Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Việt

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 


Tiếng Việt là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tiểu học, vì nó là môn học đầu tiên của cấp Tiểu học. Có học phần này, học sinh mới chiếm lĩnh được một công cụ giao tiếp quan trọng: Chữ viết ghi âm Tiếng Việt. Đây chính là phương tiện để các em có điều kiện học tốt các môn học khác và học lên các lớp trên.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu giáo dục Tiểu học “Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.

Năm học 2020-2021 là năm học với nhiều biến động. Đây là năm đầu tiên lớp 1 thực hiện thay sách giáo khoa theo chương trình GDPT 2018. Trường tôi lựa chọn bộ sách Cùng học để phát triển năng lực để giảng dạy trong năm học này. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp và công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Đây cũng là năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, từ đó đặt ra thách thức lớn cho ngành giáo dục nước nhà. Đó là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy – học? Làm thế nào để học sinh dù phải nghỉ ở nhà tránh dịch mà vẫn được học đầy đủ các nội dung, kiến thức?

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học nhằm “đổi mới phương pháp dạy học”, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chỉ là người tổ chức các hoạt động, thông qua trực quan sinh động, học sinh tư duy và tự phát hiện tìm ra kiến thức mới của bài học. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy môn Tiếng Việt rất quan trọng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy và học tập có nhiều ưu điểm: Tiết kiệm thời gian ghi bảng và những thao tác khác để tập trung thời gian cho việc rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Nội dung và hình thức trình bày phong phú, hình ảnh sinh động, hấp dẫn kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Học sinh có thể tự học với sự hướng dẫn của các phần mềm học tập, …

Năm học 2020-2021, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy lớp 1A. Tôi nhận thấy, các em rất thích quan sát các hình ảnh sinh động nhiều màu sắc ngộ nghĩnh, những video, clip minh họa giúp nắm rõ được vấn đề và đặc biệt các em học sinh rất hứng thú với những trò chơi củng cố, giúp các em khắc sâu được kiến thức và rất tập trung vào bài học.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi luôn suy nghĩ tìm giải pháp nào để học sinh học phần âm, vần nắm bắt được bài nhanh hơn, dễ nhận biết các từ ngữ, hiểu được sâu sắc ý nghĩa của các từ ngữ đã được học từ đó giúp học sinh mở rộng vốn từ và phát triển tư duy, hình thành kĩ năng giao tiếp biến nó trở thành công cụ để học các môn học khác. Cuối cùng, tôi đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1” để biến những tiết học trừu tượng, mất nhiều thời gian thành những tiết học yêu thích của các em.

Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, sách học sinh được thay đổi khá nhiều, tranh ảnh nhiều màu sắc đẹp mắt khá thu hút học sinh. Tuy nhiên để học sinh học tập qua kênh chữ và những bức tranh tĩnh trong sách thì còn nhiều vấn đề khá trừu tượng với các em, các em sẽ chưa hình dung và nắm được nghĩa của các từ, các câu, đoạn văn trong bài.  Nếu đưa thêm các đoạn phim, các clip về hoạt động, lời nói thì chắc chắn các em sẽ hiểu tường mình hơn, sẽ cảm thấy thích thú hơn rất nhiều khi bước vào bài học.

- Đối tượng : Học sinh lớp 1

- Tài liệu : Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, sách giáo viên Tiếng Việt 1 bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”.

 LInk tải bản đầy đủ file word: Tải xuống

Công nghệ thông tin là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục 4.0. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp các phương pháp đào tạo truyền thống chuyển sang một chương mới, hiện đại và hiệu quả hơn.

Giới thiệu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là gì?

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là quá trình đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất công nghệ để đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập của các bộ, giáo viên và học sinh. Trong môi trường giáo dục, những thiết bị, công nghệ hiện đại đóng vai trò là công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học các môn trong nhà trường.

Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin còn là việc người dùng khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài giảng như: powerpoint, word, excel,… Học sinh, sinh viên và cán bộ giáo viên sẽ tăng cường sử dụng Internet để nghiên cứu, tham khảo thông tin, xây dựng các giáo án điện tử chất lượng.

Tại sao phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?

Đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy

So với các quốc gia tiến bộ trên thế giới, Việt Nam có nền giáo dục khá truyền thống. Giáo dục Việt Nam có xu hướng giao tiếp theo lối mòn “một thầy – một trò”. Quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. Điều này khiến cho học sinh lười suy nghĩ, tìm hiểu và khám phá kiến thức mới. Vì vậy, chất lượng học tập không đạt hiệu quả cao như mong đợi.

Trong khi đó, công nghệ thông tin sẽ thiết lập tương tác hai chiều giữa người dạy và người học. Học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình tìm hiểu kiến thức khiến cho bài giảng trở nên sinh động hơn. Với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học, cả giáo viên và học sinh đều được “giải phóng” khỏi những công việc thủ công, tốn thời gian, tạo điều kiện đi sâu vào bản chất bài học.

Thích nghi với những biến động mới

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình sang thời kỳ công nghệ 4.0. Sự xuất hiện của các công nghệ hiện đại như smartphone hay Internet đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, ngành nghề. Để thích nghi với hiện tại cũng như đáp nhu cầu học tập ngày càng cao, ngành giáo dục buộc phải chuyển đổi theo hướng công nghệ số.

Đặc biệt, khi đại dịch Covid -19 bùng phát, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học càng được đề cao mạnh mẽ. Để thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của nhà nước, cán bộ giáo viên và học sinh chuyển hẳn sang hình thức học trực tuyến.

Với mô hình học tập này, phương pháp giảng dạy truyền thống đã hoàn toàn bị thay thế. Mỗi cá nhân đều trực tiếp ứng dụng công nghệ thông tin để tham gia vào quá trình học tập, giảng dạy.

Có bao nhiêu mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?

Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được chia làm 4 mức độ:

  • Mức độ 1: Công nghệ thông tin được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên soạn giáo án, in ấn, sưu tầm tài liệu,… Mức độ này chưa được ứng dụng cho các tiết học cụ thể của từng môn học
  • Mức độ 2: Công nghệ thông tin được dùng để hỗ trợ một công việc trong toàn bộ quá trình giảng dạy
  • Mức độ 3: Giáo viên sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức một tiết học, một chủ đề hoặc một khóa học
  • Mức độ 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình dạy học

Ưu điểm và hạn chế của công nghệ thông tin trong dạy học

Ưu điểm

  • Tối ưu hóa các bài giảng bằng các chương trình học được lập trình sẵn, kích thích đa giác quan, tạo sự hứng thú cho học viên
  • Tăng khả năng tư duy, tưởng tượng, thúc đẩy tính chủ động cho các em học sinh
  • Hạn chế lối giảng dạy “thầy ghi trò chép”, tạo ra quá trình tương tác qua lại giữa người dạy và người học
  • Học sinh có thể liên lạc, tương tác và hỗ trợ học tập trực tuyến thông qua mạng xã hội và Internet
  • Dễ dàng tiếp cận với kiến thức mới, linh hoạt hơn trong quá trình nghiên cứu, tìm tài liệu
  • Khơi gợi hứng thú, trí tò mò và khả năng tự giác học tập

Hạn chế

  • Công nghệ thông tin không phù hợp với tất cả các bài giảng, một số bài giảng vẫn cần thực hiện giảng dạy theo phương pháp truyền thống
  • Một số giáo viên, nhất là các giáo viên lớn tuổi rất khó theo kịp những ứng dụng và phần mềm công nghệ hiện đại
  • Cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy móc điện tử còn nhiều hạn chế, tạo nên sự khập khiễng giữa các môi trường giảng dạy khác nhau
  • Nhiều học viên có xu hướng trì hoãn, lười biếng khi tham gia các lớp học trực tuyến
  • Chưa có công tác đánh giá truyền tải kiến thức trực tuyến rõ ràng, cơ chế quản lý chưa nhất quán và chuyên nghiệp

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mang lại lợi ích gì?

Tăng cao khả năng học tập

Những công cụ tìm kiếm như: giáo án điện tử, ebook, website,…, đã mở ra một “kho tàng” kiến thức phong phú cho người dạy và người học. Tùy theo khả năng và nhu cầu, giáo viên lẫn học sinh có thể chủ động tích lũy kiến thức cho riêng mình.

Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên số, giáo viên và học sinh có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp. Điều này mang lại tính cá thể hóa trong hoạt động giảng dạy, làm tăng khả năng truyền tải kiến thức.

Giáo dục 4.0 đòi hỏi mọi cá nhân đều phải tham gia vào bài giảng. Đây chính là tiền đề tạo ra sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh. Thông qua đó, giáo viên có thể điều chỉnh cách thức giảng dạy để cải thiện chất lượng học tập tốt nhất.

Tạo điều kiện thích nghi với công nghệ mới

Học sinh sẽ sớm tiếp cận với “thế giới” công nghệ hơn khi các bậc tiểu học ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nhờ đó, các em nhỏ sẽ hiểu được giá trị của lĩnh vực này tốt hơn. Đây chính là tiền để để những “mầm xanh” chinh phục công nghệ trong tương lai.

Công nghệ thông tin là nhân tố không thể thiếu đối với mọi ngành nghề hiện nay. Vì vậy, khi được tiếp cận công nghệ từ sớm, người học sẽ dễ thích nghi với công việc sau này. Ngoài ra, công nghệ còn hỗ trợ người dùng hoàn thiện các kỹ năng mềm như: tư duy phân tích, khả năng phán đoán, làm việc độc lập,…

Mở các lớp học trực tuyến

Bên cạnh các lớp học truyền thống, người học có thể đăng ký thêm các lớp học online. Mô hình học tập mới lạ này giúp học viên chủ động hơn về thời gian, giảm stress, tăng hứng thú tìm hiểu kiến thức,…

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp giáo viên thoải mái sáng tạo giờ học theo cách của riêng mình. Các lớp học trực tuyến không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức mà còn cả tiền bạc. Giáo viên và học sinh sẽ giảm chi phí cho việc in ấn giáo trình, tài liệu, bài thi,… Ngoài ra, một số phần mềm công nghệ còn hỗ trợ công việc chấm điểm.

Nâng cao chất lượng bài giảng

Trước đây, giáo viên chỉ có thể truyền tải bài giảng qua bảng đen, phấn trắng hoặc giáo trình khô khan. Hiện tại, với sự hỗ trợ của công nghệ, những bài giảng trở nên sinh động và thu hút hơn. Giáo viên có thể tích hợp với các phương tiện khác như: âm thanh, hình ảnh, video,…, để làm ví dụ minh họa cho bài giảng của mình.

Trước thềm chuyển đổi số, nền giáo dục cũng hướng đến môi trường đào tạo và dạy học 4.0, mang lại chất lượng hiệu quả trong công tác “ươm mầm xanh” cho thế hệ tương lai.

FAQs về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

– Nghiên cứu, tra cứu, tham khảo, tìm tài liệu thông qua Internet– Mở các lớp học trực tuyến, dạy học qua các nền tảng công nghệ– Giảng dạy, thuyết trình bằng slide tích hợp âm thanh, hình ảnh, video,…– Trao đổi thông tin qua email

– Sử dụng giáo án điện tử, sách điện tử

Video liên quan

Chủ Đề