Vết mổ bao lâu thì ăn được hải sản

1. Giá trị dinh dưỡng từ hải sản

Hải sản là nhóm thực phẩm ưa chuộng của nhiều người và cũng rất tốt cho sức khỏe. Trong hải sản chứa lượng lớn protein, các dưỡng chất thiết yếu, các axit béo omega 3 và hàm lượng chất béo bão hòa thấp.

Theo khoa học, hải sản cung cấp nguồn đạm tốt cho cơ thể, giúp làm giảm quá trình lão hóa cơ thể, dễ chế biến, dễ ăn, dễ tiêu hóa. Ăn hải sản cũng giúp mọi người có một trái tim khỏe mạnh. Đặc biệt, hải sản có chứa axit béo omega 3 cũng là yếu tố chống trầm cảm. Ngoài ra, hải sản tăng cường thị lực, cung cấp vitamin D, tốt cho xương, tốt cho người thiếu máu…Vì thế, ăn hải sản rất tốt cho sức khỏe, kể cả các mẹ sau khi sinh con.sau sinh bao lâu thì được ăn hải sản

Hải sản chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.

Da của chúng ta được xem như một chiếc áo đặc biệt, vừa bảo vệ cơ thể trước những tác nhân vật lý, hóa học của môi trường như nhiệt độ, thời tiết, những va chạm trong sinh hoạt hàng ngày; vừa bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vikhuẩn, nấm, các loại vi rút...

Khi phải phẫu thuật, tức là vùng da nơi vết mổ bị tổn thương. Lập tức cơ thể sẽ huy động cơ chế tự nhiên để vá phần da bị thương tổn. Vết thương mau lành, không để lại sẹo lồi, sẹo lõm là ước muốn của tất cả người bệnh. Để vết thương mau lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc chăm sóc vết thương bên ngoài và chế độ dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng.

Quá trình lành vết mổ sau phẫu thuật và các yếu tố ảnh hưởng

Sau khi phẫu thuật, chỗ vết mổ [vết thương] hở sẽ huy động cơ chế tự nhiên để vá phần da bị thương tổn. Quá trình liền vết mổ trải qua 4 giai đoạn cơ bản: giai đoạn cầm máu, giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng, diện tích của vết mổ và cơ địa mỗi người mà 4 giai đoạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn, để lại sẹo hoặc không để lại sẹo.

- Giai đoạn cầm máu

Do tác động của ngoại vật, vết thương chảy máu và tác động lên các bó sợi collagen tại vết thương, kích thích sự hoạt hóa của tiểu cầu và các yếu tố đông máu khác. Ngay tại chỗ bị thương sẽ xuất hiện các cục máu đông có nhiệm vụ ngăn ngừa máu chảy. Trong trường hợp vết thương quá sâu, quá lớn hoặc chạm vào các mạch máu lớn khiến các yếu tố đông máu không kịp hình thành, máu sẽ tiếp tục chảy. Lúc này cần áp dụng các cách ngăn sự chảy máu từ bên ngoài như băng gạc, ga rô.

- Giai đoạn viêm

Quá trình viêm diễn ra trong vòng 24- 48h sau phẫu thuật, do có sự can thiệp của bạch cầu đa nhân trung tính làm nhiệm vụ “dọn dẹp” những vật thể lạ xâm nhập vào vết thương bằng hiện tượng thực bào. Khi cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch thì số lượng đại thực bào bị suy giảm dẫn đến quá trình loại bỏ vật thể lạ bị suy yếu. Đây là một nguyên nhân làm chậm quá trình lành vết thương.

- Giai đoạn tăng sinh

Sau phẫu thuật khoảng 2 ngày, vết thương sẽ bước vào giai đoạn tăng sinh. Ở giai đoạn này, vết thương sẽ phát triển mô hạt gốc bao gồm các tế bào sợi và mạng lưới mạch máu tân sinh nhờ sự di chuyển và tăng sinh các tế bào nội bì. Giai đoạn tăng sinh thường diễn ra trong vòng 7-14 ngày sau khi bị thương. Đây cũng là khoảng thời gian các nguyên bào sợi làm nhiệm vụ kéo các mô về trung tâm, giúp vết thương liền miệng, hạn chế sẹo.

- Giai đoạn tái tạo

Đây là giai đoạn giúp khôi phục lại tính toàn vẹn và chức năng của mô. Nó không những giúp vết thương liền nhanh hơn, bền vững hơn mà còn quyết định tới hình dạng vết thương sau quá trình lành hoàn thiện. Nếu giai đoạn này diễn ra nhanh và mạnh có thể làm vết thương hình thành sẹo lồi và ngược lại.

Trong quá trình liền sẹo sẽ có những yếu tố tác động khiến sẹo lâu liền hơn. Các

nghiên cứu cho thấy, sự lành sẹo của một vết mổ nhanh hay chậm, xấu hay đẹp tùy

thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, độ sâu của vết thương, chế độ dinh dưỡng sau khi mổ. Với những vết thương nhỏ, nông thì dễ lành hơn vết thương to, sâu. Vết thương bị dập nát nhiều, bị bẩn sẽ chậm lành hơn vết thương lành và sạch. Người cao tuổi, người mắc các chứng bệnh như đái tháo đường, tăng năng vỏ thượng thận, tim mạch, hô hấp mạn tính; người bị rối loạn đông máu như bệnh giảm tiểu cầu; người đang điều trị bằng thuốc có chất corticoid hoặc dùng hóa trị bệnh ung thư, đang dùng thuốc chống đông máu; người bị suy kiệt, thiếu các chất như đạm, kẽm, các vitamin… vết thương sẽ chậm lành hơn. Do đó, bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày đầy đủ lượng chất đạm, kẽm, vitamin chính là một cách giúp vết mổ mau lành.

Dinh dưỡng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, điều mà người bệnh quan tâm luôn là sức khỏe, vết thương nhanh liền, không để lại sẹo, nhất là sẹo lồi.

Một số người quan niệm, sau mổ nếu ăn thịt chim, thịt gà thì vết mổ mưng mủ, ngứa, nhức; ăn tôm bị ngứa; ăn hải sản, rau muống cho sẽ bị sẹo lồi; ăn thịt bò sẹo sẽ bị thâm; ăn trứng vết sẹo bị loang màu… Đây là quan điểm hết sức sai lầm.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cơ chế gây ra sẹo lồi. Cũng chưa có một công trình khoa học nào chứng minh rằng, các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, hải sản… là nguyên nhân gây sẹo lồi.

Ngược lại các chất như đạm, kẽm, vitamin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình liền vết thương. Nếu thiếu các chất này thì vết thương sẽ chậm liền. Đạm có nhiều trong các loại thịt, trứng, sữa còn kẽm có nhiều trong hải sản như hàu, cá biển… Sau phẫu thuật, trong chế độ dinh dưỡng cần tăng cường bổ sung chất đạm, kẽm và vitamin bằng cách ăn đa dạng các loại thực phẩm. Chỉ cần tránh các loại thực phẩm cơ thể dị ứng. Riêng đối với các phẫu thuật có liên quan tới hệ tiêu hóa, sau mổ vài ngày nên ăn đồ lỏng, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nhưng vẫn nhất thiết cần đa dạng các loại thực phẩm để đủ chất.

Ngoài cung cấp chế độ dinh dưỡng phong phú, đủ chất thì việc giữ cho vết thương hậu phẫu luôn khô, sạch sẽ giúp quá trình lên da non diễn ra nhanh hơn.

1. Bệnh nhân sau phẫu thuật cần kiêng ăn gì?

Ngoài việc phải bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cân bằng các loại dưỡng chất như tinh bột, chất béo, đạm, chất xơ, vitamin, một số thực phẩm có chứa nhiều chất kẽm,… người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm dưới đây:

Không nên ăn những loại thức ăn cứng, khó nhai và khó tiêu

Sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh rất yếu, mệt mỏi và thường chán ăn, ăn không ngon miệng. Vì thế, những loại thức ăn cứng, khó nhai, khó tiêu sẽ khiến họ càng không muốn ăn, ăn rất khó khăn khi nhai nuốt, thậm chí còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây kích thích vết thương. Thay vì thế, những ngày đầu sau mổ, bệnh nhân nên ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo hoặc súp,… Đây là những thực phẩm vừa dễ ăn lại vừa có lợi cho hệ tiêu hóa.

Nên tránh những thực phẩm có nguy cơ để lại sẹo

Không nên ăn thực phẩm dễ để lại sẹo

Theo quan niệm dân gian, nếu muốn giảm nguy cơ vết thương để lại sẹo, đặc biệt là sẹo lồi thì bạn nên kiêng rau muống. Loại rau này có thể làm đầy vết thương và tăng kích thích lên da non nhanh hơn, từ đó gây ra tình trạng sẹo lồi. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn thịt gà sau khi vừa phẫu thuật để tránh vết thương để lại sẹo.

Ngoài rau muống và thịt gà, bạn cũng nên kiêng trứng và thịt bò. Cụ thể, nếu ăn trứng thì vết thương khi lành sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh, một số trường hợp còn loang lổ giống như bị lang ben, gây mất thẩm mỹ. Còn những bệnh nhân ăn nhiều thịt bò sau khi vừa trải qua phẫu thuật sẽ khiết vết thương đậm màu hơn và dễ hình thành sẹo lồi, sẹo thâm khi lành trở lại.

Không nên ăn thực phẩm dễ gây dị ứng

Thực phẩm có thể gây dị ứng, khiến vết thương lâu lành

Người bệnh sau khi trải qua phẫu thuật cần kiêng những thực phẩm dễ gây kích thích, dị ứng. Cụ thể, người bệnh nên kiêng hải sản và đồ nếp. Theo quan điểm dân gian, những món ăn được chế biến từ gạo nếp thường có tính nóng và có nguy cơ khiến cho vết thương sưng hơn bình thường, mưng mủ. Còn hải sản chẳng hạn như tôm, cá biển,… người bệnh cũng nên kiêng vì nó có thể tăng nguy cơ bị ngứa và khó chịu ở vết thương. Hơn nữa, những thực phẩm này cũng dễ khiến cho da bị viêm nhiễm, vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo.

Bên cạnh hải sản và đồ nếp, bạn cũng không nên ăn một số thực phẩm như nhộng tằm, các loại hạt,… hay những thực phẩm mà bạn chưa ăn bao giờ để giảm nguy cơ gây dị ứng, khiến vết thương bị ngứa ngáy.

Không nên ăn thực phẩm lên men

Thực phẩm có tính kích thích, thực phẩm lên men

Một số thực phẩm mà bệnh nhân sau phẫu thuật cần kiêng có thể kể đến là các loại gia vị hay các thực phẩm có tính chua cay, nóng,… vì nó có thể khiến tích độc tố và khiến vết thương dễ bị mưng mủ.

Một số thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối hay những loại đồ uống có gas,… cũng cần phải hạn chế để tránh những vấn đề về đường tiêu hóa và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Không nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao

Một số thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ,… thường gây khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, nếu ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ cũng sẽ khiến vết mổ lâu lành hơn.

Thực phẩm có nhiều chất xơ

Mặc dù đây là nhóm thực phẩm rất tốt, đặc biệt là có khả năng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, nhưng khi vừa trải qua phẫu thuật, bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều chất xơ. Chẳng hạn như khoai lang, bánh mì, rau cần hay đậu phộng,… có thể khiến bệnh nhân bị khó tiêu và dễ gây táo bón.

Không nên ăn thực phẩm sống

Thực phẩm sống

Bệnh nhân sau phẫu thuật thường có sức đề kháng yếu vì thế họ nên ăn những thực phẩm được chế biến cẩn thận, thực phẩm đã được nấu chín. Đồng thời không nên ăn thực phẩm sống, hay đồ ăn tái như rau sống, gỏi cá, sushi, nộm,… vì nó có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại.

Hải sản có lợi gì cho sức khỏe mẹ sau sinh?

Thật khó cưỡng lại nếu mẹ bầu là tính đồ của hải sản, và sau khi sinh cơ thể mệt mỏi, mẹ chỉ muốn được ăn những món mình thích, vì vậy nhiều mẹ có câu hỏi sinh mổ bao lâu thì được ăn hải sản.

Theo các bác sĩ việc mẹ sau sinh kiêng khem quá mức các thực phẩm như thịt gà, hải sản… là không thực sự cần thiết. Bởi trên thực tế, hải sản và các loại thịt trắng hoặc thịt đỏ là thực phẩm chứa nhiều sắt, canxi, protein, cung cấp các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ đang cần mau chóng phục hồi.

Ngoài ra, trong hải sản rất giàu thành axit béo omega-3, giúp phòng chống bệnh trầm cảm và suy giảm trí nhớ thường xảy ra với các mẹ sau sinh. Như vậy sau sinh mẹ hoàn toàn có thể ăn hải sản với điều kiện là ăn đúng cách với một lượng vừa phải, kết hợp cùng với đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày.

Hải sản là thực phẩm chứa nhiều sắt [Ảnh: istockphoto]

Bạn có thể chưa biết:

Sau khi nâng mũi để đảm bảo kết quả được như mong đợi, tránh biến chứng thì sau khi phẫu thuật bạn cần duy trì một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý. Sau đây là một số điều bạn nên biết về nâng mũi kiêng ăn hải sản trong bao lâu?

  • Không nên sử dụng các thực phẩm có tính kích thích như: hành, tỏi, ớt, cafe, rượu, bia, thuốc lá…
  • Tránh các thực phẩm cứng khó tiêu hóa và các loại thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, các nước uống có ga.
  • Ngoài ra, bạn còn phải kiêng ăn rau muống, thịt bò, hải sản, đậu phộng. Tuy nhiên không phải ai cũng kiêng những thực phẩm này, mà tùy cơ địa của mỗi người. Nếu bạn có cơ địa tốt, ăn uống các chất đạm không để lại sẹo lồi, thì nên ăn uống đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng để vết khâu nhanh lành hơn.

  • Không nên ăn các chất tanh vì nó làm vết mổ lâu lành hơn.
  • Không nên ăn một số loại trái cây chua quá, hoặc cứng quá.
  • Đặc biệt trong thời gian 10 ngày sau khi nâng mũi bạn tránh đụng chạm hay sờ nắn mũi của bạn.
  • Đối với những bạn đeo kính thì nên hạn chế đeo kính và mang khẩu trang quá chật.
  • Cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ và nên tái khám định kỳ để tránh những biến chứng xảy ra.

Đối với các bạn cuồng hải sản thì việc kiêng cử này có vẻ như là cực hình, vì vậy có một vài thắc mắc xung quanh vấn đề nâng mũi kiêng ăn hải sản trong bao lâu? Hay tại sao nên kiêng hải sản?

Tại sao nên kiêng hải sản sau khi nâng mũi?

Hải sản bao gồm: tôm, cua, cá, mực,… cùng tất cả các thực phẩm chế biến có nguồn gốc từ chúng đều được các bác sĩ thẩm mỹ lưu ý đối với khách hàng là không nên dùng sau khi phẫu thuật.

Sở dĩ cần phải kiêng hải sản sau khi phẫu thuật nâng mũi là do hải sản có tính hàn, dễ gây lạnh bụng không tốt cho người đang chờ lành vết thương – mặc dù vết thương rất nhỏ.

Hải sản tuy bổ dưỡng nhưng chúng lại chứa những chất dễ gây độc và dễ gây dị ứng nên nếu như bạn nào có sức đề kháng yếu hoặc cơ địa dễ dị ứng sẽ dễ đẫn đến tình trạng sưng, ngứa ngáy khó chịu gây ảnh hưởng không tốt đến việc hồi phục và lành vết khâu sau khi phẫu thuật.

Dáng mũi đẹp tự nhiên, có hồn, có khí chất, hợp gương mặt đẹp ngay sau khi làm tại Thẩm Mỹ Như Hoa.

Nâng mũi phải kiêng hải sản trong bao lâu?

Nếu chị em ăn hải sản trong thời gian chờ vết khâu lành sau phẫu thuật thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ để lại sẹo xấu và khó lành sau phẫu thuật. Vì vậy, để đảm bảo cho kết quả nâng mũi được tốt nhất và duy trì lâu dài chị em cần kiêng khem hải sản trong ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật cho đến khi mũi lành hẳn mới ăn trở lại nhé!

Nếu bạn nào còn thắc mắc gì về vấn đề nâng mũi phải kiêng ăn hải sản trong bao lâu có thể liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0974 062 222 được giải đáp cụ thể.

Để được tư vấn miễn phí, Quý khách vui lòng để lại câu hỏi và thông tin dưới bình luận hoặc hộp thoại chat trên website. Hoặc gọi vào số Hotline: 0974 062 222 của Thẩm mỹ Như Hoa để chúng tôi được đồng hành cùng bạn nhé.

Mọi thông tin cũng như thắc mắc các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đắp cũng như nhận ưu đãi khuyến mại hấp dẫn.

Thẩm mỹ Như Hoa – Bác sĩ Tống Hải

Hotline: 0974 062 222.

Địa chỉ: Số 24 Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội

1 . Vì sao không nên ăn hải sản khi có vết thương hở?

Hải sản là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng bởi trong thành phần của một số loại hải sản nhất định chúng chứa nhiều protein cùng hàm lượng canxi cao. Ngoài ra, hải sản cũng chế được thành nhiều món ăn ngon nên nó trở thành những món ăn được ưa chuộng ở mọi gia đình.

Nếu như bạn biết cách ăn uống điều độ, một số loại hải sản, đặc biệt là cá biển sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết cho quá trình liền sẹo diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì thế mà lạm dụng ăn nhiều hải sản, nhất là khi cơ thể bạn đang có vết thương hở.

Dựa vào đúc kết kinh nghiệm từ dân gian và các nghiên cứu đã cho thấy, việc ăn các loại hải sản như tôm, cua, cá biển khi bị thương hoặc vết thương đang trong quá trình hình thành da non sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu. Tại vị trí này nếu dư một số chất sẽ tạo thành sẹo lồi gây mất thẩm mỹ cho cơ thể chúng ta. Vì thế, chúng ta nên hạn chế dùng hải sản khi bị thương.

Video liên quan

Chủ Đề