở răng cửa.

Ai cùng đều có khả năng bị sâu răng, từ trẻ sơ sinh đến người già. Vì vậy, các mẹ cần biết rõ về khoảng thời gian mọc răng của bé, để có sự chăm sóc kịp thời. Các mẹ đùng bỏ qua bài viết: “Những điều mẹ cần biết khi bé mọc răng?”

Nguyên nhân gây sâu răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị sâu lỗ nhỏ. Cùng điểm qua một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này sau đây:

Những nguyên nhân gây sâu răng là gì? [Ảnh: Internet]

  • Cấu trúc men răng bị yếu: Với những người có men răng yếu thì thường sẽ hay gặp tình trạng này. Men răng yếu thường liên quan đến bẩm sinh. Hoặc do quá trình ăn uống bạn ít bổ sung các chất như canxi, sắt hay kẽm cho răng…
  • Do việc hấp thụ quá nhiều tinh bột, đường: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn có chứa quá nhiều các chất tinh bột và đường. Các chất này thường có trong các món ăn vặt như bánh kẹo, nước ngọt…Việc để cơ thể hấp thụ một lượng lớn các chất này vào cơ thể vừa không tốt cho hệ tiêu hóa mà còn làm răng bị sâu lỗ nhỏ nhanh hơn.

Cách điều trị sâu răng lỗ nhỏ

Nạo và trám răng sâu lỗ nhỏ [Ảnh: Internet]

Đối với việc trám răng bị sâu lỗ nhỏ thì bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ sạch hết phần mô răng bị sâu. Sau đó dùng vật liệu trám răng chuyên dụng để lấp đầy hết các lỗ thủng. Và đông cứng nó lại bằng đèn chiếu halogen. Việc trám răng này sẽ giúp răng trở nên chắc khỏe như bình thường. Và bảo vệ răng khỏi tác hại từ bên ngoài hiệu quả.

Trám răng sâu nặng

Khi răng bị sâu nặng thì việc trám răng có khả thi? Bởi đối với những người gặp tình trạng răng bị sứt mẻ gãy vỡ, mức độ sâu nặng thì nếu có áp dụng các kỹ thuật phục hồi cũng rất dễ bị hư hỏng nhanh sau một thời gian sử dụng.

Trong trường hợp răng miệng bị sứt mẻ mức độ nặng thì cần phải tiến hành điều trị tủy trước. Tiếp sau đó mới sử dụng kỹ thuật trám răng đặc biệt. Thực tế thì để quyết định xem có nên trám răng bị sâu nặng hay nhổ bỏ thì còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương như thế nào.

Tuy nhiên bác sĩ vẫn luôn cố gắng để bảo tồn răng thật cho bệnh nhân. Bởi vì cho dù sử dụng răng giả có trắng, sáng tốt như thế nào cũng khó so sánh được với răng thật. Chỉ trong trường hợp sâu quá nặng không có cách nào để khắc phục thì mới phải bắt buộc nhổ bỏ cũng như trồng lại.

Với trường hợp răng sâu nặng, việc xử lý tủy là điều cần thiết trước khi trám răng [Ảnh: Internet]

Nếu răng bị sâu nặng và áp dụng phương pháp trám răng thì sẽ tốn khá nhiều thời gian để điều trị tủy để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm cũng như vi khuẩn gây bệnh. Quá trình trám răng từ đó cũng diễn ra an toàn và thuận lợi nhất.

Trám răng sâu nhẹ

Răng sâu ở mức độ nhẹ là giai đoạn đầu tiện của bệnh sâu răng. Ở thời điểm này có thể bạn biết mình bị sâu răng. Nhưng do biểu hiện của nó không rõ ràng và chưa gây ảnh hưởng cụ thể gì nhiều.

Nguyên nhân gây sâu răng nhẹ có thể do bạn ăn uống quá nhiều đường. Hoặc bạn vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Những nguyên nhân đó sẽ là điều kiện để sâu răng hình thành.

Răng sâu nhẹ là mức độ sâu răng đầu tiên và được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: răng chớm sâu

Giai đoạn chớm sâu là giai đoạn khó phát hiện ở sâu răng [Ảnh: Internet]

Ở giai đoạn này thì bề mặt răng xuất hiện những đốm trắng ngà. Và bạn có thể nhìn thấy qua gương. Tuy nhiên nếu tình trạng này xuất hiện ở mặt trong của răng hoặc ở kẽ hở giữa 2 răng thì rất khó phát hiện ra. Chưa kể ở giai đoạn này bạn cũng không thể cảm thấy đau nhức hay ê buốt.

Giai đoạn thứ 2: sâu men răng

Ở giai đoạn này thì trên bề mặt răng tại các đốm trắng xuất hiện những lỗ sâu nhỏ màu đen. Do vi khuẩn sâu răng tác động và làm men răng bị tổn thương. Triệu chứng cụ thể thì vẫn chưa cảm nhận được. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn lạnh thì thỉnh thoảng sẽ cảm thấy ê buốt.

Sâu men răng là khi răng đã hình thành những lỗ sâu nhỏ có màu đen [Ảnh: Internet]

Khi bạn phát hiện ra răng đang bị sâu răng thì bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị kịp thời. Tùy theo tình trạng răng sâu mà bác sĩ sẽ chỉ định việc trám răng như thế nào.
Đối với việc trám răng sâu nhẹ thì bác sĩ sẽ nạo ở những vị trí men răng bị tổn thương có màu nâu hoặc đen xám. Sau đó họ sẽ tiến hành vệ sinh sẽ lại răng miệng trước khi bít lại bằng vật liệu trám răng.

Những cách phòng ngừa sâu răng

Ngoài những cách trên, đối với những trường hợp sâu răng nhẹ thì bạn cũng nên áp dụng một số cách phòng ngừa để tránh tình trạng sâu răng như:

Vệ sinh răng miệng đúng cách là cách hữu hiệu nhất phòng ngừa sâu răng [Ảnh: Internet]

  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm đã pha loãng. Việc này sẽ giúp sát khuẩn cho răng. Và hơn nữa sẽ giúp chống viêm nhiễm cũng như sự phát triển của sâu răng.
  • Có thể dùng trà xanh hoặc trà bạc hà để sát khuẩn và làm sạch khoang miệng cũng như ngăn chặn sâu răng, răng miệng cũng sạch hơn.
  • Tăng cường bổ sung thêm vào chế độ ăn: rau, củ, quả. Nó sẽ giúp răng sạch hơn và ngăn chặn tình trạng sâu răng hiệu quả.

Trám răng sâu có đau không?

Trám răng sâu có đau không? Đây là câu hỏi mà nhiều người hay thắc mắc nếu lần đầu đi trám răng. Tâm lý lo lắng hoang mang do sợ đau vẫn luôn khiến khách hàng hoài nghi và mang theo nỗi sợ khi trám răng. Nhưng liệu thực tế việc trám răng sâu có đau như nhiều người vẫn nghĩ hay không?

Trám răng có gây đau đớn không? [Ảnh: Internet]

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng trên thực tế trám răng là một kỹ thuật không phức tạp nhưng do chịu nhiều tác động trực tiếp nên sẽ có đôi chút khó chịu. Và thực tế trám răng bị sâu có đau hay không thì không đau và quy trình thực hiện khá đơn giản.

Tuy nhiên, việc trám răng có đau không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:

Mức độ tổn thương của răng

Với những trường hợp răng bị tổn thương nặng và ăn sâu vào tủy thì việc trám răng có thể gây nhức buốt và khó chịu. Tuy nhiên đây là trường hợp người bệnh sẽ không chịu được lâu và không kéo dài tình trạng này quá lâu.

Tình trạng răng sâu là một yếu tố quyết định việc trám răng có đau hay không [Ảnh: Internet]

Cơ địa mỗi người

Cơ địa mỗi người cũng sẽ tác động đến việc đau hay không. Mỗi người có cơ địa khác nhau và những người cơ địa nhạy cảm thì chỉ cần tác động nhẹ cũng gây ra những khó chịu. Còn đối với những người cơ địa bình thường thì việc trám răng cũng không thành vấn đề và không gây sự khó chịu quá nhiều.

Vật liệu trám răng

Vật liệu trám răng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến độ bền của miếng trám. Với vật liệu trám chất lượng tốt sẽ mang đến sự thoải mái cho khách hàng. Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn những vật liệu kém chất lượng thì sẽ gây ra tình trạng kích ứng với khoang miệng.

Địa chỉ nha khoa uy tín

Để được thực hiện việc trám răng một cách nhẹ nhàng, hãy đến ngay những địa chỉ nha khoa uy tín [Ảnh: Internet]

Đây là một trong những yếu tố quyết định đến việc trám răng có đau hay không. Bởi nếu bạn thực hiện tại những cơ sở nha khoa uy tín cùng đội ngũ bác sĩ sĩ có tay nghề cao thì việc trám răng sẽ được thực hiện nhanh chóng. Và việc đau nhức cũng được hạn chế một cách tối đa. Do đó khi lựa chọn cho mình một địa chỉ để trám răng thì bạn cần cân nhắc nha khoa uy tín, chất lượng.

Vậy những tiêu chí nào mà phòng khám nha khoa chất lượng cần có? Đón đọc ngay bài viết: “Như thế nào là địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín TPHCM?”

Trám răng sâu mất bao lâu?

Trám răng là một kỹ thuật thẩm mỹ răng đơn giản. Và phương pháp này thật sự hiệu quả đối với trường hợp tổn thương mức độ nhẹ. Vì vậy mà sẽ không mất quá nhiều thời gian để bác sĩ hoàn thiện một miếng trám răng.

Thực hiện trám răng sâu sẽ mất bao lâu? [Ảnh: Internet]

Một ca trám răng thông thường được diễn ra từ 15-40 phút. Và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể ở mức độ tổn thương khác nhau.

Mức độ tổn thương nhẹ

Trường hợp này răng bị sâu, sứt mẻ hoặc thưa nhẹ và chưa ảnh hưởng nhiều đến tủy răng. Nên thời gian thực hiện việc trám răng chỉ mất từ 15-20 phút mà thôi.

Mức độ tổn thương nặng hơn

Lúc này răng bị sâu nặng tức là vết sâu đã phá hủy một phần lớn thân răng. Do đó bác sĩ cần nạo sạch vết sâu trước khi tiến hành hàn gắn miếng trám lên trên. Vì vậy, thời gian điều trị sâu răng sẽ kéo dài hơn. Và mỗi ca trám răng sâu sẽ kéo dài từ 30-40 phút.

Với những tổn thương nặng, việc trám răng sẽ mất nhiều thời gian hơn bình thường [Ảnh: Internet]

Mức độ tổn thương nghiêm trọng

Trường hợp này răng bị sâu và tổn thương cực kỳ nghiêm trọng. Do đó phải điều trị tủy rồi mới tiến hành hàn trám răng. Do đó bệnh nhân phải điều trị dứt điểm tủy răng trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó bác sĩ mới tiến hành trám bít lại vùng răng bị tổn thương.

Trám răng rồi có bị sâu lại không?

Răng đã trám bị sâu lại được xem là biến chứng sau khi thực hiện trám răng. Và nhiều người gặp phải tình trạng này khiến họ phải khổ sở chịu đựng cơn đau nhức do sâu răng gây ra. Do đó nhiều người quan niệm rằng cứ trám răng thì cả đời không bị sâu răng nữa là hoàn toàn sai lầm.

Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên nha khoa thì tình trạng răng trám bị sâu lại là do quy trình thực hiện trám răng không được thực hiện đúng hoặc quá trình thực hiện sai kỹ thuật. Nếu vết sâu và các mô răng không được làm sạch thì khiến mô răng khỏe còn lại bị vi khuẩn tấn công. Do đó răng sau khi trám xong sẽ bị sâu trở lại.

Răng đã trám có thể bị tái sâu được không? [Ảnh: Internet]

Ngoài ra khi kỹ thuật trong quá trình thực hiện trám răng không được đảm bảo thì có thể khiến cho miếng trám dễ bị bong tróc trong thời gian ngắn. Và vi khuẩn sẽ có cơ hội để tấn công phá hủy răng. Tình trạng bị sâu răng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn ở răng sau khi đi trám. Và để tránh tình trạng răng trám bị sâu trở lại do thực hiện sai kỹ thuật. Hoặc quy trình không đúng thì bạn nên chú ý lựa chọn một cơ sở nha khoa có uy tín và chất lượng cao.

Đâu là địa chỉ trám răng uy tín, chất lượng?

Như đã đề cập ở trên thì để giúp việc trám răng không đau và tránh ảnh hưởng về sau thì bạn cần lựa chọn đơn vị giúp chỉnh nha có kinh nghiệm cùng chất lượng tốt. Với rất nhiều cơ sở chỉnh nha hiện nay thì Nha Khoa Tân Định là lựa chọn uy tín mà bạn có thể tin tưởng.

Nha Khoa Tân Định – điểm đến uy tín và chất lượng

Với kinh nghiệm trên 20 năm cùng chuyên môn vững vàng. Đội ngũ bác sĩ tại đây thành công khi thực hiện nhiều trường hợp chỉnh nha khó. Chưa kể hệ thống máy móc tại đây được cung cấp đầy đủ, chuẩn xác. Để hỗ trợ việc chỉnh nha đạt kết quả cao.

Cùng đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm thì không thể bỏ qua đội ngũ nhân viên hỗ trợ chuyên nghiệp, tận tâm. Bạn sẽ được chăm sóc và theo dõi trong suốt quá trình chỉnh nha để giúp khách hàng đạt hiệu quả như ý sau khi thực hiện trám răng. Nha Khoa Tân Định là địa chỉ chất lượng bạn hoàn toàn tin tưởng gửi gắm để giúp trám răng bị sâu một cách an toàn, hoàn hảo dành riêng với tình trạng của bạn.

Lời kết

Với những thông tin trong bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết rõ về phương pháp trám răng sâu từ nhẹ cho đến nặng là như thế nào? Hãy đến với Nha Khoa Tân Định để chúng tôi giúp bạn tư vấn, giúp đỡ bạn một cách chuẩn xác. Chúc bạn có được một sức khỏe răng miệng thật tốt!

Bạn đã nắm rõ về cấu tạo răng người chưa? Những vị trí răng quan trọng nào chúng ta cần lưu ý? Đừng bỏ lỡ bài viết: “Người trưởng thành có bao nhiêu chiếc răng? Đại cương về răng người” nhé!

Hắn 1 cái răng hết bao nhiêu tiền?

Hàn răng thẩm mỹ sẽ giúp răng lấy lại tính thẩm mỹ khi răng bị vỡ, mẻ nhỏ, tình trạng răng thưa, kẽ hở. Thông thường thì các cơ sở nha khoa khác nhau sẽ có mức giá đưa ra khác. Mức giá phổ biến hiện nay sẽ dao động từ 200.000đ đến 800.000đ/ chiếc răng.

Trạm có răng bao nhiêu tiền?

1. Bảng giá trám răng tại Nha khoa I-DENT.

Giá trám răng bao nhiêu tiền 1 cái?

1. Bảng giá trám răng bao nhiêu tiền tại nha khoa.

Trám răng hàm mặt bao nhiêu tiền?

II. Trám răng hàm giá bao nhiêu tiền tại Nha khoa Đông Nam?.

Chủ Đề