Trật chân bao lâu thì khỏi

Trẹo chân là một trong những tổn thương phổ biến mà bất kì ai cũng có thể gặp. Nó có thể khiến bạn thấy không thoải mái và khó khăn khi di chuyển. Vậy làm sao để có thể xử trí trẹo chân một cách nhanh chóng? Hãy cùng AMA Medical Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Trẹo cổ chân hay còn có tên gọi khác là trật mắt cá chân hay lật  chân. Đây là một chấn thương kín có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau tùy theo tác động và cơ địa của từng người. Bạn có thể gặp tình trạng này khi có một số va chạm, ngã hoặc khi xảy ra tai nạn.

Trẹo cổ chân có thể dẫn tới căng và giãn dây chằng trên một hoặc nhiều dây chằng tại vị trí mắt cá. Mức độ này khá nhẹ và có thể tự điều chỉnh mà không cần tới bệnh viện. Lúc này, bệnh nhân có biểu hiện đau, sưng nhẹ vùng cổ chân khiến việc đi lại khó khăn hơn. 

Nhưng đôi khi bạn còn có thể bị trật khớp chân. Nó ở mức độ nặng hơn với các triệu chứng đau và nhức hơn ở nhiều dây chằng, thậm chí người bệnh không thể đi lại được. Vấn đề này nên được xử trí sớm bởi các nhân viên y tế có chuyên môn để đảm bảo an toàn cũng như giảm các triệu chứng đau nhức cho bệnh nhân. 

Trẹo chân là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra trẹo cổ chân. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là do các chuyển động xoay và gập phần cổ chân. Bởi khi sự thay đổi động tác quá nhanh và liên tục sẽ tạo ra một áp lực lên các dây chằng ở cổ chân. Khi áp lực vượt quá mức có thể làm căng giãn dây chằng và nặng hơn có thể gây ra bong gân.

Trẹo cổ chân có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Khi bạn tham gia các trò chơi cần chạy từ bên này sang bên kia nhiều như quần vợt, tennis, cầu lông hay đá bóng,…
  • Trường hợp bạn tham gia một số trò chơi trượt băng hay ván trượt khiến dây chằng bị căng quá mức.
  • Trong hoạt động đi lại thường ngày do bị ngã hay trượt chân.
Hoạt động đi lại thường ngày do bị ngã hay trượt chân gây ra trẹo chân
  • Tuổi tác lớn cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ và gân yếu và lỏng lẻo hơn. Do vậy, chúng cũng dễ bị tổn thương hơn. 
  • Khi đi giày cao gót cũng rất dễ bị trật chân do gót chân và mắt cá chân phải giữ thăng bằng trên một gót cao, nhỏ và yếu.

Người ra chia trật chân thành 3 mức độ từ nhẹ đến nặng tương ứng theo những tổn thương gặp phải và mức độ nguy hiểm. 

  • Cấp 1: Đây là tổn thương nhẹ nhất. Bệnh nhân chỉ chịu các tác động trên dây chằng ở mức thấp và cũng không ảnh hưởng đến các khớp.
  • Cấp 2: Trong trường hợp này, dây chằng bị giãn nhiều hơn và trở nên lỏng lẻo. Nếu xảy ra ở mức độ này, bạn cần đến trung tâm y tế để xử trí sớm.
  • Cấp 3: Mức độ tổn thương ở mức 3 là nặng nhất. Bệnh nhân không chỉ bị tác động ở vùng dây chằng mà còn ảnh hưởng đến khớp. Xung quanh mắt cá chân có thể xuất hiện vết bầm tím do máu tụ và bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và khó có thể tự đi lại được. Lúc này, cần cố định tổn thương và có phương pháp xử trí kịp thời.

Hầu hết các bệnh nhân bị trẹo chân không cần phẫu thuật. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn xử lý tình trạng trẹo chân một cách nhanh chóng: 

  • Đầu tiên người bệnh cần tạm dừng các hoạt động và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cũng như tránh những tổn thương nặng hơn. 
  • Khi bị trẹo chân thì người ta sẽ dùng đá để chườm lạnh chứ không chườm nóng. Bởi chườm lạnh sẽ giúp các vết sưng giảm nhẹ và giảm khả năng xuất hiện các vết bầm tím trên da. Thời gian tốt nhất cho mỗi lần chườm là khoảng 15 – 30 phút tuỳ tình trạng vết thương. Bởi chườm quá lâu cũng có thể khiến da bị tổn thương lạnh và tái đi. Bạn cần đặt đá vào trong một tấm vải mỏng và không nên chà xát đá trực tiếp lên da. 
Khi bị trẹo chân thì người ta sẽ dùng đá để chườm lạnh
  • Xoa bóp cổ chân cũng là một cách xử lý hữu hiệu trong trường hợp này. Đây thực ra là dùng tác động cơ học để nắn lại vùng khớp hay dây chằng bị sai lệch vị trí. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với các tình trạng nhẹ. Với trường hợp nặng nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để tránh các biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là viêm da.
  • Với các tổn thương không có biến chứng và bệnh nhân chỉ bị sưng mắt cá chân thì bác sĩ có thể áp dụng phương pháp nén quanh malleoli. Ngoài ra, có thể khuyến cáo và hướng dẫn người bệnh tập những bài tập nhẹ nhàng cải thiện sức khỏe, duy trì sự dẻo dai của cơ xương khớp.
  • Bạn cũng có thể dùng băng nẹp để cố định tổn thương cho bệnh nhân để tránh tình trạng vết thương nghiêm trọng hơn và đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.
  • Bệnh nhân cần được kê chân cao hơn so với tim để tránh máu đến vị trí tổn thương và tụ lại. Bạn nên giữ tư thế này cho bệnh nhân càng sớm càng tốt và trong ít nhất 48 tiếng đầu tiên.

Đơn giản nhất để giảm nhẹ tình trạng đau của mình khi bị trẹo chân, bạn có thể tới ngay nhà thuốc mua các miếng dán giảm đau để có thể giảm nhẹ triệu chứng đau và sưng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu tình trạng của bạn nặng, đau kéo dài và sử dụng thuốc không có hiệu quả thì ngay lập tức tới ngay cơ sở khám chữa bệnh để được can thiệp ngoại khoa hoặc sử dụng thêm các loại thuốc chống viêm khác.

Sử dụng các thuốc NSAID để giảm đau, chống viêm

Bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc để giảm triệu chứng bệnh cho bệnh nhân như các thuốc chống viêm, giảm đau và giảm sưng phù [paracetamol, corticoid, NSAIDS, Alpha Choay…].

Tuỳ từng mức độ tổn thương và cơ địa người bệnh mà thời gian hồi phục của mỗi người là khác nhau. Thông thường, tình trạng này sẽ có cải thiện đáng kể sau hai tuần điều trị đầu tiên. Những tổn thương ở mức độ nhẹ có thể khỏi ngay sau đó vài giờ. Tuy nhiên, một số tổn thương nặng có thể mất tới 6 – 12 tuần mới có thể hồi phục. Một số khác có thể gặp tình trạng tái chấn thương sau khi điều trị khoảng một năm [tình trạng này xuất hiện ở 5 – 30% bệnh nhân bị trẹo chân].

1. Wikipedia: Trật mắt cá chân

2. Bệnh viện Hồng Ngọc: Chấn thương khớp cổ chân và 10 điều cần biết.

Tình trạng trật khớp bong gân sơ mi cổ chân thường bị xem nhẹ, nhiều người chỉ chườm đá lạnh hoặc bó lá mà không nghĩ đến hậu quả khi không điều trị đúng cách và kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cách điều trị khoa học để khớp chân có thể hồi phục nhanh nhất

Trật khớp cổ chân hay bong gân khớp cổ chân là tình trạng các dây chằng ở quanh khớp cổ chân bị giãn quá mức làm rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng bởi tác động của lực gây chấn thương. Tình trạng này gặp ở rất nhiều lứa tuổi với các mức độ tổn thương dây chằng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đa phần các trường hợp trật sơ mi cổ chân thường gặp ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự xử lý bằng cách chườm đá lạnh, nghỉ ngơi và hạn chế tối đa đi lại là bong gân sẽ tự lành

Bị trật khớp cổ chân là gì

Tuy nhiên trong trường hợp bị trật khớp cổ chân ở mức độ vừa và nặng thì bắt buộc bệnh nhân sẽ phải đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm, khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nghe người khác khuyên dùng các biện pháp điều trị tại nhà như bó lá, chườm, hay chữa theo dân gian. Việc làm này sẽ làm cho bong gân nặng hơn, trở nên mãn tính với các triệu chứng như đau và sưng dai dẳng ở khớp cổ chân. Ngoài ra còn bị lỏng khớp, chấn thương rất dễ tái phát lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và năng suất lao động

Những tác động lực bên ngoài hoặc do tai nạn chấn thương khi chơi thể thao, lao động hoặc té ngã làm cho cổ chân bị xoắn vặn đột ngột. Có thể liệt kê một vài tình huống thừng gặp như

  • Đi bộ hoặc tập thể dục trên mặt phẳng mấp mô
  • Ngã cao bàn chân tiếp đất
  • Chơi các môn thể thao có động tác cắt hoặc lăn và xoắn chân
  • Chạy bộ đường dài
  • Chơi các môn thể thao như đá bóng, quần vợt, bóng rổ…
  • Tai nạn giao thông
Nguyên nhân gây trật sơ mi cổ chân

Ngay sau khi bạn gặp phải chấn thương thì khớp cổ chân sẽ bị đau kèm theo triệu chứng sưng, phù nề , bầm tính và khả năng vận động bị hạn chế. Khi giai đoạn đau cấp tính qua đi thì khi tiến hành khám lâm sàng sẽ thấy khớp cổ chân mất vững. Nếu bong gân mức độ nặng thì bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng động rắc khi bị chấn thương. Dưới đây là một số phương pháp để chẩn đoán trật khớp sơ mi cổ chân

  • Chụp X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Nghỉ ngơi, bất động để giảm sưng nề, tránh làm bong gân nặng hơn
  • Chườm đá tại vùng bị sưng, mỗi lần chườm 20 phút, mỗi ngày chườm 3 lần, chú ý không đặt trực tiếp đá lên da mà chườm qua lớp vải bọc
  • Dùng băng chun để ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân
  • Kê chân cao hơn tim trong hai ngày đầu
  • Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau

Nếu bị bong gân nặng thì ngoài việc giảm đau, chườm đá ngay lập tức thì cần đến bệnh viện để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Rất hiếm khi bong gân khớp cổ chân phải phẫu thuật

Tùy vào vị trí bị trật khớp cổ chân mà thời gian lành bệnh là lâu hay nhanh. Thông thường thời gian để khớp hồi phục và hoạt động bình thường trở lại là từ 2 tuần đến 2 tháng, thậm chí trường hợp nặng còn lâu hơn nữa.

Bị trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi

Với những bệnh nhân sức khỏe không tốt hoặc những người cao tuổi thì quá trình điều trị sẽ kéo dài hơn vì vậy không có khoảng thời gian cố định nào cho câu hỏi bị trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi

Như vậy trật khớp so mi cổ chân hay bong gân cổ chân là tình trạng rất hay xảy ra vì đây là vùng phải hoạt động khá nhiều dễ bị tổn thương. Rất khó xác định thời gian khỏi bệnh hoàn toàn là bao lâu vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Bác sĩ Michael Huy 28 Tháng Tư, 2021

Video liên quan

Chủ Đề