Trám gic là gì

Là kỹ thuật hàn phủ các hố rãnh ở các bề mặt răng vĩnh viễn có nguy cơ khởi phát sâu răng hoặc đã có tổn thương sâu răng sớm bằng GIC.

GIC [Glass Ionomer cement] là vật liệu phục hồi có ưu điểm bám dính tốt vào men, đồng thời có khả năng phóng thích Fluor vì vậy có tác dụng dự phòng sâu răng.

CHỈ ĐỊNH

Các hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng khó làm sạch và có nguy cơ sâu răng.

Sâu răng ở các hố rãnh giai đoạn sớm.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với GIC.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện:

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Trợ thủ .

Phương tiện

Phương tiện và dụng cụ

Ghế máy nha khoa.

Tay khoan và mũi khoan các loại

Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

Bộ cách ly cô lập răng.

Bộ dụng cụ hàn GIC….

Đèn quang trùng hợp.

Thuốc và vật liệu

Thuốc sát khuẩn.

Vật liệu trám bít hố rãnh GIC quang trùng hợp

Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo qui định.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ bệnh án

Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

Thực hiện kỹ thuật

Sửa soạn bề mặt răng:

Làm sạch mảng bám răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

Trong một số trường hợp dùng mũi khoan thích hợp mở rộng hố rãnh khó làm sạch.

Rửa sạch hố rãnh và bề mặt răng.

Làm khô.

Đặt dung dịch Coditioner vào hố rãnh trong 10 giây.

Rửa sạch và làm khô.

Đặt vật liệu trám bít GIC vào hố rãnh:

Đặt GIC vào một phía của hố rãnh, miết nhẹ với lực vừa đủ để GIC tràn đầy hố rãnh.

Tạo hình bề mặt theo hình thể giải phẫu răng.

Chiếu đèn 20 giây.

Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

Phủ dầu cách ly lên bề mặt trám bít.

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến cả trong và sau quá trình điều trị.

Các loại vật liệu trám răng được sử dụng hiện nay là gì? Trám răng bằng vật liệu nào hợp lý để răng vừa đạt độ thẩm mỹ cao vừa có độ bền chắc thì phải dựa vào bác sĩ nha khoa và nhu cầu của mỗi người.

I. Các loại vật liệu trám răng được sử dụng trong nha khoa

Hiện nay, có rất nhiều vật liệu trám răng cũng như công nghệ trám răng được đưa vào sử dụng trong nha khoa để đáp ứng nhu cầu của lượng bệnh nhân và khách hàng lớn. Tuy nhiên, không phải loại chất liệu trám răng nào cũng phù hợp với đối tượng bệnh nhân.

1. Vật liệu trám răng bằng Amalgam

Amalgam là vật liệu trám răng truyền thống đã được sử dụng từ hàng trăm năm trước, nó còn có tên gọi khác là trám chì. Amalgam được tạo nên từ hợp kim thủy ngân, bạc, đồng, thiếc. Hỗn hợp này có màu bạc nên thường được dùng để trám cho các răng phía trong như răng hàm, răng tiền hàm.


Vật liệu trám răng Amalgam

Ưu điểm: Vật liệu Amalgam có chi phí thấp nhưng tuổi thọ cao. Ngoài ra, nó có độ bền tương đối tốt, chịu được lực nhai cắn mạnh.

Nhược điểm:

– Miếng trám Amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không nên nhai thức ăn ngay sau khi trám xong.

– Màu không trùng khớp với màu răng nên tính thẩm mỹ không cao do đó không được dùng để trám răng cửa.

– Trám Amalgam sẽ cần tác động lớn vào cấu trúc răng nhiều hơn các loại khác.

– Sau khi trám xong có thể có vài mảnh vụn rơi ra khi ăn nhai, vì miếng trám dễ bong tróc từng phần.

– Amalgam có khả năng gây ra kích ứng với cơ thể, nhất là những phụ nữ có thai không nên sử dụng để tránh dị ứng có thể xảy ra.

– Răng sau khi trám với Amalgam có thể bị nhạy cảm với nhiệt độ thực phẩm vì nó có tính dẫn nhiệt tốt.

2. Vật liệu trám răng bằng vàng & kim loại quý

Loại vật liệu trám răng truyền thống này là loại hợp kim bằng vàng, hoặc một số kim loại khác như bạc, đồng có độ cứng chắc rất cao, hơn cả Amalgam, cũng thường được dùng để trám cho răng hàm và tiền hàm do màu sắc quá chênh lệch so với màu răng thật.


Vật liệu trám răng vàng & kim loại quý

Ưu điểm: Tuổi thọ cao.

Nhược điểm:

– Chi phí khá cao.

– Màu sắc không trùng khớp với răng thật.

– Để hoàn tất cần đến hai lần thực hiện theo kỹ thuật inlay/onlay tức là tạo xoang trám trước, sau đó lấy dấu răng và đúc miếng trám ở bên ngoài rồi gắn trở lại trên răng.

3. Vật liệu trám răng bằng Composite

Composite là vật liệu trám được ưu chuộng hiện nay do có tính thẩm cao, màu tự nhiên như màu răng thật. Do đó sau khi trám không có sự chênh lệch với răng thật, không bị lộ khi giao tiếp, thường được sử dụng trám những vị trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như răng cửa.

Đây là loại vật liệu mới nhất, được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây, còn được gọi là trám răng thẩm mỹ. Ở nước ngoài, Composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó.

Trám răng bằng vật liệu Composite tại Nha Khoa Đông Nam

Ưu điểm:

– Composite trùng màu với răng thật.

– Chi phí thấp.

– Độ cứng chắc, chống mài mòn cao.

– Ít phá hủy cấu trúc của răng cần trám.

– Vật liệu Composite được chứng minh là an toàn với cơ thể, không gây ra kích ứng cho răng và nướu.

Nhược điểm: Độ cứng chắc không bằng amalgam. Đây là vật liệu dễ ngấm nước bọt và đổi màu sau một thời gian sử dụng.

4. Vật liệu trám răng GIC

Loại vật liệu trám răng GIC này thường được sử dụng cho các răng ít phải chịu lực nhai mạnh, có thể dùng để trám tạm. GIC có màu gần tương đồng với màu răng tự nhiên, đặc biệt trong thành phần có chứa fluoride có khả năng chống sâu răng.


Vật liệu trám răng GIC

Ưu điểm: độ thẩm mỹ cao hơn amalgam nhưng màu sắc trắng đục không được tự nhiên như Composite.

Nhược điểm: GIC dễ vỡ, tuổi thọ không cao như các chất liệu khác và thường phù hợp để hàn trám cổ răng bị mòn.

5. Vật liệu trám sứ inlay – onlay

Ngoài các loại vật liệu chính như trên, thì ngày nay trám răng sứ inlay – onlay cũng là một kỹ thuật phục hình cho răng một cách hiệu quả bằng cách chế tạo ra một miếng trám bằng chất liệu sứ nha khoa cao cấp đảm bảo phục hình như răng thật.

Inlay – onlay phù hợp với các trường hợp răng sứt mẻ lớn, đòi hỏi thẩm mỹ phức tạp nhiều hơn và thường được áp dụng chủ yếu cho răng hàm.


Vật liệu trám sứ inlay – onlay

Ưu điểm: Độ thẩm mỹ cao, chất liệu sứ bền chắc có khả năng chịu lực tốt, khó bị đổi màu.

Nhược điểm: Chi phí khá cao, quá trình thực hiện đòi hỏi kỹ thuật, mất thời gian cho bệnh nhân vì để hoàn thành phải mất ít nhất 2 lần hẹn.

II. Chọn loại vật liệu trám răng nào tốt nhất?

Dù là loại vật liệu nào cũng phải đạt được yêu cầu khít sát với lỗ cần trám, chịu lực tốt khi ăn nhai và không dễ rơi rớt ra ngoài. Mỗi trường hợp cụ thể lại có những chỉ định sử dụng vật liệu trám răng không giống nhau, lựa chọn này còn phụ thuộc vào đặc điểm của răng cần trám và nhu cầu của khách hàng.

Trong số các loại vật liệu trám răng được sử dụng hiện nay thì vật liệu Composite nha khoa là được bác sĩ khuyên dùng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì:

 Sự an toàn với sức khỏe răng miệng, cơ thể.

 Quy trình thực hiện cực kỳ nhanh chóng, đơn giản.

 Chi phí phải chăng nhất là cực kỳ thẩm mỹ, trùng màu với răng thật nên khó nhận ra.

 Độ bền chắc cao.

 Thời gian sử dụng khá lâu nếu được chăm sóc tốt.


Trám răng bằng Composite tại Nha khoa Đông Nam

Nếu có nhu cầu trám răng hoặc thắc mắc về các bệnh lý răng miệng các bạn có thể đến trực tiếp tại Nha Khoa Đông Nam để được khám và tư vấn miễn phí! Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu. 1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.

➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM


➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM 2. Các chứng nhận đạt được:- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất - Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo - Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm. 3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.

4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Video liên quan

Chủ Đề