Vết mổ bao lâu được đụng nước

Việc vệ sinh thân thể sau phẫu thuật rất cần được chú trọng để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Hầu hết các vết mổ cần chú ý giữ khô ráo nên chuyện tắm rửa hằng ngày nay cũng trở nên phức tạp hơn nhiều. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết cách vệ sinh sau phẫu thuật từ đó chăm sóc bệnh nhân tốt hơn nhé!

Cách vệ sinh khu vực xung quanh vết mổ an toàn

Bác sĩ và nhân viên y tế sẽ đưa ra những hướng dẫn cùng những lưu ý trong việc chăm sóc vết mổ

Việc chăm sóc bệnh nhân tắm rửa cần tuyệt đối tuân thủ theo những hướng dẫn mà bác sĩ phẫu thuật đã chỉ định. Người bệnh sau phẫu thuật khi tắm cần thực hiện lần lượt các bước như sau:

  • Bước 1: Bịt kín vết mổ.
  • Bước 2: Rửa nhẹ nhàng vết mổ. Nếu dạng phẫu thuật của bệnh nhân không cần bịt kín vết mổ, có thể để nước chảy nhẹ nhàng lên vết mổ nhưng không được chà xát hay lau mạnh. Người bệnh có thể tắm dịu nhẹ bằng xà phòng, sữa tắm hay dầu gội đầu với nước, tuyệt đối không nên để xà phòng dính vào vết mổ.
  • Bước 3: Lau khô vết mổ nhẹ nhàng. Bạn có thể giúp bệnh nhân gỡ gạc hoặc băng che lên vết mổ [nếu là băng dán mỏng thì để nguyên] đến khi khô ráo hoàn toàn. Tiếp theo bạn dùng khăn sạch hoặc miếng gạc chạm nhẹ lên vết mổ. Đừng chùi mạnh hay gỡ bỏ chỉ khâu, kim bấm để tiếp tục cố định vết mổ nhé. Khi vết thương lên vảy, trừ khi lớp vảy này tự động rụng xuống, bạn không nên đụng vào hoặc gỡ ra vì chúng có nhiệm vụ giữ vết mổ không chảy máu.
  • Bước 4: Thoa kem hoặc thuốc mỡ theo đúng hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
  • Bước 5: Cố định lại vết thương bằng miếng băng hoặc miếng dán hình cánh bướm.

Cách chăm sóc bệnh nhân tắm để giữ cho vết mổ luôn khô ráo

Lưu ý là bệnh nhân sau phẫu thuật cần duy trì vết mổ tuyệt đối khô ráo theo hướng dẫn của bác sĩ. Muốn vậy, người bệnh cần thực hiện những điều sau:

  • Không tắm rửa trong vòng 24 đến 72 tiếng sau khi phẫu thuật để tránh nhiễm trùng
  • Luôn dành sẵn miếng gạc để chấm nhẹ lên vùng da phẫu thuật
  • Chú ý bịt kín vết mổ bằng miếng bọc nhựa trong suốt, túi ni lông hoặc miếng bọc kiểu quấn chặt. Bạn có thể dùng thêm băng y tế dán xung quanh mép không cho nước chảy vào khu vực phẫu thuật. Nếu phẫu thuật ở những nơi khó chạm tới, bạn có thể giúp bệnh nhân cắt túi hoặc bọc nhựa để che vết mổ và dùng băng dán cố định lại trên da. Nếu là phần vai và lưng trên, sau khi bịt kín vết mổ, bạn cần dùng thêm túi nhựa choàng tránh để nước, xà phòng, dầu gội chảy vào vết mổ. Nếu vết mổ nằm ở ngực, bạn hãy dùng túi nhựa choàng lên như yếm để che lại.

Cần bịt kín vết mổ khi tắm để tránh bị vô nước

Sau khi đã bịt kín vết mổ, bạn có thể chăm sóc người bệnh tắm rửa bằng bọt xốp, nhưng nên tắm nhanh, khoảng 5 phút đến khi hồi phục và vết mổ có dấu hiệu lành lại.

Bạn tắm bằng cách dùng bọt xốp hoặc dùng khăn nhúng vào nước pha xà phòng dịu nhẹ để lau người, sau đó làm sạch lại bằng khăn khô. Khi chăm sóc bệnh nhân, bạn nhớ không nên tắm bồn, không đi bơi tối thiểu ba tuần hoặc đến khi được bác sĩ cho phép. Nhớ điều chỉnh dòng nước để có độ chảy cũng như nhiệt độ phù hợp để bảo vệ vết mổ, không nên để nước chảy mạnh lên vết mổ.

Để bảo đảm an toàn, bạn có thể dùng ghế đẩu, ghế tựa, hoặc tay vịn để giữ vững tư thế và không bị ngã. 

Trên đây là cách tắm sau phẫu thuật để bảo vệ vết mổ tốt nhất mà bạn cần biết trong quá trình chăm sóc người bệnh hoặc bản thân sau mổ. Ngoài việc này, bạn cần chú ý đến dinh dưỡng, nên ăn những thức ăn lỏng dễ tiêu hóa và hấp thu cũng như không ăn những loại thức ăn cứng vừa khó tiêu hóa vừa có thể kích thích vết mổ. Bên cạnh đó, vì quá trình ăn uống sau phẫu thuật cũng gặp không ít khó khăn nên trong quá trình chăm sóc bệnh nhân hoặc chính mình, bạn cần chọn các loại sữa năng lượng cao có bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: Glucoraphanin có tác dụng thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa, giúp cơ thể đào thải chất độc; các Vitamin nhóm B, A, C, E và Kẽm, Magie, Selen… giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

BS Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh

Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk

Mua ngay Sure Prevent Gold tại đây: //giacmosuaviet.com.vn/pages/lp-sua-bot-sure-prevent-gold

Chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành nhất là chủ đề luôn được nhiều mẹ bầu quan tâm bởi vì hiện nay, rất nhiều thai phụ lựa chọn sinh mổ đẻ “vượt cạn” do phương pháp này hạn chế được nhiều biến chứng khi sinh.

Việc chăm sóc vết mổ sau sinh sẽ quyết định trực tiếp đến việc vết sẹo mổ có nhanh liền hay không, có để lại sẹo lớn hay không.?

Những ngày đầu tiên lưu viện sau sinh mẹ, mẹ sẽ được các nhân viên y tế vệ sinh vết mổ sạch sẽ hàng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ được bác sĩ chi định dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc co hồi tử cung… để tránh nhiễm trùng hay biến chứng sau sinh. Trong thời gian này, chị em cần giữ gìn vết mổ, không tự tháo băng, không làm ướt băng gạc…

Ngày đầu tiên lưu viện sau sinh mẹ, mẹ sẽ được các nhân viên y tế vệ sinh vết mổ sạch sẽ hàng ngày

Khoảng 2-3 ngày sau sinh, sản phụ sẽ được nhân viên y tế sẽ đánh giá vết mổ. Nếu vết mổ khô, không sưng đau, chảy dịch thì có thể để hở, không cần băng kín. Trong trường hợp vết mổ vẫn đau, bạn có thể thông báo tới bác sĩ để được kê thuốc giảm đau phù hợp.

Thời gian này, nếu đi tắm, sản phụ chỉ nên lau người bằng khăn bông mềm để tránh chạm đến vết mổ và lau từ phía trước ra đằng sau để tránh nhiễm trùng. Sản phụ cũng cần lưu ý không để vùng da xung quanh vết mổ bị nhiễm bẩn.

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Sau sinh mổ, sản phụ sẽ được lưu viện khoảng 4-5 rồi xuất viện trở về nhà. Thời gian chăm sóc vết mổ tại nhà, chị em không nên sờ tay vào vết mổ, không gãi vết mổ có phản ứng ngứa. Chị em có thể tắm bình thường, sau đó dùng khăn sạch để thấm khô vết mổ.

Hiện nay, phần lớn các ca sinh mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu nên sản phụ không phải quay lại bệnh viện để rút chỉ.

Các ca sinh mổ hiện này đều được khâu bằng chỉ tự tiêu nên sản phụ không phải quay lại bệnh viện để rút chỉ

Một số lưu ý dành cho sản phụ khi chăm sóc vết mổ tại nhà:

– Luôn rửa tay sạch sẽ khi chạm vào vết mổ.

– Không tắm quá lâu, không ngâm mình trong bồn tắm bởi sẽ làm ướt vết thương.

– Dùng khăn có chất liệu mềm sạch thấm khô vết mổ sau khi tắm

– Giữ vết mổ sau sinh khô thoáng. Có thể sử dụng dung dịch betadin hay povidine 10% để vệ sinh vết mổ.

Sau sinh mổ, các sản phụ được khuyến cáo là nên vận động sớm để tăng lưu thông toàn hoàn giúp vết mổ nhanh liền,  chống dính ruột và nhanh hồi phục. Sản phụ sẽ được hướng dẫn vận động nhẹ nhàng tại giường ngay trong ngày đầu tiên sau mổ đẻ; sau đó sẽ tập ngồi dậy, ra khỏi giường. Sang ngày thứ 3, sản phụ sẽ tập đi lại quanh phòng và sinh hoạt gần như bình thường.

Khoảng 4 – 6 tuần sau sinh, sản phụ có thể tham gia các bài tập thể dục trở lại bình thường.

Sau khi sinh mổ, sản phụ cần vận động nhẹ nhàng để tránh bị dính ruột

6 giờ đầu sau khi sinh, sản phụ tuyệt đối không được ăn gì, chỉ được uống nước lọc, ăn cháo loãng… cho đến khi “xì hơi” được thì mới được ăn đa dạng các món hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sinh mổ cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Không ăn nhiều đường và các sản phẩm từ đậu tương vì dễ gây táo bón, đầy hơi.

– Tình trạng đầy hơi và táo bón có thể diễn ra trong vòng 3 – 5 ngày, do đó hãy uống nhiều nước, tăng cường rau xanh. Bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu canxi và protein để nhanh chóng hôi phục sức khỏe cũng như tạo nguồn sữa dồi dào cho trẻ bú.

– Tránh thực phẩm có tính hàn, tanh như hải sản… vì chúng có thể gây khó khăn cho việc đông máu tại vết mổ, khiến vết thương lâu hồi phục hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Kiêng ăn rau muống, thịt gà, gạo nếp, lòng trắng trứng gà… vì những thực phẩm này có thể gây mủ và sẹo lồi sau mổ đẻ.

Trog thời gian chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà, nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau, sản phụ nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cụ thể:

– Đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt vị trí vết mổ, dù không động vào cũng rất đau, có thể là tổn thương bên trong.

– Vết mổ sưng, tấy, vùng da xung quanh đỏ, nóng ran hoặc ngứa. Có dịch mủ chảy ra và có mùi hôi. Đây là dấu hiệu của việc nhiễm trùng vết thương.

– Sốt cao trên 38,5 độ

– Sản dịch sau sinh có mùi hôi, là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản.

Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc được đánh giá là một trong những địa chỉ cung cấp dịch vụ sinh mổ cũng như sinh thường chất lượng tốt nhất Hà Nội. Khoa quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, có thâm niên công tác tại các bệnh viện hàng đầu về sản khoa như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phụ Sản Hà Nội… Không chỉ “mát tay” trong việc hỗ trợ các sản phụ “vượt cạn” mẹ tròn con vuông, sự tận tâm, ân cần và chu đáo của đội ngũ y bác sĩ trong khoa Sản chính là điều tạo nên sự tin tưởng từ các thai phụ và gia đình khi lựa chọn sinh con tại Hồng Ngọc.

Thêm vào đó, theo đánh giá của nhiều sản phụ đã sinh mổ tại Bệnh viện Hồng Ngọc thì sinh mổ tại đây rất nhẹ nhàng, không đau, vết mổ nhanh lành và sẹo mổ nhỏ – “mảnh như sợi chỉ”.

Đặc biệt, hiện tại bệnh viện đã xây dựng các gói thai sản và sinh con trọn gói với mức chi phí cùng những ưu đãi hấp dẫn để các thai phụ lựa chọn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ thai sản và sinh con tại Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ Hotline: 0888 467 966 – 0932 232 015

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề