Tử Cấm Thành có bao nhiêu cung nữ?

Thái giám bản chất vốn là đàn ông nên có thể lực tốt hơn, họ thường đảm đương một số công việc nặng nhọc, trong khi công việc của cung nữ tương đối nhẹ nhàng. Tuy nhiên không vì thế mà cung nữ đỡ khổ.

Vào thời nhà Thanh, hàng năm Tử Cấm Thành đều mở kỳ tuyển cung nữ, chiêu mộ các cô gái dưới 15 tuổi tộc Bát Kỳ vào cung. Sau khi được đào tạo, họ sẽ trở thành cung nữ. Song ngoài mục đích không cần phải lo miếng cơm manh áo, không ít cung nữ cũng ôm hy vọng được Hoàng đế sủng ái, từ đó một bước lên mây, thay đổi số phận. Tuy nhiên nếu những cung nữ đến tuổi 25 mà vẫn chưa có sự đột phá trong thân phận [trở thành phi tần hoặc thăng chức], họ sẽ bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành. 

Có một hiện tượng đáng buồn là sau khi cung nữ xuất cung, ít ai muốn kết hôn với họ, ngoại trừ các phú hộ nhà giàu thuê về tiếp tục làm hạ nhân.

Thông thường, 25 là độ tuổi khá lý tưởng để kết hôn, tại sao những cung nữ này sau khi rời cung lại không tìm được chồng? 

Bị nam giới nhà giàu chê còn chưa nói, ngay cả đàn ông thô kệch và nông dân cũng không muốn kết hôn với họ. Về nguyên nhân của vấn đề này, Phổ Nghi từng nói trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi". 

Theo Phổ Nghi, mặc dù công việc của những cung nữ này không nặng nhọc như các thái giám nhưng cuộc sống hàng ngày của họ rất nhàm chán, nếu không phải bận bịu phục vụ chủ tử thì ngoài ra không còn gì khác để nói. 

Sống trong cung, cung nữ phải kiêng quan hệ tình dục, hàng ngày phải hầu hạ người khác, không được phạm sai lầm, không được xúc phạm bất cứ ai trong cung, nếu không sẽ bị phạt nặng, thậm chí là mất mạng.

Trong hoàn cảnh đó, nhiều cung nữ mắc phải một căn bệnh - chứng uất, trong Đông y thường gọi là huyết ứ. 

Có lẽ nhiều người chưa nghe nói đến chứng bệnh này, nói đơn giản thì đó chính là suy nhược cơ thể. Sở dĩ những cung nữ này mắc phải căn bệnh này hoàn toàn là do trong cung không ăn uống đúng giờ đủ bữa, làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng quá mức, mỗi ngày sống dưới áp lực lớn. Bệnh huyết ứ tuy có thể chữa khỏi nhưng lại tốn rất nhiều tiền. Do đó, cung nữ dẫu biết thân thể mình không được khỏe nhưng cũng không thể làm gì khác ngoài chịu đựng.

Nam giới thời bấy giờ ít người đồng ý cưới cô gái từng làm cung nữ trong cung là vì sợ họ không thể sinh con hoặc đứa nhỏ sinh ra bị chết yểu. 

Ở thời phong kiến, địa vị của nữ giới vô cùng thấp hèn. Một khi được gả về gia đình nào đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của họ phải là sinh con nối dõi tông đường, đặc biệt phải sinh được con trai. Người thời bấy giờ cho rằng nếu không sinh được con hoặc không sinh được con trai thì hoàn toàn do lỗi của người phụ nữ, người chồng có quyền năm thê bảy thiếp để cuộc sống sung túc và con đàn cháu đống.

Hơn nữa, vì sức khỏe không đảm bảo, nếu lấy cung nữ về làm vợ cũng không thể phụ giúp gia đình được bao nhiêu, nên thà không cưới còn hơn.

Công chúa Đức Linh, người mà Từ Hi Thái hậu rất yêu quý, từng nói rằng hầu hết các cung nữ trong cung đều bị chứng huyết ứ, trông họ đều bơ phờ và không biết khi rời khỏi cung sẽ làm gì. Bà biết rõ rằng số phận của họ sau khi xuất cung hầu như rất thê thảm.

Nguồn: Sohu

Theo Trung Hạ

Theo Phụ nữ số Copy link

Link bài gốc Lấy link! //phunuso.baophunuthudo.vn/cung-nu-den-tuoi-deu-bi-buoc-roi-khoi-tu-cam-thanh-so-phan-long-dong-khong-ai-them-cuoi-vi-mot-nguyen-nhan-193230915143152446.htm

Tây Lục cung là nơi ở của hậu cung phi tần nhà Thanh, bao gồm Trữ Tú cung, Dực Khôn cung, Vĩnh Thọ cung, Hàm Phúc cung, Trường Xuân cung và Thái Cực điện. Từ Hi Thái hậu đã sống nửa đời ở Tây Lục cung - khu vực được mệnh danh kỳ bí nhất Tử Cấm Thành với những câu chuyện không thể lý giải.

Chúng ta đều biết Cố cung hiện nay chỉ mở cửa một phần nhỏ với thế giới bên ngoài, phần lớn còn lại bị phong tỏa kín mít, không được phép xâm nhập. Du khách chỉ có thể tham quan đến 17h, sau đó Cố cung hoàn toàn trở lại trạng thái “kín cổng cao tường” uy nghiêm.

Cố cung từng là kinh thành của hai thời Minh và Thanh, nói nguy nga cũng được, mà đáng sợ cũng không sai. Giai cấp cầm quyền đấu đá lẫn nhau, hậu cung tranh sủng rồi ám toán hãm hại, cung nữ thái giám kêu gào trong đau đớn bởi những trận phạt nhừ tử…

Xung quanh kinh thành cổ này đã sinh ra vô vàn câu chuyện huyền bí không có lời giải. Có người từng nhìn thấy yêu thú kỳ lạ vào ban đêm, có người nhìn thấy cung nữ cùng thái giám đi lại trong cung điện... Trong đó nổi tiếng nhất là câu chuyện về con đường Âm Dương bên trong Cố cung.

Chuyện kể rằng, vào nửa đêm, vong hồn cô độc trong cung chết oan đi lang thang, con đường nhỏ trong Tây Lục cung có ma nữ thắt cổ. Người ta nói rằng những người ở lại qua đêm trong Cố cung thường biến mất một cách bí ẩn. Mùa hè, mưa to và sấm sét, có người nhìn thấy một cái bóng trên tường, đó là một cung nữ đang cúi xuống lấy một thứ gì đó. Vào 2-3 giờ đêm, người ta thường nghe thấy tiếng phụ nữ khóc.

Đông Đồng Tử [con đường nối thông hướng Bắc-Nam ngoài đường Đông của Cố cung] được mệnh danh là con đường Âm Dương [Âm Dương đạo] nổi tiếng nhất trong các truyền thuyết của Tử Cấm Thành.

Con đường Âm Dương có nghĩa là: trong đêm trăng sáng lên cao, ánh trăng chiếu vào bức tường đỏ dài dằng dặc, in bóng xuống con đường tạo thành hai mảng sáng và tối rõ ràng, một Âm và một Dương. Nhiều câu chuyện kể rằng các cung nữ thái giám sau khi mất, đặc biệt là chết trong tức tưởi hàm oan, thường đi qua con đường này.

Năm 1992, trong ngày mưa gió bão bùng, sấm chớp đùng đùng, trời tối đen, một du khách nhìn thấy bóng hình các cung nữ cầm đèn đi men theo thành tường màu đỏ. Cảnh tượng này tiếp diễn liên tục 5 phút, sau đó biến mất, khiến vị khách phải cứ ngỡ mình hoa mắt, nhưng hỏi người xung quanh thì không một ai nhìn thấy.

Còn có một truyền thuyết khác kể rằng mặc dù ma quỷ xuất hiện vào ban đêm trong hoàng cung, nhưng chúng sẽ trốn con người. Người đi theo đường Dương, ma đi trong đường Âm; người đi theo đường Âm, ma sẽ đi đường Dương. Nhưng nếu một người bước một chân vào đường Dương, một chân bước vào đường Âm, hoặc đi trên đường ranh giới, thì yêu ma sẽ không có nơi nào để đi, nên chúng mới lộng hành hại người.

Nghe nói, vào một ngày của những năm 1980, ở dãy phòng thứ 13 trong cung [lúc này, chế độ phong kiến đã chấm dứt, nhà Thanh sụp đổ năm 1912, Tử Cấm Thành không còn là hoàng cung] có một người đàn ông khỏe mạnh khoảng 30 tuổi, không cao nhưng to khỏe, nước da ngăm đen. Anh ta một bữa có thể ăn tám cái bánh bao, thêm một niêu cơm nhỏ. Để chứng minh mình không tin vào ma quỷ, anh ta vỗ ngực nói rằng đêm đó sẽ đi qua con đường Âm Dương.

Sáng sớm hôm sau, mọi người hỏi hắn đêm qua đi đường Âm Dương thế nào? Vốn là nói đùa, ai có thể nghĩ tới anh ta lại nói: "Đừng nhắc tới chuyện này, cũng đừng nói gì hết, về sau tôi không dám nhắc đến con đường đó nữa".

Anh ta nói với khuôn mặt tái nhợt và run rẩy khắp người. Mọi người vừa nhìn liền biết có chuyện không ổn, vội vàng hỏi hắn chuyện gì xảy ra? Thì ra là tối hôm qua lúc hắn đang nấu cơm vo gạo, chợt nghe bên tai có người nói: "Nghe nói ngươi muốn đi qua con đường Âm Dương?". Hắn quay đầu lại, quả nhiên không có ai ở đó! Tưởng mình nghe nhầm nên tiếp tục cúi đầu vo gạo, nhưng giọng nói lại vang lên: “Ngươi định đi đường Âm Dương à?”. Hắn sợ đến mức hét lên và vứt luôn thau vo gạo rồi chạy vào phòng.

Nghe anh chàng kể, ai nấy cũng đều cho rằng anh ta sợ hãi không dám ra ngoài nên đến dãy phòng thứ 13 hỏi mọi người trong phòng và đã chứng thực anh chàng này đã gặp phải thứ gì đó đáng sợ. Thế là nhóm người mới vỡ lẽ thì ra anh chàng này đã nói thật.

Trên đây chỉ là những câu chuyện kỳ bí nhỏ lẻ trong “kho tàng” đồ sộ về Cố cung. Mặc dù có mốc thời gian rõ ràng nhưng hầu như chỉ là chuyện truyền miệng và không có bằng chứng chứng thực. Cố cung có thật sự có xảy ra những sự kiện đó hay không, đến nay vẫn là bí ẩn!

Chủ Đề