Trên bàn cờ tướng có tổng công bao nhiêu điểm mà các quân cờ thể đến

Cờ tướng – còn được gọi là cờ Trung hoa, hoặc cờ hình tượng. Đây là một trò chơi trí tuệ khá được phổ biến, song song với cờ vua. Mục đích của ván cờ là di chuyển quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí hay bắt Tướng đối phương và giành thắng lợi.

Bạn đang xem: Cờ tướng có bao nhiêu quân

Quân Pháo trong game Cờ Tướng

Mỗi ván cờ có tất cả 32 quân, chia đều cho 2 bên, mỗi bên 16 quân, và có tất cả 7 loại quân: Tướng, sỹ, tượng, xe, pháo, mã, tốt. Mỗi loại quân được ký hiệu khác nhau, cách đi, phối hợp, và có giá trị khác nhau trên bàn cờ. Cơ động nhất, có thể nhắc đến “quân xe” và “quân pháo”. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số bí quyết sử dụng quân Pháo trong game cờ tướng nhuần nhuyễn trong ván cờ tướng.

Quân Pháo trong game Cờ Tướng

Tuy cách đi giống với quân Xe, cùng là di chuyển theo đường thẳng đứng, hoặc ngang, nhưng để uy hiếp, tấn công và ăn một quân khác, thì Pháo cần phải “nhảy” qua 1 quân khác. Pháo có thể di chuyển thoải mái mà không bị giới hạn về số ô.

Các nước đi Pháo

Thử tưởng tượng, “Cung” luôn đầy rẫy những “sỹ”, “tượng” bao quanh bảo vệ “Tướng”, các quân khác đều di chuyển, “ăn” trực tiếp, sẽ rất khó tiếp cận, hoặc sẽ phải hy sinh, đánh đổi. Nhưng Pháo thì khác, chính vì cách “ăn gián tiếp” mà quân pháo trở nên cơ động, lợi hại, và rất thích hợp để phối hợp với những quân cờ khác, tạo nên những chiến thuật hay, đầy mạnh mẽ, nhưng cũng rất uyển chuyển và linh hoạt.

Cách sử dụng quân Pháo trong Cờ tướng:

Pháo có thể “chiếu tướng” từ tận góc bàn cờ, có thể “nhập cung” và dùng chính “quân Sỹ” của mình làm “ngòi” để tiêu diệt quân đối phương. Bàn cờ càng có nhiều quân, “quân pháo” càng lợi hại, nói cách khác, ngay khi ván cờ bắt đầu, “pháo” là quân lợi hại và mạnh nhất. Một cách gọi vui của người chơi cờ khi dùng “quân pháo” nã vào “quân mã” đối phương, là “hiếu sát”. Đó cũng là cách chơi khá phổ biến khi sử dụng “pháo đầu” tức là “kéo pháo” vào giữa, cả 2 bên cùng “pháo đầu” thì gọi là “đương đầu pháo”; di chuyển “pháo” cùng 1 bên, gọi là “thuận pháo”, ngược bên gọi là “nghịch pháo”…Hoặc có rất nhiều kiểu gọi, tên gọi của các thế đánh khi kết hợp “pháo” với những quân khác, như: Thiên địa pháo, pháo lồng, tiền xe hậu pháo…v.v..

Xem thêm: Ngày Hôm Nay Có Mưa Mưa Rơi Trong Lòng Anh, Địa Ngục Trần Gian

Một số mẹo chơi pháo trong cờ tướng:

– Dùng pháo làm quân tấn công đầu tiên nhằm đánh phá ngoài biên, tiêu diệt hàng tốt vì tốt rất linh hoạt khi xâm phạm lãnh địa.

– Kéo pháo về vừa thủ vừa sẵn sàng công phá vào tượng và sĩ. Sử dụng pháo tiêu diệt tượng và sĩ

– Dùng quân xe yểm tra khi pháo nằm trong lãnh địa của đối thủ để pháo có thể yên tâm tiêu diệt hàng phòng thủ tạo sự trống trãi.

– Pháo sau khi dọn dẹp bình địa thì kết hợp với cặp song mã tung hoàng ngang dọc.

Trong Cờ tướng, “quân Pháo” ra đời muộn nhất, nhưng lại được có giá trị thay đổi toàn bộ lối chơi, chiến thuật, làm Cờ tướng phong phú, hấp dẫn và được ưa chuộng hơn rất nhiều. Chả thế mà có câu “xe mười, pháo bảy, ngựa ba” để nói lên giá trị của nó. Chỉ điểm qua một chút về “quân pháo” nhưng cũng đủ để thấy sự lợi hại cũng như sự cơ động khi tấn công, di chuyển hay phối hợp tấn công-phòng thủ cùng những quân cờ khác của nó. Quân Pháo được đánh giá là một trong ba mũi tấn công mạnh nhất và linh hoạt nhất trên bàn cờ tướng. Các cao thủ cờ tướng cũng đều biết sử dụng pháo một cách linh hoạt và thuần thục. Quả thật không ngoa khi cho rằng, “Pháo là quân cờ lợi hại nhất trong bàn cờ”.

Xem thêm: Tải Phần Mềm Khôi Phục Dữ Liệu Thẻ Nhớ Tốt Nhất Trên Máy Tính Và Thẻ Nhớ

Truy cập vào mục tin tức sự kiện để bổ sung nhiều kiến thức hay điển hình như Ý nghĩa 9 điểm sao trong cờ vây

Bạn cũng có thể tải game cờ caro để bổ sung thêm nhiều kiến thức cho mình Kỹ thuật chơi cờ Caro

Với bài viết quân pháo trong game cờ tướng hy vọng các bạn có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong chơi game cờ tướng.

Là bộ môn thể thao trí tuệ đến từ đất nước có lịch sử lâu đời – Trung Quốc- cờ tướng đã ra đời và phát triển đươc hàng nghìn năm. Cùng với cờ vua, cờ tướng chính là loại cờ được chơi nhiều nhất trê thế giới. Nếu muốn bắt đầu tìm hiểu bộ môn nào, trước tiên, các kỳ thủ nhập môn cần nằm lòng ký hiệu, cách đi và ý nghĩa của các quân cờ. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững những chi tiết đó. Cùng bắt đầu tìm hiểu nhé.

Có bao nhiêu quân cờ tướng trong bàn cờ?

Trong bàn cờ tướng luôn có 32 quân cờ bao gồm 16 quân trắng [ đỏ]  cùng 16 quân đen nhóm trong 7 loại có tên gọi và cách thức thi quân phù hợp với tên gọi của mình: Tướng – Sỹ – Tượng – Xe- Pháp- Mã- Tốt.

Số lượng quân trong bàn cờ tướng

Số quân cờ của mỗi bên sẽ bao gồm:

  • 1 quân tướng
  • 2 quân Sỹ
  • 2 quân tượng
  • 2 quân xe
  • 2 quân pháo
  • 2 quân mã
  • 5 quân tốt

Đọc thêm: Học Chơi Cờ Tướng Cho Người Mới Bắt Đầu

Ý nghĩa các quân cờ của bàn cờ tướng

Quân tướng [ soái]

Tướng – tượng trưng cho các chủ soái trong quân đội Trung Hoa cổ [ người chỉ huy đạo quân chứ thường không trực tiếp ra chiến trường]. Tướng là quân quan trọng nhất trong bàn cờ, tuy nhiên đây lại là quân cờ yếu cũng như có phạm vi di chuyển hạn chế [ chỉ trong khu vực cung cấm].

quân tướng

Xung quanh tướng sẽ có 4 tướng lớn [ 2 sỹ 2 tượng ] vảo vệ nghiêm ngặt và sẵn sàng hy sinh khi quân tướng gặp nguy hiểm.

Khi chơi cờ tướng, bên nào ăn được tướng trước sẽ giành thắng lợi. Tuy nhiên, cũng bởi sự bảo vệ nghiêm ngặt nên muốn thắng một ván cờ tướng đúng nghĩa không phải điều dễ. Do đó, nhằm tránh thế cờ hòa, trong khi chơi, người ra có thêm luật cấm lộ mặt tướng [ khi 1 bên đã chiếm được 1 hàng dọc trên bàn cờ thì tướng bên kia sẽ không được nhìn trực tiếp vào tướng đối diện nếu không sẽ bị xử thua ngay lập tức]

Quân tướng sẽ là quân mang lại sức mạnh quan trọng, đóng vai trò lớn trong tàn cuộc trận đấu.

Quân Sĩ

quân sĩ

Sĩ la quân ở sát bên tướng nhất – nó gần tương đương vai trò của quân hậu trong bàn cờ vua. Tuy nhiên, bở văn hóa Trung Quốc nói riêng và Á đông nói chung không coi trọng vị trí của người phụ nữ trong chính trường nên thay bằng hậu, bàn cờ tướng có quân Sỹ với vai trò chính là bảo vệ cho tướng – hình tượng vị quân sư trung thành tận tụy luôn chăm lo và đóng góp những quyết sách cho vị chủ tướng.

2 Quân Sĩ cũng không được vượt qua sông và chỉ được phép di chuyển trong cung cấm nhưng linh hoạt hơn tướng một chút với 5 vị trí đứng trên 2 đường chéo.

Quân Sỹ có sức mạnh chiến đấu khong cao nhưng đặc biệt nguy hiểm. Về tàn cuộc, nó thường làm ngòi cho pháo chiếu tướng.

Quân Tượng

Tương tự như Sỹ, Tượng cũng là quân ở bên cạnh tướng mang vai trò bảo vệ cho tướng.

quân tượng

Trong cờ tướng, quân tượng sẽ được di chuyển theo đường chéo của hình vuông 2 ô cờ. Nó sẽ không được di chuyển nếu giữ hai ô cờ đó có 1 quân nằm giữa [ gọi là mặt tượng]- cách cản tượng. Tượng cũng giống Sĩ không thể qua sông sang bàn cờ đối phương, tuy nhiên, so với Sĩ thì nó có phần mạnh hơn 1 chút với khả năng phòng thủ cao hơn 1 bậc.

Quân Xe

quân xe

Xe là quân tượng trưng cho một trang nam nhi quân tử đầu đội trời, chân đạp đất vô cung tài giỏi. Đây là hình ảnh thường thấy của các vị thông soái trên chiến trường – người thường xuyên giáp mặt quân thù.

Xe là quân có sức mạnh tấn công mạnh nhất trong toàn bộ các quân cờ của bàn cờ tướng. Đồng thời nó cũng có thể sử dụng để phòng thủ một cách linh hoạt bởi nó có hướng di chuyển không giới hạn, rộng khắp bàn cờ và có khả năng đi theo trục dọc- ngang tùy ý.

Người chơi cờ tướng đều hiểu rõ, đây là quân cờ chủ lực của mình – trên mặt tấn công không ai mạnh bằng xe, trên mặt phòng thủ cũng không ai cơ động như nó. Xe là quân có sức mạnh tấn công mạnh nhất trong toàn bộ các quân cờ của bàn cờ tướng. Đồng thời nó cũng có thể sử dụng để phòng thủ một cách linh hoạt bởi nó có hướng di chuyển không giới hạn, rộng khắp bàn cờ và có khả năng đi theo trục dọc- ngang tùy ý.  Người chơi cờ tướng đều hiểu rõ, đây là quân cờ chủ lực của mình – trên mặt tấn công không ai mạnh bằng xe, trên mặt phòng thủ cũng không ai cơ động như nó.

Giá trị của Xe được tính bằng Pháo + Mã hoặc 2 con Pháo nên chúng khó bị kìm hãm sức mạnh bởi các quân khác. Người chơi cờ tướng thường sử dụng xe để đuổi đối phương nhằm ăn càng nhiều quân càng tốt.

Quân Pháo

quân pháo

Thủa ban đầu sau khi phát triển từ cờ saturanga lên, trong cờ tướng vốn không có quân pháo bởi thời điểm đó pháo binh chưa xuất hiện. Pháo chính là quân cờ được bổ sung vào sau này do sự hình thành của các cỗ máy công thành sơ khai [ ban đầu là pháo bắn đá sau trở thành pháo dùng thuốc nổ] có sức mạnh hủy diệt cao.

Với ý nghĩa đó, quân pháo trở thành quân cờ có sức mạnh mang tính chất thay đổi đại cục rất lớn.

Pháo giống với xe trong cách di chuyển, tuy nhiên, nó vẫn không đủ mạnh như xe bởi có cách ăn quân khác biệt và rắc rối hơi – phải có 1 quân làm ngòi ở phía trước. Pháo trong thực tế vốn dĩ là cỗ máy mang sức mạnh lớn nhưng không có đủ sự linh hoạt bởi sức nặng cũng như cách thức vận hành của mình, dó đó nếu có pháo mà gặp quân chặn thì cũng đành bó tay.

Tuy nhiên, pháo có đặc điểm là có thể tấn công tướng địch ở bất cứ vị trí nào trên bàn cờ. Do đó, một cách thức chơi thường thấy ở cuối trận, nó thường cùng Sỹ kết hợp chiếu đối phương. Tận dụng tốt quân cờ này trong khai cuộc và tàn cuộc thì thế cờ sẽ nghiêng về bạn.

Quân Mã

Quân pháo

Mã tượng trưng cho hình tượng thực chiến ngựa chiến trên chiến trường. Đây là quân có khả năng di chuyển phức tạp nhất trong tất cả các quân cờ – theo hình chữ L hay hình vuông 2×1. Tuy nhiên về tính linh hoạt trong chiến đấu thì quân Mã không được bằng Pháo và Xe.

Trong luật cờ tướng có luật cản mã – khi 1 quân cò khác chèn vào chân nó để kiềm hãm sức mạnh. Nếu quân nào đang đứng ở 1 trong 2 góc của ô cờ mà Mã đang đứng thì nó sẽ không thể di chuyển lên góc của ô tiếp theo.

Quân Tốt

Quân tốt

Tốt – binh sĩ, lính tráng- tương trưng cho lực lượng đông đảo nhất trong binh đoàn xưa. Trên bàn cờ, đây cũng là quân xuất hiện nhiều nhất [ mỗi bên 5 tốt]. Trên thực tế, một đoàn bộ binh nhỏ nhất được gọi là đội ngũ [ đội 5 người] – một ẩn ý khá thú vị liên hệ cờ tướng và ngoài đời.

Lính tráng vỗn dĩ là người phải đi đến nơi xa nhất như biển ải để chiến đấu bảo vệ đất nước, chính vì vậy quân tốt là quân đứng sát biển giới bàn cờ [ con sông] nhất.

Khi chưa qua sống, con tốt chỉ được phép đi và ăn theo chiều dọc. Sau khi qua sống, nó được di chuyển theo cả ngang và dọc, mỗi lần 1 ô và khong được tiến lùi. Hãy thận trọng khi cho con tốt tiến trên bàn cờ bởi khác cờ vua, sức mạnh của chúng sẽ không được tăng lên [ trong cờ vua, tốt đến cuối bàn được phong hâu hoặc xe]. Tốt ở cờ tướng nếu đến cuối bàn sẽ gọi là tốt lụt bởi chúng không thể tiến lên mà chỉ có thể đi ngang.

Có thể nói tốt là quân cờ yếu nhất trên bàn cờ, chúng thường được sử dụng để ” thí tốt” bảo vệ các quân cờ cao hơn. Tuy nhiên, nếu thực sự biết dùng, tốt hoàn toàn có thể trở thành quân cờ quyết định chiến thắng.

Trên đây là toàn bộ cách nhận biết, di chuyển cũng như ý nghĩa các quân cờ trong bàn cờ tướng. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn. Những bạn mới hãy đi từ căn bản cho đến khi thực sự thành thao rồi mới nên tìm hiểu các thế cờ hay và học theo nhé. Đừng quên theo dõi danhcotuong.org để có được những bài viết hay về cờ tướng và các bộ môn cờ học hấp dẫn khác nhé.

Video liên quan

Chủ Đề