Tứ chi là bỏ phận nào

Đặng Văn Tĩnh (SN 1986) ở Đồng Than, Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Sinh ra trong một gia đình nghèo, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vốn là một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường, thế nhưng lên lớp 5, Tĩnh mắc một căn bệnh lạ, cứ đi được một đoạn là ngã.

Tứ chi là bỏ phận nào

 Đặng Văn Tĩnh đã không may mắn từ bé, nhưng anh đã vượt lên được khỏi bệnh tật, số phận của mình.

Số lần ngã cứ thế tăng dần lên, sau đó, chân anh Tĩnh bị co bóp và ngực bị nhô ra. Đến năm 15 tuổi thì anh hoàn toàn không đi lại được nữa, và từ đó phải gắn bó với chiếc xe lăn. Sự nghiệp học tập của anh từ đó cũng trở nên dang dở.

Bố mẹ Tĩnh vì thương con đã đưa con chạy chữa khắp nơi nhưng cũng chỉ nhận được cái lắc đầu của thầy thuốc.

Hàng ngày ngồi trên xe lăn, nhìn bạn bè chạy nhảy, vui đùa, nước mắt Tĩnh đã không biết bao nhiêu lần rơi ướt áo. Nhưng trong hoàn cảnh ấy, niềm lạc quan và nghị lực của cậu bé Tĩnh ngày nào đã chẳng thể bị khuất phục.

Biết mình thiệt thòi nhưng chẳng bao giờ Tĩnh ngơi cố gắng. Không chỉ tự động viên mình, Tĩnh còn liên lạc, kết nối với nhiều những bạn khuyết tật khác như mình.

Năm 18 tuổi - khi trưởng thành và bắt đầu biết nhận thức rõ ràng hơn về tương lai, được tiếp xúc nhiều hơn với những người khuyết tật đồng cảnh, Tĩnh đã nung nấu trong mình một mong muốn làm thế nào đó để những người khuyết tật quanh mình cũng được sống vui vẻ.

Khát khao cống hiến cho cộng đồng, chia sẻ những khó khăn với các bạn đồng tật, anh Đặng Văn Tĩnh đã thành lập Hội người khuyết tật với tên gọi "Mái ấm tình thương". 

Tứ chi là bỏ phận nào

Hàng ngày, hàng giờ, Đặng Văn Tĩnh không bỏ phí một phút nào để trau dồi kiến thức, giúp đỡ cộng đồng người khuyết tật như anh.

Hơn 40 thành viên là hơn 40 số phận, hơn 40 cuộc đời khác nhau, nhưng họ có một điểm chung là nghị lực và mục đích sống vì cộng đồng.

Đều đặn hàng tháng, các bạn dạo quanh các con phố từ Hưng Yên tới Hà Nội bán đĩa nhạc, bông tăm và tổ chức chương trình ca nhạc gây quỹ từ thiện, do chính các thành viên trong nhóm sáng tác và biểu diễn.

CLB cũng là chiếc cầu nối giữa những nhà hảo tâm với người khuyết tật, giúp nhiều người khiếm thị tìm được công việc thích hợp tại các cơ sở tẩm quất người mù.

Ông Đặng Quang Lượng (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) là một thành viên lớn tuổi trong CLB của Tĩnh cho biết: “Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Tĩnh vẫn luôn truyền cảm hứng, tình yêu thương, tình yêu cuộc sống cho mọi người. Bản thân tôi cũng cảm thấy phải học tập anh ấy rất nhiều để làm cho cuộc sống của mình và của mọi người xung quanh tốt đẹp hơn”.

Dù hoàn cảnh, kinh tế khó khăn nhưng Tĩnh không trông mong vào sự thương hại của mọi người, bởi anh nghĩ mình còn may mắn hơn nhiều người khác. Câu chuyện của anh đã trở thành niềm cảm hứng cho rất nhiều người, bởi trong anh luôn có một tinh thần “Không gì là không thể”.

Tứ chi là bỏ phận nào

 CLB Mái ấm tình thương do anh sáng lập là cầu nối giúp hơn 40 người khuyết tật như anh vui sống hơn mỗi ngày và tạo ra những giá trị để đóng góp cho cộng đồng.

Cùng đồng cảm như những khán giả khác, bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng gGiám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát gửi lời động viên: “Khi biến cố ập đến cho cuộc sống của em, cho đến bây giờ em đã có thể tạo thêm tiếng cười và đem ý nghĩa cuộc sống của mình đến cho những người xung quanh.

Đó cũng chính là bài học cho chị cũng như những người khác được truyền cảm hứng và tiếp tục động lực đi tới. Câu chuyện của em mang đến cho mọi người sự tích cực, cảm ơn em đã mang đến niềm cảm hứng trong cuộc sống”.

Trong chương trình Nối trọn yêu thương, rất nhiều khán giả xem đài đã cảm kích trước nghị lực và tinh thần lạc quan của Tĩnh. Facebooker Tuyết Trần Thị chia sẻ trên fanpage của chương trình: “Chào em! Đại diện cho những con người nghị lực luôn vươn lên những chông gai bươn chải cùng cuộc sống khó khăn làm động lực tinh thần, truyền cảm hứng cho những hoàn cảnh không may mắn thật đáng khâm phục. Chúc em và mọi người luôn giữ vững trái tim nhiệt huyết đó nha”.

Cũng thông qua chương trình Nối trọn yêu thương, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã gửi đến Tĩnh một phần quà để tiếp thêm động lực cho Tĩnh lan tỏa những công việc thiện nguyện ý nghĩa và truyền cảm hứng đến cho cộng đồng.

Liệt hai chi dưới và tứ chi

Liệt hai chi dưới và tứ chi là các dạng liệt khác nhau, có thể mất vận động một phần hay hoàn toàn ở một hay nhiều bộ phận trên cơ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến liệt, bao gồm các bệnh về thần kinh cơ, các chấn thương tủy sống, và đột quỵ. Liệt có thể có nhiều loại, tùy thuộc vào nguyên nhân nền và độ nặng của tổn thương. Các dạng liệt có thể là một phần hay hoàn toàn, tạm thời hoặc vĩnh viễn khu trú hay toàn thân.

Liệt hai chi dưới là liệt hoàn toàn hay một phần cả 2 chân và, một số trường hợp còn có cả liệt một phần dưới bụng. Nhiều người sử dụng như nhau hai thuật ngữ liệt hai chi dưới và yếu liệt hai chi dưới – là dạng liệt một phần ở thân dưới do yếu và cứng cơ.

Liệt tứ chi là dạng liệt do mất vận động và cảm giác ở cả bốn chi. Dạng này còn ảnh hưởng đến cả các cơ quan trong cơ thể. Một vài dạng liệt khác bao gồm liệt một chi, chỉ ảnh hưởng một tay, và liệt nửa người, ảnh hưởng một tay và một chân cùng bên.

Nguyên nhân

Chấn thương ở não và tủy sống có thể gây ra liệt hai chi dưới và liệt tứ chi.

Chấn thương tủy sống

Mỗi năm có khoảng 250,000 – 500,000 trường hợp chấn thương tủy sống trên toàn thế giới. Tủy sống là một cấu trúc dạng ống dài chứa đựng nhiều bó thần kinh và truyền các tín hiệu thần kinh từ não đến các bộ phận khác trên cơ thể và ngược lại. Các xương của cột sống – các đốt sống có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống khỏi các chấn thương vật lý. Tuy nhiên, va chạm mạnh hay té ngã cũng có thể làm vỡ hay trật các đốt sống, từ đó dẫn đến tổn thương một phần của tủy sống.

Các phản ứng viêm diễn ra sau đó có thể phá hủy bao myelin bao bọc xung quanh các sợi thần kinh. Các sợi thần kinh có bao bị tổn thương không thể trao đổi các tín hiệu điện nhanh và hiệu quả như bình thường.

Các ảnh hưởng của chấn thương tủy sống rất đa dạng, tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Ví dụ, tổn thương ở phần lưng hay cụt của phần lưng dưới có thể gây liệt 2 chân và một phần bụng dưới.

Tổn thương tại phần tủy ngực có thể gây yếu, liệt ở phần ngực, bụng, và chân. Chấn thương tủy sống cổ có thể gây liệt toàn bộ cơ thể từ cổ trở xuống.

Tai nạn giao thông và ngã thường gây ra các chấn thương làm vỡ hay nát các đốt sống dẫn đến chấn thương tủy sống.

Nếu như một bệnh nào đó như là đột quỵ tủy sống, thấp khớp, nhiễm trùng, hay thoái hóa đĩa đệm, gây ra tổn thương tủy sống, đây được gọi là tổn thương tủy sống không do chấn thương.

Đột quỵ

Theo số liệu ở Mỹ năm 2017, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng thứ năm, và theo năm 2013, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến liệt.

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị hẹp, tắc hay vỡ dẫn đến gián đoạn cung cấp máu cho não và ít gặp hơn là ở tủy sống. Không nhận được máu giàu oxy, các tế bào não sẽ chết dần dần và dẫn đến liệt.

Liệt do đột quỵ thường ảnh hưởng 1 bên cơ thể. Tuy nhiên, tổn thương não ở vùng thấp, nơi liên kết với tủy sống, có thể dẫn đến yếu cơ hoặc liệt ở cả hai bên. Một vài triệu chứng khác của đột quỵ:

  • Đau đầu nặng và đột ngột;
  • Thị lực có vấn đề;
  • Chóng mặt và mất thăng bằng;
  • Đi lại khó khăn;
  • Nói chuyện khó khăn;
  • Lú lẫn.

Tứ chi là bỏ phận nào

Bại não

Là một nhóm các rối loạn về thần kinh gây ảnh hưởng lên lớp vỏ ngoài của não – nơi điều khiển các cử động cơ. Trong hầu hết các trường hợp, bại não xuất hiện từ lúc mới sinh. Tuy nhiên, một vài trẻ có thể sẽ mắc bệnh sau khi bị chấn thương đầu hay nhiễm trùng gây viêm ở não. Tùy thuộc vào vị trí ảnh hưởng và mức độ nặng, bại não có thể gây ra:

  • Rối loạn phối hợp vận động;
  • Cứng cơ;
  • Vận động mất tự chủ, ví dụ như run rẩy và co giật;
  • Liệt hai chi dưới hay liệt tứ chi.

Bệnh đa xơ cứng (MS)

Đa xơ cứng là sự viêm các bao myelin che phủ các dây thần kinh ở não, tủy sống, và dây thần kinh thị giác. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng từ tê nhẹ cho đến giảm sức cơ rõ rệt làm thay đổi dáng đi của bệnh nhân. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau mạn tính;
  • Co giật cơ ở chân;
  • Cảm giác như bị kim châm ở mặt, thân, hay chi;
  • Cảm giác bị điện giật từ gáy lan ra tay hoặc chân, đây được gọi là dấu hiệu Lhermitte’s;
  • Mất sự phối hợp vận động hoặc có cảm giác chóng mặt.

Các dạng nặng của đau xơ cứng có thể gây liệt một phần hay toàn bộ, mặc dù liệt toàn bộ chỉ xảy ra trong khoảng 1/3 trường hợp đau xơ cứng.

Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân có thể dẫn đến liệt bao gồm:

  • Huyết khối hoặc khối u trong tủy sống;
  • Viêm khớp dạng thấp gây ra viêm ở phần ngọn của cột sống;
  • Viêm tủy sống do bại liệt, HIV, virus tây sông Nile hoặc giang mai;
  • Các rối loạn di truyền, ví dụ như teo cơ xơ cứng cột bệnh – còn được gọi là bệnh neuron vận động hay bệnh Lou Gehrig’s;

Xem thêm: Tiếp cận bệnh nhân liệt chi

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Tứ chi là bỏ phận nào
  facebook.com/BVNTP

Tứ chi là bỏ phận nào
  youtube.com/bvntp