Trình bày cách thiết kế môi trường chữ viết theo chủ đề trong lớp học

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON

Thực hiện Kế hoạch số 377/PGD&ĐT-CMMN ngày 20/7/2017 về việc tăng cường tiếng việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non; Kế hoạch số 570/KH-PGD&ĐT ngày 19/9/2018;Kế hoạch thực hiện đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. Để nâng cao chất lượng giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, nhất là trẻ 5 tuổi chuẩn bị lên lớp 1, việc xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trường mầm non Phùng Chí Kiên đã triển khai và tổ chức thực hiện như sau:

  1. Xây dựng môi trường vật chất:

*  Môi trường trong lớp học :

Môi trường lớp học đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học, quyết định phần lớn tới chất lượng dạy học của nhóm, lớp.Môi trường giáo dục được xây dựng phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng cường tiếng Việt nói riêng của các lớp, tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động với tiếng Việt. Ví dụ: Các đồ dùng cá nhân của trẻ, các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong lớp được dán ký hiệu bằng các chữ cái; các mảng tường có sử dụng đa dạng các kiểu chữ cái; các chữ cái và chữ số treo/dán trong lớp…Việc sắp xếp các góc hoạt động trong lớp phải được bố trí khoa học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, an toàn và thân thiện, và có đủ không gian cho trẻ hoạt động. Có hệ thống sách tranh, truyện tranh, thẻ chữ cái, các học liệu phù hợp để hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, giáo viên bố trí sắp xếp hợp lý giúp trẻ dễ sử dụng, tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp với nhau nhiều để vốn từ của trẻ được phát triển.Bên cạnh đó tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực thông qua nhiều hình thức như: tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong  ngày, tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, kể chuyện sáng tạo, đóng kịch… các hoạt động giáo dục khác có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô và những người xung quanh.

* Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời:

Nhà trường đã xây dựng các góc hoạt động cho trẻ ngoài lớp học như góc thiên nhiên, góc vận động, góc sáng tạo, trải nghiệm cho trẻ, khu vườn cổ tích…Có hệ thống chữ viết, ký hiệu phù hợp ở mọi nơi như tường bao, vườn trường, các góc chơi ngoài trời, có góc thư viện thân thiện, được bố trí phù hợp để trẻ và cha mẹ hoạt động trong khoảng thời gian đón trẻ...tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của trường, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để giao nhiệm vụ cho trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng Việt.
Tổ chức các trò chơi dân gian, hát đồng dao, ca dao trong giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi ngoài trời giúp trẻ được tham gia tập thể để tăng cường sự giao lưu, giao tiếp tiếng việt với nhau từ đó tăng khả năng nói tiếng việt cho trẻ.Đẩy mạnh việc phối hợp tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt từ ngay trong nhà trường và trong gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ, thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt ngay tại gia đình. Đồng thời, có các biện pháp tuyêntruyền để khuyến khích cộng đồng nơi trẻ đang sinh sống tăng cường giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt.

2. Xây dựng môi trường xã hội:

* Đối với trẻ:Giáo viên luôn tôn trọng, coi trọng những điều trẻ thích, tìm hiểu những điều trẻ đang quan tâm, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, sở thích và khả năng của trẻ. Sự quan tâm đến trẻ được thể hiện qua hành vi của giáo viên như: lắng nghe trẻ nói, trả lời trẻ khi trẻ có nhu cầu hay những câu hỏi, chơi cùng trẻ. Tạo bầu không khí trong lớp thân thiện, quan tâm đến nhau, tôn trọng trẻ bằng cách đối xử công bằng, không phân biệt đối xử hay kì thị trẻ, không thiên vị trẻ. Đặc biệt hằng ngày giáo viên tổ chức hoạt động để lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho trẻ vào buổi chiều bằng các hoạt động khác nhau như trò chuyện, nghe kể chuyện, đọc thơ, dạy hát, trò chơi cung cấp vốn từ…nhằm mục đích làm quen với một vài từ mới chuẩn bị cho ngày hôm sau; ôn luyện củng cố các từ, các câu đã được học.Khuyến khích trẻ tích cực nói chuyện và giao lưu với nhau trong các hoạt động hằng ngày để rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin và giao tiếp 1 cách lưu loát.

* Đối với giáo viên:Giáo viên luôn chăm chú lắng nghe trẻ nói, không hối thúc hay nói thay trẻ. Trò chuyện với trẻ bằng thái độ vui vẻ, nét mặt tươi cười, thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, trò chuyện với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi như: trong giờ chơi, giờ ăn, đón trẻ, giờ học…chú ý đến khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ trong các hoạt động.Giáo viên luôn yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi khi được hỏi, nếu trẻ gặp khó khăn, giáo viên nhắc khéo một vài từ gợi mở, tránh nói hết cả câu để trẻ tự trình bày tiếng Việt bằng lời nói của mình, sửa sai khi trẻ phát âm chưa đúng.

Đồng thời trao đổi với cha mẹ cần thường xuyên nói chuyện với trẻ bằng tiếng Việt ở gia đình, sưu tầm những quyển chuyện, sách của học sinh lớp một để trẻ “đọc” hoặc xem tranh, làm quen với chữ viết trong những sách đó.

Hình ảnh về môi trường, hoạt động của trường Mầm non Phùng Chí Kiên.

Hoạt động học của lớp mẫu giáo, Trường mầm non Phùng Chí Kiên

Hoạt động học của lớp mẫu giáo lớn, Trường Mầm non Phùng Chí Kiên

Hoạt động kể chuyện “Thỏ nâu làm vườn”của lớp MG

Hình ảnh lồng ghép chữ cái vào góc

Hình ảnh góc học tập

Hình ảnh góc phân vai

Lồng ghép chữ cái vào việc trang trí lớp

Tủ để đồ cá nhân trẻ dán tên, lồng ghép chữ cái

Hình ảnh góc địa phương

Hình ảnh góc sáng tạo

Hình ảnh sân trường có ký hiệu chữ cái cho trẻ chơi vận động

Hoạt động trải nghiệm: Cô và trẻ cuốn nem

Hoạt động trải nghiệm: Trẻ viết thư pháp

Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi dân gian

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG VÀ NGOÀI LỚP HỌC

 Để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” thì môi trường giáo dục có vai trò hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của chuyên đề.

Hưởng ứng mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của toàn ngành giáo dục, năm học 2019-2020 trường Mầm non Sao Mai tích cực tạo môi trường trong và ngoài lớp phong phú, đa dạng hấp dẫn trẻ.

Môi trường giáo dục trong trường Mầm non gồm có môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang hoạt động. Vì vậy trẻ cần có cơ hội để chơi và học ở môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

Trường Mầm non Sao Mai tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng về ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non. Đồng thời tạo nhiều cơ hội cho gia đình trẻ và cộng đồng được tham gia vào các hoạt động của nhà trường; xây dựng mối quan hệ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu của mỗi gia đình để có những phối hợp với từng gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức, phương pháp nhằm thu hút các bậc cha mẹ và cộng đồng tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng môi trường giáo dục trong trường Mầm non.

Kết quả tuyên truyền vận động xã hội hóa được toàn thể cha mẹ trẻ và các mạnh thường quân đồng tình hưởng ứng. Ban giám hiệu trường Mầm non Sao Mai chân thành ghi nhận những đóng góp của cha mẹ trẻ và các mạnh thường quân cả về vật chất, tinh thần và ngày công lao động. Cụ thể như: Anh Nguyễn Minh Hùng phụ huynh lớp Lá 1 hỗ trợ 1 cây phượng, anh Nguyễn Văn Re phụ huynh lớp Lá 2 hỗ trợ 1 cây phượng, anh Lê Phước Tài phụ huynh lớp Lá 1 hỗ trợ 30 bao đất, chị Trần Thị Uyên Thảo phụ huynh lớp Lá 1 hỗ trợ 200.000đ, anh Triệu Quốc Hiếu phụ huynh lớp Chồi 2 hỗ trợ 500.000đ, anh Võ Hoàng Đảnh công ty thực phẩm Gia Khang hỗ trợ 2kg cá kiểng, chị Võ Thị Hồng Thoa phụ huynh lớp Mầm 1 hỗ trợ 300.000đ và một số lốp xe ô tô cũ, các đồ dùng, vật dụng trong gia đình đã qua sử dụng… Kết quả với tinh thần hỗ trợ tích cực của cha mẹ trẻ và các mạnh thường quân đã góp phần tạo dựng được khu vườn thiên nhiên vừa làm đẹp nhà trường vừa tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, vui chơi và học tập.

Môi trường trong lớp học

Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ giáo viên trường Mầm non Sao Mai tạo một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hằng ngày của trẻ.

Ở trường Mầm non Sao Mai mỗi lớp học được giáo viên trang trí với những hình ảnh khác nhau trước cửa lớp để đón trẻ trẻ vào mỗi buổi sáng rất dễ thương, như vậy sẽ làm cho trẻ rất thích đi học hơn, những cử chỉ âu yếm, hôn lên má cô, hoặc bắt tay nhau sẽ làm tình cảm giữa cô và trẻ ngày càng gần gũi nhau hơn.

Góc đón trẻ vào buổi sáng

Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng…

Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành. Nhiều góc sẽ ở trong lớp và có góc sẽ được đưa ra ở ngoài trời.

Các góc chơi bày biện hấp dẫn. Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc. Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác.

Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ…

Trẻ tự vẽ tô màu và làm khung trang trí lớp học

Trẻ trang trí bảng chủ đề

Một góc chơi phân vai trong lớp, trẻ đang thể hiện lại vai chơi nấu ăn

Góc để bàn chải đánh răng

Góc trực nhật được trẻ tự đăng ký vào mỗi buổi sáng

Môi trường bên ngoài lớp học

Đối với môi trường vật chất ngoài lớp: Đến với môi trường ngoài lớp học trẻ được cùng nhau vui chơi, cùng nhau khám phá mọi lúc, mọi nơi từ đó giúp trẻ tích lũy các kỹ năng và phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm từ đó hình thành và phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Trẻ được thỏa sức vui chơi, khám phá môi trường xã hội, trẻ được hòa mình vào tập thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ đảm bảo mục tiêu giáo dục cho trẻ với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”.

Các hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng sống cho trẻ được nhà trường chú trọng thực hiện nhằm trang bị cho trẻ những kỹ năng sống phù hợp với trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay như tổ chức lớp học kỹ năng sống, rèn các kỹ năng tự vệ khi gặp người xấu, kỹ năng tham gia giao thông, kỹ năng tránh xa các vật dụng nguy hiểm như điện, lửa củi và tránh xa hồ, ao, sông, suối khi không có người lớn đi cùng...

Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Môi trường tạo được cơ hội cho trẻ trải nghiệm, phát triển vận động, phát triển thể chất phù hợp với điều kiện nhà trường, văn hóa của địa phương. Trường luôn tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế phẩm.

Ban đại diện CMHS tích cực hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng MTGD

Khâu vô cát, may miệng bao chuẩn bị xây đồi cát

Xây con đường đi với nhiều vật liệu khác nhau cho trẻ trải nghiệm

Các cô đang vẽ mô hình các bài tập vận động

Sân vườn có cây xanh, cây che bóng mát, có bồn hoa, cây cảnh được bố trí hợp lý trước các lớp học, có vườn rau, vườn cây ăn quả được tận dụng khoảng đất trống bên trái và sau dãy lớp học của trường bố trí phù hợp với khuôn viên, diện tích hiện có, những luống rau sạch luôn được cô và trẻ trồng và chăm sóc hằng ngày. Có khoảng sân phía trước và xung quanh trường, trung tâm sân trường dành cho hoạt động tập thể, xung quanh sân trường bố trí các khu vui chơi ngoài trời như: Khu vui chơi phát triền vận động của bé [tại khu PTVĐ trẻ được vui chơi với các đồ chơi, có nhiều đồ chơi, dụng cụ giáo viên tự làm bằng nhiều nguyên vật liệu phế liệu như chai nhựa, lốp xe hỏng…trẻ được trèo, bò, chạy nhảy, chui qua cổng, đu, đi trên ghế thể dục, ném bóng rổ, ném trúng đích, có nhiều trò chơi kích thích sự vận động của trẻ, trẻ được tập luyện cho đôi chân khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai, phát triển cân đối hài hòa…. ], khu vui chơi với cát, nước, sỏi [trẻ được tiếp xúc với cát nước chơi các trò chơi câu cá, nơm cá, thả vật chìm nổi, đong, đúc xây nhà trên cát, sỏi…]; Góc bên phải sân trường là ao cá, vườn cổ tích, tại vườn cổ tích trẻ được tiếp xúc với các nhân vật, kể chuyện sáng tạo… Ngôi nhà chòi ở đây cũng được các cô xây dựng bằng các phế liệu khác nhau để trẻ thể hiện lại các công việc của các thành viên trong gia đình. Trẻ đang hoạt động với gian hàng chợ quê, ở đây tạo cho trẻ cơ hội giao tiếp, hình thành và rèn luyện kỹ năng xã hội, thông qua đó nhằm giúp trẻ tái tạo những hoạt cảnh của làng quê và trẻ hiểu thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam…

Dưới sảnh cầu thang là góc Góc chơi âm nhạc với nhiều dụng cụ âm nhạc để trẻ hát múa biểu diễn âm nhạc, phía bên hông cầu thang tầng 1 chúng tôi tận dụng để xây dựng góc “Bé tập làm họa sĩ” góc này giáo viên chuẩn bị nhiều đồ dùng, nguyên liệu, phế liệu bằng trí tưởng tượng của trẻ với thiên nhiên, với xã hội…để trẻ vẽ, nặn, xé dán, làm tranh sáng tạo…giúp trẻ phát triển thẫm mỹ, rèn luyện các kỹ năng tạo hình…

Các cái nồi, ấm hư được các cô sơn sửa lại làm dụng cụ âm nhạc

Môi trường ngoài lớp học cũng nhà trường được tận dụng tối đa để giáo dục và phát huy tính tích cực cho trẻ. Các bài tập vận động được bố trí dọc các lối đi, hành lang, sân chơi…vừa tạo được cảnh quan đẹp mắt vừa giúp trẻ phát triển vận động mọi lúc mọi nơi.

Trẻ hứng thú khi được thể hiện tài năng vẽ của mình

Trẻ chơi hứng thú chơi ở khu đồi cát

Để xây dựng được môi trường giáo dục một cách hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đòi hỏi Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trường Mầm non Sao Mai phải đầu tư một cách toàn diện từ vật chất đến công sức, sự sáng tạo và tâm huyết của mình.

Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường Mầm non Sao Mai đã đáp ứng được yêu cầu của chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long dự kiến mở Hội thảo “Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong trường Mầm non, năm học 2019-2020” vào ngày 06/11/2019 tại trường Mầm non Sao Mai. Tham dự Hội thảo gồm có Đại diện CBQL và Giáo viên các trường Mầm non trên địa bàn huyện Măng Thít, Long Hồ, Bình Tân và thành phố Vĩnh Long đến tham quan và học tập.

Người viết: Lư Bích Nguyệt - Giáo viên [ Tổ trưởng Khối Nhà trẻ + Mầm ]

Video liên quan

Chủ Đề