Uống thuốc Nam có ăn được thịt vịt không

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ trong một tuần bạn nên ăn thịt vịt ít nhất một lần để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và giúp ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống của bạn.

Thành phần thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).

Uống thuốc Nam có ăn được thịt vịt không

Thịt vịt bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn thịt vịt.

Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.

Để khắc phục tình trạng tăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, mỗi buổi sáng, nên ăn 1 quả trứng vịt muối. Nếu trộn trứng vịt với bột sò biển để tráng lên ăn thì tác dụng chữa bệnh càng cao.

Tuy vậy, không phải ai cũng nên ăn món ăn này.

1. Người đang bị cảm

Theo Y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, có vị ngọt, có nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư… Do có tính hàn cho nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng thịt vịt để tránh bệnh nặng hơn.

2. Người bị bệnh gout

Trong thịt vịt có chứa một lượng purin cao, nó có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. tinh thể uric lắng đọng trong. Là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân gout khó chịu mỗi khi ăn thịt vịt xong.

3. Người có hệ tiêu hóa kém

Người có hệ tiêu hóa kém cũng nên ăn ít thịt vịt. Vì thịt vịt có tính hàn dễ làm suy yếu hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch…

4. Người mới phẫu thuật

Đối với người mới phẫu thuật xong, vết thương chưa lành cũng không nên ăn thịt vịt. Vì thịt vịt có chất tanh làm làm cho lâu lành.

Điểm danh 5 loại nước uống đánh bay nhiệt miệng, sưng nướu hiệu quả mùa hè

Thông tin doanh nghiệp

Khi đi cắt thuốc Đông y, hầu hết mọi người đều được thày thuốc dặn kiêng một số thức ăn gì đó. Các lương y chủ yếu tùy vào thể trạng của người bệnh để xác định thứ cần kiêng. Nhưng cũng có người áp dụng "danh sách" thực phẩm cấm kỵ cho mọi bệnh nhân. Có ông lang dặn đã uống thuốc là phải kiêng thịt gà, có người yêu cầu kiêng cá và các loại thủy sản, các vị chua cay, măng, rau muống...

Theo thạc sĩ Tạ Văn Sang, Trung tâm Y dược Tinh Hoa (14 Nguyễn Như Đổ, Hà Nội), việc kiêng kỵ khi dùng thuốc Đông y là cần thiết, nhưng cần theo thể tạng và cơ địa của bệnh nhân chứ không áp dụng chung cho mọi người. Chẳng hạn, người tạng nhiệt hay đang bị các bệnh do nhiệt (mụn nhọt...) thì nên kiêng những thực phẩm có tính nóng như cơm nếp, thịt gà, thịt chó, ớt, dứa, mít..., những người tạng hàn hoặc mắc các bệnh do hàn (như rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy) nên kiêng các thức ăn có tính lạnh như cua ốc...

Quảng cáo

Ngoài ra, những người có cơ địa mẫn cảm thì được thày thuốc khuyên nên tránh các thức ăn dễ gây dị ứng. "Danh sách" này khác nhau giữa các bệnh nhân. Trong đó, các loại thủy hải sản hay được bác sĩ dặn kiêng vì trong thực tế, đó là loại những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất.

Không chỉ khi uống thuốc Đông y mà ngay cả lúc bình thường, những thức ăn không phù hợp kể trên cũng cần được hạn chế. Đặc biệt, thực phẩm nào đã gây dị ứng thì cần kiêng tuyệt đối.

Quảng cáo

Kiêng không có nghĩa là nhịn

Theo thạc sĩ Sang, đến nay, sự tương tác giữa các thức ăn cụ thể đối với Đông dược chưa được khẳng định trong nghiên cứu khoa học nào. Việc dặn bệnh nhân kiêng gì là do quan điểm riêng của từng thày thuốc, do đó không có sự thống nhất, mỗi thày dặn kiêng vài thứ khác nhau.

"Nếu như người bệnh đến khám ở nhiều thày thuốc và áp dụng chính sách kiêng cữ của tất cả họ thì đôi khi chẳng có gì mà ăn nữa. Trong khi đó, người bệnh lại đang yếu và rất cần bồi dưỡng" - thạc sĩ Sang nói. Ngoài chất bột đường, đạm và chất béo là những thứ sinh năng lượng, con người còn cần vô số vi chất khác, mà phải ăn uống thật đa dạng mới tập hợp đủ. Vì vậy, trong khi các tương tác của thực phẩm thông thường đối với thuốc (nếu có) còn chưa được khẳng định rõ ràng, những người phải dùng thuốc dài ngày nên nghĩ đến một nguy cơ rất hiển nhiên: Thiếu chất do kiêng quá nhiều thứ.

Tuy nhiên, ông Sang cho biết, bệnh nhân đến điều trị bằng Đông y ở Trung tâm Y dược Tinh Hoa thường được khuyên kiêng ăn đậu xanh khi dùng thuốc. Cơ sở của khuyến cáo này là: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, vỏ đậu xanh có tác dụng giải độc rất cao nhờ khả năng làm giảm tác dụng của hóa chất. Do đó, nó cũng có thể làm các hoạt chất trong Đông dược giảm hiệu quả.

Hải Hà

TPO - Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư. Tuy nhiên, dù là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ dễ gây phản tác dụng, ngộ độc nặng. 

Những thực phẩm đại kỵ với thịt vịt:

  • Ba ba: Ba ba và thịt vịt đều là hai loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại kỵ nhau. Do đó, nếu nấu chung thịt vịt và ba ba, người ăn có thể bị tiêu chảy hoặc phù thũng. Ngoài ra, trong ba ba có rất nhiều hoạt chất sinh học có khả năng làm biến chất chất đạm hoặc giảm giá trị dinh dưỡng của thịt vịt xuống.
  • Thịt rùa: Bạn không nên ăn thịt rùa chung với thịt vịt vì có thể gây nên tình trạng "âm thịnh dương suy", gây ra bệnh phù nề, tiêu chảy.
  • Tỏi: Đây là một loại gia vị rất thông dụng trong bếp của gia đình Việt. Tỏi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và được sử dụng trong rất nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, với những món từ thịt vịt thì chị em nhất định không nên cho thêm tỏi dưới bất kỳ dạng nào.
  • Tỏi có tính nóng, là gia vị đại nhiệt. Trong khi đó, thịt vịt lại tính hàn. Sự kết hợp giữa thịt vịt và tỏi là rất đại kỵ. Nó ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và đường ruột của cơ thể.
  • Quả mận: Quả mận có vị chua chua, ngọt ngọt, thịt mận màu đỏ tía vừa giòn vừa mềm. Tuy ăn rất ngo nhưng mận lại khiến người ăn bị nóng. Nếu ăn kèm với thịt vịt hoặc ăn với thời gian quá sát nhau thì sẽ khiến cơ thể bị chướng bụng, khó tiêu. Do đó, người ta thường tránh ăn thịt vịt chung với quả mận, đảm bảo cho hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng.
  • Loại quả có tính nóng: Trong Đông y, thịt vịt tính hàn, có công dụng giải nhiệt, trong khi một số quả như mận, xoài, mít, chôm chôm lại có tính nóng. Không nên sử dụng 2 loại có đặc tính trái ngược nhau này trong một bữa ăn vì sẽ gây ra chứng khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột và gây hại đến sức khỏe.
  • Trứng gà: Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

Những thực phẩm có thể kết hợp với thịt vịt

Để tận dụng hiệu quả nhất hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt vịt, bạn nên chế biến loại thịt này với một số thực phẩm dưới đây:

  • Kim ngân hoa: Trong Đông y, thịt vịt có thể làm giảm tiêu sưng, trị nhiệt độc, mụn độc. Còn kim ngân hoa thường được dùng để giải độc, tiêu trừ mụn, nhuận da… Vậy nên, khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ tạo thành "bài thuốc quý" giúp làm đẹp da hiệu quả.
  • Cải thảo: Thịt vịt có chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol… vì vậy nếu ăn cùng loại rau chứa nhiều vitamin C như cải thảo sẽ có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.
  • Củ mài: Ăn thịt vịt chung với củ mài có thể giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt hiệu quả bồi bổ rất tốt.
  • Dưa chua: Dưa chua vốn có nhiều axit, nếu ăn chung sẽ bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đây còn là bài thuốc hiệu quả với người bị sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, sưng phù.
  • Chanh: Chanh có nhiều vitamin C nên có tác dụng giải ngấy của món thịt vịt, giúp bạn ăn ngon miệng hơn và cơ thể hấp thụ tốt nhất lượng chất dinh dưỡng từ thịt vịt. .

Những người không nên ăn thịt vịt

Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D... Tuy nhiên, người mắc các bệnh sau đây nếu ăn thịt vịt thì tình trạng sức khỏe sẽ trầm trọng hơn:

  • Người đang bị cảm, mới phẫu thuật: Thịt vịt có tính hàn (lạnh) nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng để tránh bệnh nặng hơn. Người mới phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó làm cho vết thương lâu lành.
  • Người bị bệnh gout: thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.
  • Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt mang tính hàn nên người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... không nên ăn nhiều. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ - xương - khớp.
  • Người có bệnh về xương khớp Những loại thực phẩm có tính hàn nói chung và thịt vịt nói riêng rất có hại cho những người có vấn đề về xương khớp. Tính hàn sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, các khớp xương sẽ càng thêm đau nhức.
  • Những người đang bị ho: Trong thịt vịt có chứa chất tanh, rất có hại cho những người đang bị ho. Chất tanh khiến cho đường hô hấp của người bệnh càng khó hoạt động hơn. Do đó, ăn thịt vịt khiến cho bệnh ho càng lâu khỏi và có thể trở nên trầm trọng hơn.

Một số mẹo chọn vịt ngon:

  • Vịt đực ngon hơn vịt cái, nên chọn con to, thịt nạc, xương nhỏ.
  • Không nên chọn những con vịt nhỏ, chưa mọc đủ lông, ăn sẽ không ngon, thịt không ngọt mà tốn nhiều thời gian để làm sạch hết lông măng.
  • Những con vịt trưởng thành có dấu hiệu nhận dạng là ức tròn, béo, da cổ và da bụng dày. Có thể dựa vào mỏ vịt để phân biệt đâu là vịt non và đâu là vịt già. Mỏ vịt non thường to và mềm, ngược lại mỏ vịt già sẽ nhỏ và cứng.
  • Thịt vịt thường có mùi hôi, do đó trước khi chế biến nên sơ chế bóp thịt vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, một chút rượu trắng, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo.