Vị hoàng đế cuối cùng của trung quốc là ai

Tại Trung Hoa vào thời cổ đại, hầu hết các vị Hoàng đế đều có không ít tần phi và con cái. Cho nên có thể nói rằng, đa số những vị vua thời phong kiến đều không phải lo lắng tới việc không có người kế vị, thế nhưng lại phải đau đầu trong vấn đề lựa chọn người xuất sắc để truyền ngôi.

Cũng bởi vậy mà lịch sử nước này từng ghi nhận không ít sự kiện các hoàng tử đẩy nhau vào cảnh nồi da xáo thịt vì tranh ngôi đoạt vị.

Thế nhưng vào cuối thời nhà Thanh, giai cấp thống trị của vương triều này lại trở thành nạn nhân của "lời nguyền" tuyệt tự khi cả ba vị Hoàng đế cuối cùng đều không có người nối dõi.

Theo quan điểm của Qulishi, việc ba đời Hoàng đế Mãn Thanh là Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi liên tiếp rơi vào cảnh tuyệt hậu thực chất bắt nguồn từ hai nhân vật là Đạo Quang Hoàng đế và Từ Hi Thái hậu.

Sự lựa chọn sai lầm của Đạo Quang Hoàng đế - khởi nguồn của "lời nguyền" tuyệt tự

Chân dung Đạo Quang Hoàng đế.

Đạo Quang Hoàng đế [1782 – 1850] là vị Hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa.

Năm xưa ở vào thời điểm cân nhắc tới việc truyền ngôi, Đạo Quang lúc bấy giờ có tới 3 lựa chọn. Đó là Tứ Hoàng tử Dịch Trữ, Lục Hoàng tử Dịch Hân và Thất Hoàng tử Dịch Huyên.

Vốn dĩ, Lục Hoàng tử mới là lựa chọn tốt nhất cho vị trí kế thừa ngai vị, bởi mọi phương diện của người con trai này đều vượt xa những huynh đệ khác.

Tuy nhiên bởi Đạo Quang lúc sinh thời vẫn luôn khăng khăng giữ quan điểm lập trưởng không lập thứ, vì vậy người con lớn nhất trong số đó là Tứ Hoàng tử đã được truyền ngôi và trở thành Hàm Phong đế sau này.

Thế nhưng dù vậy, Đạo Quang vẫn luôn cảm thấy nuối tiếc trước người con thứ 6. Sau đó ông đã hạ chỉ phong Lục Hoàng tử làm Thân vương.

Đây được xem là một tiền lệ vô cùng hiếm có của lịch sử Mãn Thanh, cũng phần nào chứng minh sự coi trọng của Đạo Quang với người con toàn tài ấy.

Tranh chân dung Hàm Phong đế.

Thế nhưng không ai có thể ngờ rằng, quyết định của Đạo Quang vào năm đó chính là nút thắt mở ra "lời nguyền" tuyệt hậu của ba vị Hoàng đế cuối cùng của Thanh triều sau này.

Nguyên nhân là bởi sức khỏe của Tứ Hoàng tử [tức Hàm Phong đế] bẩm sinh đã không tốt, thậm chí chân còn có tật. Những khiếm khuyết này đối với hình tượng của một vị Thiên tử có thể bị xem là đả kích rất lớn.

Nhiều ý kiến cho rằng chính nguyên nhân về sức khỏe đã khiến Hàm Phong đế cả đời chỉ có được một người con trai. Đó cũng là người con do Từ Hi sinh hạ cho ông, tức Đồng Trị đế sau này.

Năm xưa sau khi kế vị, Hàm Phong còn phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài, việc triều chính có muôn vàn áp lực. Hết thảy những yếu tố nói trên đã khiến ông buông tay trần thế khi mới ở độ tuổi 30.

Tới thời Đồng Trị kế vị, mọi việc nhiếp chính trong triều ban đầu đều do Lưỡng cung Thái hậu là Từ An và Từ Hi cùng Nhiếp chính vương Dịch Hân tiếp quản.

"Lời nguyền" tuyệt tự của ba vị Hoàng đế cuối thời nhà Thanh cũng chính thức bắt đầu từ đây.

Từ Hi Thái hậu và những chiêu đòn hiểm khiến ba đời Hoàng đế Mãn Thanh đều tuyệt tự

Ảnh chân dung Từ Hi Thái hậu.

Bên cạnh Đạo Quang Hoàng đế với sự lựa chọn sai lầm về người kế vị, Từ Hi Thái hậu chính là nhân vật tiếp theo phải chịu trách nhiệm cho "lời nguyền" tuyệt hậu này.

Năm xưa khi còn cùng Từ An nhiếp chính, Từ Hi vì có tham vọng mãnh liệt với quyền lực nên đã cố tình trì hoãn việc thành thân của Đồng Trị.

Vốn dĩ theo phong tục của thời bấy giờ, vị Hoàng đế này có thể thành thân từ tuổi 13. Tuy nhiên người xưa quan niệm rằng một khi nhà vua kết hôn là đã có thể xem như trưởng thành, có thể toàn quyền chấp chính.

Vì không muốn nhượng lại quyền lực cho con trai, Từ Hi đã luôn cố tình tìm cách trì hoãn việc chung thân đại sự của Hoàng đế. Kết quả là tới năm 17 tuổi, Đồng Trị mới có thể thành gia lập thất, thế nhưng hậu cung cũng chỉ có vẻn vẹn 2 vị là Hoàng hậu và Tuệ phi.

Từ Hi lúc bấy giờ vốn không ưa Hoàng hậu, thường xuyên cấm Đế - Hậu ở cùng nhau. Do cảm thấy bất mãn, chán nản, Đồng Trị thường cùng đám hoạn quan lẻn ra khỏi cung vào ban đêm để tìm đến các kỹ viện.

Hậu quả là vị Hoàng đế này đã không may mắc phải bệnh hoa liễu và mất sớm khi đang còn ở độ tuổi tráng niên.

Có giai thoại còn truyền lại rằng, năm xưa Hoàng hậu của Đồng Trị vốn đã mang thai. Thế nhưng sau khi nhà vua qua đời, Từ Hi đã vội vã bức tử người con dâu này, đồng thời cũng hại chết cháu đích tôn của chính mình.

Tranh chân dung Đồng Trị đế và Hoàng hậu.

Cũng bởi Đồng Trị qua đời mà không có con trai nên một thành viên hoàng tộc khác khi ấy đã được đưa lên làm người kế vị. Đó không ai khác ngoài Quang Tự đế.

Buộc phải rời xa người thân để nhập cung từ khi còn nhỏ, lại thường xuyên bị Từ Hi kiểm soát, vị Hoàng đế này khi lớn lên cũng chẳng mấy khỏe mạnh.

Dù vậy, phi tần hiếm hoi được ông sủng ái một thời là Trân phi cũng đã từng mang thai. Thế nhưng Từ Hi lại một lần nữa vì hiềm khích cá nhân mà "động tay động chân" với nàng, khiến Trân phi không may sinh non.

Sau cuộc Chính biến Mậu Tuất, Quang Tự mất đi tự do, liên tục bị giam lỏng, vì vậy mà cũng khó có thêm con nối dõi trong hoàn cảnh ấy.

Chưa dừng lại ở đó, nhiều ý kiến còn cho rằng khi đã gần đất xa trời, Từ Hi cũng không muốn trao quyền lại cho nhà vua, vì vậy đã tìm cách hại chết Hoàng đế.

Thiết nghĩ nếu Quang Tự có thể được thả tự do và nắm quyền sau khi Từ Hi qua đời, khi đó ông vẫn chưa tới 40 tuổi, việc có thể con cái cũng không phải là điều khó khăn.

Tới thời kỳ tại vị của vị Hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi, Thanh triều trải qua giai đoạn thống trị của Từ Hi đã trở nên mục nát vô cùng. Bấy giờ, ngay tới Thiên tử cũng không được chăm sóc tử tế.

Hơn nữa lúc bấy giờ Phổ Nghi tuổi còn quá nhỏ, lại bị cung nữ, thái giám làm hư, tính dục quá độ, do đó sau này cũng không còn khả năng sinh con đẻ cái.

Cứ như vậy, ba vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh đều không thoát khỏi lời nguyền "tuyệt hậu". Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến Thanh triều càng nhanh chóng bị đẩy đến bờ vực diệt vong.

*Theo quan điểm của Qulishi [Trung Quốc]

Trần Quỳnh

Một chính phủ lâm thời được thành lập ngay sau đó, chấm dứt 267 năm cai trị của triều đại Mãn Thanh và hơn 2.000 năm cầm quyền của chế độ phong kiến tại Trung Quốc. Sự kiện cũng đánh dấu biến cố tồi tệ đầu tiên trong cuộc đời đầy sóng gió của vị vua cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, người có tới 5 bà vợ cùng vô số cung tần, mỹ nữ nhưng tới khi lìa trần không có lấy một mụn con.

Phổ Nghi trên ngôi báu. Ảnh: Wikimedia

Phổ Nghi sinh năm 1906, là con trai trưởng của Thuần Thân vương Tải Phong, em cùng cha khác mẹ của Vua Quang Tự. Phổ Nghi đăng quang hoàng đế vào năm 1908 sau khi bác của ông, Vua Quang Tự, băng hà mà không có con trai nối dõi.

Do lên ngôi khi tuổi còn quá nhỏ nên Vua Phổ Nghi trị vì dưới sự kèm cặp của một quan nhiếp chính, ban đầu là cha ông và từ tháng 12/1911 là Thái Hậu Long Dụ. Theo sử sách, cậu bé Phổ Nghi đã khóc lóc thảm thiết và chống cự dữ dội khi các quan chức triều đình cùng các thái giám đến rước cậu vào cung. Vương Tiều Thị, bà vú em của Phổ Nghi là người duy nhất có thể dỗ dành được vị vua nhí và được theo cậu vào Tử Cấm Thành. Phổ Nghi sau đó không được gặp mẹ ruột của mình trong 6 năm.

Vì được cung phụng, cưng chiều hết mực, nên cậu bé Phổ Nghi thường tùy tiện sử dụng quyền lực tuyệt đối để bắt lỗi, đánh đập các hoạn quan và đòi bằng được những thứ mình muốn. Tuy nhiên, những ngày tháng tung hoành của vị vua con không kéo dài.

Sau thất bại của vương triều Mãn Thanh trong Chiến tranh Nha phiến [1840 - 1842 và 1857 - 1860], Chiến tranh Thanh - Nhật [1894 - 1895], đặc biệt là việc liên quân 8 nước kéo vào cướp phá Bắc Kinh [1900] cũng như việc triều đình thực hiện "quốc hữu hóa đường sắt"... người dân Trung Quốc ngày càng trở nên bất bình, muốn cải cách thể chế chính trị và phế bỏ Nhà Thanh.

Tháng 11/1911, Cách mạng Tân Hợi dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn và những người trí thức cấp tiến khác trong giai cấp tư sản cũng như tiểu tư sản đã diễn ra thành công, lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.

Bốn tháng sau, vào ngày 12/2/1912, Thái hậu Long Dụ đã ký vào "Thanh đế thoái vị chiếu thư" theo một thỏa thuận giữa triều đình với chính quyền Dân quốc mới, do Đại thần Nhà Thanh Viên Thế Khải làm trung gian dàn xếp. Theo "các điều kiện ưu đãi" đã ký, Vua Phổ Nghi, lúc này mới 6 tuổi, buộc phải thoái vị nhưng được phép tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Ông cũng được giữ lại tước vị hoàng đế [dù thực tế chỉ còn là hư danh] và được chính quyền Cộng hòa đối xử như một hoàng đế ngoại quốc. Chính quyền mới còn trợ cấp cho Phổ Nghi 4 triệu lượng bạc mỗi năm.

Tuy nhiên, vào năm 1924, cựu hoàng bị tướng Dân quốc Phùng Ngọc Tường trục xuất khỏi Tử Cấm Thành và buộc phải sống lưu vong. Từ sau năm 1925, ông chuyển đến sống tại vùng Thiên Tân đang bị quân Nhật chiếm đóng.

Phổ Nghi [ngồi ghế, giữa] khi được người Nhật dựng lên làm Hoàng đế Đại Mãn Châu. Ảnh: Picturechina.com.cn

Năm 1932, Phổ Nghi được người Nhật dựng lên làm Quốc trưởng của nhà nước bù nhìn Mãn Châu quốc. Đến năm 1934, ông chính thức đăng quang Hoàng đế Đại Mãn Châu quốc, lấy niên hiệu là Khang Đức. Suốt thời gian này, Phổ Nghi và toàn bộ gia đình ông bị người Nhật giám sát chặt chẽ và liên tục ép buộc xúc tiến các bước Nhật hóa Mãn Châu như họ đã thực hiện ở Triều Tiên và những nơi khác. Dù bên ngoài tỏ ra phục tùng người Nhật, nhưng bên trong, Phổ Nghi vẫn ngấm ngầm ở thế xung đột với họ.

Bất chấp các cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ bù nhìn của mình, Phổ Nghi vẫn nắm giữ chức vị Hoàng đế Đại Mãn Châu quốc cho đến sau Thế chiến thứ hai, khi ông bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ vào năm 1945. Ông sau đó bị đưa đi lưu đày ở vùng Siberia thuộc Liên Xô.

Phổ Nghi và Hồng quân Liên Xô năm 1946. Ảnh: Wikimedia

Năm 1946, Phổ Nghi được mời ra làm chứng tại một phiên tòa xét xử các tội ác chiến tranh ở Tokyo, Nhật. Tại phiên tòa này, cựu hoàng đã lên tiếng tố cáo những ngược đãi của Nhật với mình.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949, Phổ Nghi đã viết thư cho nhà lãnh đạo tối cao Liên Xô Stalin đề nghị không đưa ông trở lại Trung Quốc. Ông cũng bày tỏ rằng, quan điểm sống của mình đã thay đổi nhờ ảnh hưởng của các tác phẩm của Marx và Lenin đọc được trong tù. Tuy nhiên, lãnh đạo Liên Xô đã cho Phổ Nghi hồi hương vào năm 1950.

Phổ Nghi khi về già. Ảnh: Sohu

Với tội danh bắt tay với quân Nhật, Phổ Nghi sau đó phải trải qua 10 năm trong trại cải tạo Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Cựu hoàng được lãnh đạo Trung Quốc ân xá năm 1959. Sau khi được trả tự do, ông đến Bắc Kinh và làm việc tại một xưởng sửa chữa cơ khí tại thủ đô.

Vua Phổ Nghi cùng năm người vợ. Ảnh: History.com

Đáng nói, không chỉ gặp sóng gió trong sự nghiệp chính trị, vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc cũng lận đận về mặt tình duyên. Cả đời Phổ Nghi có tới 5 vợ. Năm 16 tuổi, ông cưới Hoàng hậu Uyển Dung và Thục phi Văn Tú. Văn Tú ly hôn khi ông lên vùng đông bắc Trung Quốc theo Nhật. Người vợ thứ ba là “Tường Quý nhân” Đàm Ngọc Linh cưới thời ngụy Mãn Châu. Sau khi Đàm Ngọc Linh bị hại chết, người Nhật lại giới thiệu và cưới cho Phổ Nghi “Phúc Quý nhân” Lý Ngọc Cầm.

Năm 1945, khi bị bắt trên đường trốn sang Nhật, Phổ Nghi không đưa theo Lý Ngọc Cầm. Tuy nhiên, bà vẫn bị đưa về Trung Quốc rồi ly hôn năm 1957. Năm 1959, Phổ Nghi được Chính phủ Trung Quốc sắp xếp cưới bà Lý Thục Hiền, một y tá đã có một lần hôn nhân thất bại. Hai người chung sống với nhau cho tới tận khi ông qua đời.

Vua Phổ Nghi và Hoàng hậu Uyển Dung chụp ảnh cùng một số vị khách. Ảnh: Sohu

Dù có tới 5 vợ cùng vô số phi tần, mỹ nữ nhưng rốt cuộc Phổ Nghi vẫn không có con. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân bắt nguồn từ việc ông bị yếu sinh lý. Trong cuốn tự truyện “Nửa đời trước của tôi”, Phổ Nghi đã không giấu giếm việc ông từng rất ham sắc dục. Khi mới hơn 10 tuổi, các thái giám để tránh phải hầu hạ vua, tối nào cũng cho các cung nữ vào giường ngủ để "phục vụ" ông, có khi đến 2 - 3 cô cùng lúc, khiến ông mệt lử mới để yên cho ông ngủ. “Hôm sau dậy tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra màu vàng ệch”, Phổ Nghi kể. Theo hồi ức của thái giám cuối cùng trong lịch sử Trung Hoa là Tôn Diệu Đình, đến năm 12- 13 tuổi, cơ thể của Hoàng đế vì lao lực phòng the quá độ từ sớm đã trở thành bất lực.

Phổ Nghi và người vợ cuối cùng Lý Ngọc Cầm. Ảnh: Sina  

Sau này Phổ Nghi hầu như bị liệt dương, phải thường xuyên tiêm các loại thuốc kích thích vào mới “lâm trận” được. Thời kỳ sống cùng Lý Ngọc Cầm, ước muốn có con của ông rất mạnh mẽ. Ông cũng dùng đủ loại thuốc thang nhưng vẫn không kết quả.

Theo một số tài liệu, Phổ Nghi đã bị Hoàng hậu Uyển Dung "cắm sừng" vì bị vô sinh. Ông thậm chí được tin đã phải bỏ tiền "bịt miệng" tình nhân của vợ nhằm cứu vãn danh dự hoàng tộc.

Phổ Nghi qua đời ở Bắc Kinh do biến chứng của ung thư thận và bệnh tim vào năm 1967, thọ 61 tuổi.

Tuấn Anh

Video liên quan

Chủ Đề