Truyền thông chính sách AJC điểm chuẩn

Truyền thông chính sách chắc hẳn là cái tên còn rất mới mẻ với các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, do nhu cầu thực tiễn của xã hội hiện đại nên đây là một trong những chuyên ngành đang được các bạn trẻ lựa chọn nhiều nhất để theo học tại AJC. Vậy chuyên ngành Truyền thông chính sách là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Chuyên ngành truyền thông chính sách mở ra cơ hội nghề nghiệp với cho giới trẻ

1. Truyền thông chính sách là gì? 

Truyền thông chính sách được hiểu là một phần trong hoạt động của chính phủ nhằm đưa thông tin về các chính sách đến người dân, thuyết phục họ thay đổi nhận thức và hành vi theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó, đây còn là kênh thông tin ngược để chính phủ lấy ý kiến nhân dân khi xây dựng các loại chính sách mới hay điều chỉnh chính sách hiện tại, tạo ra sự đồng thuận xã hội.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay thì truyền thông chính sách ngày càng đóng vai quan trọng, cấp thiết và không thể thiếu của các cơ quan nhà nước. Nắm bắt được điều đó, khoa Tuyên truyền của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã chính thức đưa chuyên ngành Truyền thông chính sách vào chương trình đào tạo chính quy. 

Sinh viên học Truyền thông chính sách sẽ được trau dồi kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội…; kỹ năng thẩm định, tổ chức, triển khai thực hiện để đánh giá các dự án, kế hoạch, dịch vụ. Đặc biệt là có năng lực sáng tạo những sản phẩm truyền thông chính sách thông qua việc học tập và tham gia hoạt động ngoại khóa tại trường.

Bên cạnh đó, sinh viên được rèn luyện thêm về kỹ năng giao tiếp, phát ngôn, thuyết trình và soạn thảo được các văn bản truyền thông chính sách. Đồng thời, trang bị cho bản thân những kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, thích ứng với sự sáng tạo của công việc.

2. Chương trình đào tạo Truyền thông chính sách_Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi duy nhất trên cả nước đào tạo chính quy chuyên ngành Truyền thông chính sách bậc cử nhân. Chỉ tiêu tuyển sinh các năm là 50 sinh viên. Các thí sinh muốn ứng tuyển có thể chọn các phương thức xét tuyển sau: Xét tuyển học bạ; Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Xét tuyển kết hợp; Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.

Chương trình học có tổng cộng 130 tín chỉ tích lũy, tương đương với 4 năm đào tạo. Sinh viên sau khi hoàn thành khóa học có thể sẵn sàng làm việc trong môi trường thực tế. Bên cạnh học ở trường thì sinh viên sẽ được thực tập tại các trung tâm truyền thông thuộc các sở, ban ngành, cũng như làm việc thuộc các mảng truyền thông của các cơ quan, doanh nghiệp.

Một số môn học nổi bật của chương trình cử nhân chuyên ngành Truyền thông chính sách: Lý thuyết truyền thông và vận động chính sách, quản lý truyền thông đại chúng và phương tiện truyền thông mới, lý thuyết và kỹ năng truyền thông trực tiếp, cổ động và tổ chức sự kiện… 

Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm

Có thể bạn nghĩ rằng chuyên ngành này còn quá mới mẻ tại nước ta cũng như Học viện Báo chí và Tuyên truyền những về chất lượng giảng dạy thì bạn hoàn toàn yên tâm nhé. Chuyên ngành này thuộc khoa Tuyên truyền với đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm kết hợp với mô hình đào tạo tiên tiến của các trường đại học trong và ngoài nước, sinh viên theo học chuyên ngành Truyền thông chính sách sẽ có đầy đủ kiến thức, đạo đức, kỹ năng và năng lực toàn diện để phù hợp với các tổ chức chính trị, đơn vị truyền thông hay cơ quan báo chí.

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Truyền thông chính sách

4. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông chính sách có thể làm gì?

Chuyên ngành Truyền thông chính sách là ngành học có sự giao thoa kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như Truyền thông, tuyên truyền, báo chí, văn hóa chính trị – xã hội… Chính vì vậy, cơ hội việc làm dành cho các bạn sinh viên mới ra trường khá đa dạng và hấp dẫn.

Sinh viên đi thực tế tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai

Các vị trí mà sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông chính sách có thể ứng tuyển gồm: 

– Cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo dục trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.

– Cán bộ truyền thông tại các văn phòng chính phủ, các bộ, ban, ngành Ủy ban nhân dân các cấp.

– Người phát ngôn phụ trách vấn đề giao tiếp với báo chí của các cơ quan chính quyền, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị xã hội hay các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp công lập.

– Nghiên cứu viên, giảng viên về lĩnh vực truyền thông chính sách.

– Làm công tác truyền thông ở những cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hay chuyên viên truyền thông nội bộ trong các doanh nghiệp. 

Chia sẻ thêm với các bạn đang có định hướng theo học chuyên ngành Truyền thông chính sách là ngoài việc trang bị kiến thức cơ bản thì các bạn cần phải có sự đam mê lĩnh vực này, năng động sáng tạo và không ngại thử thách. 

Có lẽ bài review về chuyên ngành Truyền thông chính sách của Học viện Báo chí và Tuyên truyền này đã phần nào giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc về ngành học này. Mình mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định đúng đắn nhất cho tương lai của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!

Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính thức công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy năm 2021.

Tham khảo: Thông tin tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2022

Điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả thi THPT năm 2021 đã được cập nhật.

Điểm sàn AJC năm 2021

Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 như sau:

Tên ngành Điểm sàn
Các ngành có môn chính hệ số 2 22.0
Các ngành còn lại 16.0

Điểm chuẩn AJC năm 2021

1. Điểm chuẩn xét học bạ THPT

Các tính điểm xét tuyển theo học bạ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền như sau:

  • Ngành Báo chí: ĐXT = [A+B]/2 + Điểm ưu tiên [nếu có]
  • Các ngành nhóm 2: ĐXT = A + Điểm ưu tiên [nếu có]
  • Nhóm 3 ngành Lịch sử: ĐXT = [A+Cx2]/3 + Điểm ưu tiên [nếu có]
  • Các ngành nhóm 4: ĐXT = [A+Dx2]/3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Trong đó:

A = Điểm TBC 5 học kỳ THPT [không tính HK2 lớp 12]

B = Điểm xét ngành Báo chí, tính bằng điểm TB cộng tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT [Toán, Văn, NN, Lịch sử, Địa lý, GDCD] – với thí sinh dự bài thi KHXH; Toán, Văn, NN, Lý, Hóa, Sinh với thí sinh dự bài thi KHTN. Tất cả các môn thi tính hệ số 1.

C = Điểm TBC 5 học kỳ môn Sử THPT [không tính HK2 lớp 12].

D = Điểm TBC 5 học kỳ môn Tiếng Anh THPT [không tính HK2 lớp 12].

Điểm chuẩn xét học bạ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2021 như sau:

Tên ngành Điểm chuẩn HB
Báo in 8.45
Ảnh báo chí 8.0
Báo phát thanh 8.75
Báo truyền hình 9.0
Quay phim truyền hình 7.0
Báo mạng điện tử 8.72
Báo truyền hình [CLC] 8.69
Báo mạng điện tử [CLC] 8.43
Thông tin đối ngoại 9.42
Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế 9.42
Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu [CLC] 9.5
Quan hệ công chúng chuyên nghiệp 9.57
Truyền thông marketing [CLC] 9.6
Kinh tế chính trị 8.5
Xã hội học 8.7
Truyền thông đa phương tiện 9.63
Truyền thông đại chúng 9.5
Truyền thông quốc tế 9.6
Ngôn ngữ Anh 9.45
Công tác xã hội 8.6
Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa 7.5
Chính trị phát triển 6.9
Quản lý xã hội 8.35
Tư tưởng Hồ Chí Minh 6.9
Văn hóa phát triển 7.9
Chính sách công 7.5
Quản lý hành chính nhà nước 8.5
Truyền thông chính sách 8.25
Quản lý kinh tế 8.9
Kinh tế và Quản lý [CLC] 8.8
Kinh tế và Quản lý 8.75
Triết học 7.8
Chủ nghĩa xã hội khoa học 6.9
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 8.7
Biên tập xuất bản 8.9
Xuất bản điện tử 8.8
Quảng cáo 9.27
Quản lý công 8.5
Công tác tổ chức [Xây dựng Đảng] 7.7
Công tác dân vận [Xây dựng Đảng] 7.0

2. Điểm chuẩn xét kết quả thi THPT 2021

Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 như sau:

Tên ngành Khối XT Điểm chuẩn
Triết học A16 23
C15 23
D01, R22 23
Chủ nghĩa xã hội khoa học A16 22.5
C15 22.5
D01, R22 22.5
Lịch sử [CN Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam] C00 35.4
C03 33.4
C19 34.9
D14 33.4
Kinh tế chính trị A16 24.5
C15 25.5
D01, R22 25
Chính trị học [CN Tư tưởng Hồ Chí Minh] A16 22
C15 22
D01, R22 22
Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước [CN Công tác tổ chức] A16 22.75
C15 23.5
D01, R22 23
Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước [CN Công tác dân vận] A16 17.25
C15 17.75
D01, R22 17.25
Kinh tế [CN Quản lý kinh tế] A16 24.98
C15 25.98
D01, R22 25.48
Kinh tế [CN Quản lý kinh tế] – CLC A16 24.3
C15 25.3
D01, R22 24.8
Kinh tế [CN Kinh tế và Quản lý] A16 24.95
C15 25.95
D01, R22 25.45
Chính trị học [CN Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa] A16 23.05
C15 23.05
D01, R22 23.05
Chính trị học [CN Chính trị phát triển] A16 22.25
C15 22.25
D01, R22 22.25
Quản lý nhà nước [CN Quản lý xã hội] A16 24
C15 24
D01, R22 24
Chính trị học [CN Văn hóa phát triển] A16 23.75
C15 23.75
D01, R22 23.75
Chính trị học [CN Chính sách công] A16 23
C15 23
D01, R22 23
Quản lý nhà nước [CN Quản lý hành chính nhà nước] A16 24
C15 24
D01, R22 24
Chính tị học [CN Truyền thông chính sách] A16 24.75
C15 24.75
D01, R22 24.75
Truyền thông đa phương tiện A16 27.1
C15 28.6
D01, R22 27.6
Truyền thông đại chúng A16 26.27
C15 27.77
D01, R22 26.77
Quản lý công A16 24.65
C15 24.65
D01, R22 24.65
Xã hội học A16 24.4
C15 25.4
D01, R22 24.9
Công tác xã hội A16 24
C15 25
D01, R22 24.5
Xuất bản [CN Biên tập xuất bản] A16 25.25
C15 26.25
D01, R22 25.75
Xuất bản [CN Xuất bản điện tử] A16 24.9
C15 25.9
D01, R22 25.4
Quan hệ quốc tế [CN Thông tin đối ngoại] D01, R24 35.95
D72, R25 35.45
D78, R26 36.95
Quan hệ quốc tế [CN Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế] D01, R24 35.85
D72, R25 35.35
D78, R26 36.85
Quan hệ quốc tế [CN Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu] – CLC D01, R24 35.92
D72, R25 35.42
D78, R26 36.92
Quan hệ công chúng [CN Quan hệ công chúng chuyên nghiệp] D01, R24 36.82
D72, R25 36.32
D78, R26 38.07
Quan hệ công chúng [CN Truyền thông marketing] – CLC D01, R24 36.32
D72, R25 35.82
D78, R26 37.57
Truyền thông quốc tế D01, R24 36.51
D72, R25 36.01
D78, R26 37.51
Ngôn ngữ Anh D01, R24 36.15
D72, R25 25.65
D78, R26 26.65
Quảng cáo D01, R24 26.3
D72, R25 25.8
D78, R26 36.8
Báo chí [CN Báo in] R05 25.4
R06 24.4
R15, R19 24.9
R16 26.4
Báo chí [CN Ảnh báo chí] R07, R20 24.1
R08 24.6
R09 23.6
R17 25.35
Báo chí [CN Báo phát thanh] R05 25.65
R06 24.65
R15, R19 25.15
R16 26.65
Báo chí [CN Báo truyền hình] R05 26.75
R06 25.5
R15, R19 26
R16 28
Báo chí [CN Quay phim truyền hình] R11, R12, R13, R21 19
R18 19.75
Báo chí [CN Báo mạng điện tử] R05 25.9
R06 25.15
R15, R19 25.65
R16 27.15
Báo chí [CN Báo truyền hình] – CLC R05 25.7
R06 24.7
R15, R19 25.2
R16 26.2
Báo chí [CN Báo mạng điện tử] – CLC R05 25
R06 24
R15, R19 24.5
R16 25.5

THỦ TỤC NHẬP HỌC HỌC VIỆN BÁO CHÍ

Điểm chuẩn trúng tuyển Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2020 như sau:

Ngành Khối  2019 Điểm chuẩn 2020
Triết học 18 19.65
Chủ nghĩa xã hội khoa học 16 19.25
Kinh tế chính trị D01, R22 19.95 23.2
A16 19.7 22.7
C15 20.7 23.95
Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước D01, R22 17.25 21.3
A16 17.25 21.05
C15 18 22.05
 Xã hội học D01, R22 19.65 23.35
A16 19.15 22.85
C15 20.15 23.85
Truyền thông đa phương tiện D01, R22 23.75 26.57
A16 23.25 26.07
C15 24.75 27.57
Truyền thông đại chúng D01, R22 22.35 25.53
A16 21.85 25.03
C15 23.35 26.53
Quản lý công 19.75 22.77
Công tác xã hội D01, R22 19.75 23.06
A16 22.56
C15 23.56
Kinh tế [chuyên ngành Quản lý kinh tế] D01, R22 20.5 24.05
A16 19.25 22.8
C15 21.25 24.3
 Kinh tế [chuyên ngành Kinh tế và Quản lý] D01, R22 20.65 23.9
A16 19.9 22.65
C15 21.4 24.65
Chính trị học [chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa] / 17 18.7
Chính trị học [chuyên ngành Chính trị học phát triển] / 16 16.5
Chính trị học [chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh] / 16 16
Chính trị học [chuyên ngành Văn hóa phát triển] / 17.75 19.35
Chính trị học [chuyên ngành Chính sách công] / 16 18.15
Chính trị học [chuyên ngành Truyền thông chính sách] / 18.75 22.15
Quản lý nhà nước [chuyên ngành Quản lý xã hội] / 17.75 21.9
Quản lý nhà nước [chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước] / 17.5 21.72
Xuất bản [chuyên ngành Biên tập xuất bản] D01, R22 20.75 24.5
A16 20.25 24
C15 21.25 25
Xuất bản [chuyên ngành Xuất bản điện tử] D01, R22 19.85 24.2
A16 19.35 23.7
C15 20.35 24.7
Lịch sử [chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam] C00 25.75 31.5
C03 23.75 29.5
D14, R23 25.75 29.5
C19 25.75 31
Báo chí [chuyên ngành Báo in] R15 19.65 29.5
R05, R19 20.4 30
R06 19.15 29
R16 22.15 31
Báo chí [chuyên ngành Ảnh báo chí] R07 19.2 26
R08, R20 21.2 26.5
R09 18.7 25.5
R17 21.7 27.25
Báo chí [chuyên ngành Báo phát thanh] R15 20 30.3
R05, R19 20.75 30.8
R06 19.5 29.8
R16 22.5 31.8
Báo chí [chuyên ngành Báo truyền hình] R15 22 32.25
R05, R19 22.75 33
R06 21.5 31.75
R16 24 34.25
Báo chí [chuyên ngành Quay phim truyền hình] R11 16 22
R12, R21 16.5 22.25
R13 16 22
R18 16.25 22.25
Báo chí [chuyên ngành Báo mạng điện tử] R15 20.5 31.1
R05, R19 21 31.6
R06 20 30.6
R16 23 32.6
Quan hệ quốc tế [chuyên ngành Thông tin đối ngoại] D01 29.75 32.7
D72 29.25 32.2
D78 30.75 33.7
R24 30.25 32.7
R25 / 32.2
R26 30.75 33.7
Quan hệ quốc tế [chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế] D01 29.7 32.55
D72 29.2 32.05
D78 30.7 33.55
R24 30.2 32.55
R25 30.7 32.05
R26 30.7 33.55
Quan hệ công chúng [chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp] D01 32.75 34.95
D72 32.25 34.45
D78 34 36.2
R24 33.25 34.95
R25 33.75 34.45
R26 33.75 36.2
Ngôn ngữ Anh D01 31 33.2
D72 30.5 32.7
D78 31.5 33.7
R24 31.5 33.2
R25 31.5 32.7
R26 31.5 33.7
Truyền thông quốc tế D01 31 34.25
D72 30.5 33.75
D78 32 35.25
R24 31.5 35.25
R25 31.75 34.75
R26 32 36.25
Quảng cáo D01 30.5 32.8
D72 30.25 32.3
D78 30.75 33.55
R24 30.5 32.8
R25 30.5 32.3
R26 30.75 33.55
Chương trình chất lượng cao
Kinh tế [chuyên ngành Kinh tế và Quản lý] D01, R22 20.25 22.95
A16 19 21.7
C15 21 23.2
Báo chí [chuyên ngành Báo truyền hình] R15 19.25 28.4
R05, R19 20.5 28.9
R06 18.5 27.9
R16 21.75 29.4
Báo chí [chuyên ngành Báo mạng điện tử] R15 18.85 27.5
R05, R19 20.1 28
R06 18.85 27
R16 21.35 28.5
Quan hệ quốc tế [chuyên ngành Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu] D01 30.65 32.9
D72 30.15 32.4
D78 31.65 33.9
R24 31.15 34
R25 31.65 33.5
R26 31.65 35
Quan hệ công chúng [chuyên ngành Truyền thông marketing] D01 31 33.2
D72 30.5 32.7
D78 32.25 34.45
0R24 32.5 35.5
R25 33 35
R26 33 36.75

Video liên quan

Chủ Đề