Văn 6 tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự

- Lời văn đề [1] nêu ra những yêu cầu sau: kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Chữ "kể" trong đề cho em biết điều đó.

- Các đề [3], [4], [5], [6] không có từ kể nhưng vẫn là đề văn tự sự. Vì những đề đó chỉ ra đề tài của câu chuyện tức là chỉ nêu ra một nội dung trực tiếp của câu chuyện.

- Từ trọng tâm của mỗi chủ đề:

      + Đề 1: "chuyện em thích", "bằng lời của em".

      + Đề 2: "người bạn tốt"

      + Đề 3: "kỉ niệm ấu thơ"

      + Đề 4: "sinh nhật"

      + Đề 5: "quê em"

      + Đề 6: "lớn lên".

- Trong các đề:

      + Đề [1], [4], [5] kể về sự việc.

      + Đề [2], [6] nghiêng về kể người.

2. Cách làm bài văn tự sự

a, Tìm hiểu đề: Để hiểu được những yêu cầu của đề, chúng ta cần đọc và hiểu kĩ từng chữ trong đề.Việc làm này giúp chúng ta tránh làm lạc đề.

b, Lập ý:

      + Xác định chuyện kể.

      + Nhân vật, sự việc ý nghĩa trong câu chuyện.

      + Diễn biến của chuyện.

c, Lập dàn ý:

      + Sắp xếp các ý.

      + Trình tự trước sau của câu chuyện.

d, Theo em, "viết bằng lời văn của em" có nghĩa là sử dụng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả lại những ý nghĩ của mình về nội dung mà đề yêu cầu.

đ, Để làm bài văn tự sự chúng ta cần:

- Tìm hiểu kĩ đề văn tự sự yêu cầu gì về mặt nội dung và hình thức.

- Lập ý.

- Lập dàn ý.

- Viết thành một bài văn có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận.

II. Luyện tập

Lập dàn ý cho đề bài: "Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em".

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể [Thánh Gióng].

- Thân bài:

      + Sự việc Gióng sinh ra và lớn lên đầy kì lạ.

      + Gióng xin đi đánh giặc và từ đấy lớn nhanh như thổi.

      + Gióng ra trận đánh giặc Ân, gậy sắt gãy, Gióng phải nhổ tre bên đường để làm vũ khí.

      + Sau khi đánh tan giặc Ân, Gióng bay về trời.

- Kết bài:

      + Nhân dân ta đã lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn đối với Thánh Gióng.

Cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh lớp 6 các bước làm bài văn tự sự cũng như hai dạng bài cơ bản: Kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng.

>>> Học sinh xem video bài giảng chi tiết tại đây: 

Các bước làm bài văn tự sự

Nhằm giúp học sinh lớp 6 làm thành thạo dạng bài văn tự sự, cô Nguyễn Thị Thu Trang đã đưa ra hướng dẫn cụ thể qua 5 bước như sau:

Bước 1: Tìm hiểu đề bài

Ở bước này, học sinh cần chỉ ra được yêu cầu, nội dung cũng như phạm vi của đề bài. Làm cẩn thận bước này sẽ giúp học sinh tránh được hiện tượng lạc đề, xa đề, lệch đề.

Bước 2: Tìm ý

Học sinh cần xác định được các nội dung cơ bản mà đề bài yêu cầu và vạch ra các ý sẽ trình bày trong bài

Bước 3. Lập dàn ý/ lập dàn ý chi tiết

Sắp xếp lại xem sự việc nào kể trước, sự việc nào kể sau để giúp người đọc theo dõi câu chuyện và hiểu ý người viết muốn truyền tải.

Bước 4. Viết bài theo dàn ý

Từ dàn ý đã lập, học sinh viết lại thành một bài văn hoàn chỉnh, đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Viết rõ ràng, mạch lạc và dùng ngôn từ sao cho hay, sáng tạo và phù hợp nhất.

Bước 5. Đọc lại bài

Bước soát lại bài là bước cuối cùng, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng, giúp học sinh kiểm tra chính tả, lỗi dấu câu, lỗi dùng từ để tránh mất điểm đáng tiếc.

Vận dụng các bước đã học để tập làm văn

Để hiểu hơn về cách áp dụng 5 bước để viết một bài văn tự sự hoàn chỉnh và thành thạo trong cách viết bài, cô Trang sẽ hướng dẫn học sinh qua đề bài “Một lần về thăm quê”. Cụ thể như sau: 

– Bước 1: Tìm hiểu đề: Yêu cầu của đề bài là tự sự, kể chuyện. Nội dung chính là kể về một lần thăm quê trong quá khứ.

– Bước 2: Tìm ý cho bài văn:

+ Sự việc: Một lần bố mẹ cho về thăm quê

+ Nhân vật: Con, bố mẹ, ông bà, họ hàng

+ Thời gian: Hồi em lên 10 tuổi

+ Địa điểm: Cụ thể [làng quê, thị trấn, thị xã]

– Bước 3: Lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh về thăm quê [Dịp đám cưới, dịp TếtP

+ Thân bài:

  • Trên đường về quê: Cảnh vật xung quanh, tâm trạng của em
  • Khung cảnh ở quê: Đi thăm hỏi ông bà, họ hàng
  • Cảnh sinh hoạt ở quê [Điểm khác biệt của quê khiến em thấy hào hứng]
  • Khi trở về thành phố tâm trạng của em như thế nào?

+ Kết bài: Tình cảm của em đối với quê hương.

Cô Trang lưu ý khi viết bài, học sinh nên tìm những điểm khác biệt, có thể là các trải nghiệm, chia sẻ để làm bài văn thêm phong phú, sâu sắc và có cảm xúc chân thực. Tuyệt đối không được lạm dụng các bài văn mẫu có sẵn.

Hai dạng bài tự sự: kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng

Kể chuyện đời thường tức là nói về những đề tài, sự việc mà liên quan đến đời sống hàng ngày. Ví dụ: Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ, một chuyện vui, một cuộc gặp gỡ, những đổi mới ở quê em,…

Đây là dạng bài đơn giản bởi nó sử dụng những chất liệu ngay xung quanh ta như: gia đình, bạn bè, làng xóm, mà mình được chứng kiến, tham gia hoặc nghe kể lại. Tuy nhiên, cái khó của dạng văn kể chuyện đời thường là làm sao chọn lọc chi tiết, tư duy đột phá cho bài văn hay và hấp dẫn.

Dàn ý của một bài văn kể chuyện đời thường:

Đề bài: Kể về người thân của em 

– Mở bài: Giới thiệu về người thân của em [Miêu tả về ngoại hình, hoàn cảnh]

– Thân bài:

+ Đặc điểm của người thân, tính cách, nghề nghiệp

+ Kể về kỷ niệm với người thân, đưa ra các tình huống cụ thể, lời nói của người ấy… Qua đó làm nổi bật lên phẩm chất tốt đẹp của người đó.

– Kết bài:

+ Tình cảm của em đối với người thân

Khác với kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng là dùng trí tưởng tượng xây dựng sự việc, nhân vật mà trong thực tế đời sống không có. Ví dụ: Kể lại 10 năm sau khi về thăm trường, Tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện giữa Lê Lợi và Rùa Vàng,… Tuy nhiên, khi làm dạng bài này, không phải muốn gì kể nấy, học sinh tưởng tượng vẫn phải theo trình tự logic nhất định và hợp lí.

Dàn ý của một bài văn kể chuyện tưởng tượng:

Đề bài: Tưởng tượng 10 năm sau em về trường lúc đó trường em sẽ thay đổi như thế nào?

– Mở bài: Hoàn cảnh người kể tưởng tượng [giấc mơ]

– Thân bài: Hoàn cảnh quay lại trường sau 10 năm

+ Sự thay đổi của trường: Cơ sở vật chất, thầy cô giáo, bạn bè…

+ Cảm xúc của bản thân khi gặp lại những người quen cũ và cảm xúc khi chia tay

– Kết bài: Tình cảm của em với ngôi trường

Trên đây là những hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thu Trang nhằm giúp học sinh lớp 6 biết cách viết bài văn tự sự hay và đạt điểm cao. Phụ huynh và học sinh xem video bài giảng của cô để được hướng dẫn chi tiết.

Với mục đích giúp học sinh lớp 6 tránh khỏi những bỡ ngỡ, dễ dàng chinh phục điểm 9,10 trong năm học đầu cấp, HOCMAI triển khai Chương trình Học tốt lớp 6 năm học 2021 – 2022. Chương trình bám sát và được cập nhật theo sự thay đổi của Bộ Giáo dục, bao gồm hệ thống video bài giảng được xây dựng khoa học, kho thư viện phong phú và bài kiểm tra, bài thi đánh giá năng lực học sinh.

Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm từ Bắc tới Nam, cùng phương pháp giảng dạy thú vị, mới lạ sẽ đồng hành cùng học sinh trong suốt quá trình học, giúp các con tự tin bứt phá trong mọi bài kiểm tra, bài thi trên lớp.

>>> Cho con cơ hội trải nghiệm học thử miễn phí để chinh phục năm học đầu cấp tại đây

Chủ Đề