Vì sao cần khám định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ được coi như một thói quen chăm sóc sức khỏe cần thiết cho mọi người. Không chỉ người lớn tuổi, trẻ em hay có bệnh mới cần phải khám sức khỏe. Việc khám sức khỏe định kỳ được khuyến nghị thực hiện ở tất cả mọi người. Khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp chúng ta kiểm soát được tình trạng toàn thân. Ngoài ra còn giúp nhận biết sớm các bệnh lý nguy hiểm để điều trị kịp thời. Theo dõi bài viết của ThS.BS Vũ Thành Đô để tìm hiểu tầm quan trọng cũng như những lợi ích của việc kiểm tra sức khoẻ định kì.

1. Tại sao cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ?

Mục đích của kiểm tra sức khỏe định kỳ là

  • Kiểm tra các vấn đề sức khỏe hiện tại hoặc mới phát hiện.
  • Đánh giá nguy cơ sức khỏe của bạn trong tương lai.
  • Nhắc bạn duy trì một lối sống lành mạnh.
  • Cập nhật tiêm chủng.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm để đánh giá sức khỏe chung của bạn. Đây là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe và chẩn đoán bất kỳ vấn đề tiềm ẩn. Với việc kiểm tra thường xuyên, bác sĩ có thể xác định sớm và đề nghị điều trị ngay lập tức. Một số bệnh có thể rất khó nhận thấy và không biểu hiện triệu chứng cho đến khi trầm trọng. Đây là lý do tại sao bạn cần gặp bác sĩ định kỳ thường xuyên.

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng khác nhau tùy thuộc vào: giới tính, tuổi tác, sức khỏe gia đình và lối sống. Kiểm tra sức khỏe không chỉ thúc đẩy sức khỏe tốt hơn mà còn cải thiện lối sống. Bác sĩ có thể giáo dục bệnh nhân về cuộc sống lành mạnh và cách tránh các thói quen nguy hiểm.

Xem thêm: Đau ngực: Triệu chứng tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm

Những người khỏe mạnh có cần kiểm tra sức khỏe toàn thân định kỳ hàng năm?

Các chuyên gia y tế đề nghị: Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm cần áp dụng cho tất cả các cá nhân – kể cả người khỏe mạnh. Một số chuyên gia khuyên rằng: Trong trường hợp người khỏe mạnh, các bác sĩ có thể áp dụng phương pháp chọn lọc hơn để ngăn ngừa bệnh.

2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ gồm những gì?

Trước khi khám sức khỏe bạn cần chuẩn bị một số thông tin. Tốt nhất bạn ghi nhớ lại những điều bất thường trong cơ thể . Nếu có thể hãy ghi chú lại và thảo luận với bác sĩ trong quá trình kiểm tra. 

2.1 Một số điều bạn cần thực hiện khi kiểm tra sức khỏe  định kỳ

Bác sĩ sẽ thường xuyên cập nhật hồ sơ bệnh án của bạn để tham khảo trong mỗi lần kiểm tra. Bác sĩ sẽ lưu ý các thủ thuật đã thực hiện trước đây như: xét nghiệm PAP, nồng độ cholesterol, huyết áp, tiêm chủng, v.v.

Điều này rất quan trọng để bác sĩ chẩn đoán các bệnh di truyền.

Bác sĩ sẽ xem xét tất cả các loại thuốc và thủ thuật/ phẫu thuật trước đây của bạn.

Phong cách làm việc, nơi bạn làm việc, điều kiện sống nói chung. Những điều nhỏ nhặt này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.

Thói quen hút thuốc, lối sống năng động, thói quen tình dục, v.v.

  • Thông tin về hoạt động bình thường

Các hoạt động chức năng cơ thể hàng ngày của bạn như: ngủ, ăn, đi tiêu, nghe, nhìn,…

Cần thiết cho những người có triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nó không được sử dụng như một xét nghiệm sàng lọc cho những người khỏe mạnh.

Vắc-xin phế cầu khuẩn, tiêm phòng cúm hàng năm, uốn ván-bạch hầu-ho gà, vắc-xin zona hoặc herpes zoster.

  • Các kiểm tra khác: Khám răng, kiểm tra mắt, kiểm tra thính giác .

Dựa trên kiểm tra sơ bộ, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm thêm. Kiểm tra sức khỏe đầy đủ thông thường gồm: các xét nghiệm máu và nước tiểu, X-quang, siêu âm, kiểm tra chức năng phổi và kiểm tra tim. Các xét nghiệm này nên được thực hiện bởi phòng xét nghiệm hoặc bệnh viện được công nhận đủ tiêu chuẩn. Kết quả sẽ được đánh giá bởi các bác sĩ chuyên môn.

2.2 Một số xét nghiệm trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ

  • Khám tổng quát bao gồm: cân nặng, chiều cao, huyết áp, nhịp tim,…

  • Xét nghiệm máu và đo huyết sắc tố: xác định nhiễm trùng, thiếu máu hoặc báo hiệu khởi phát các bệnh khác.

  • Xét nghiệm lipid: Giúp đánh giá nguy cơ tim mạch.

  • Chức năng gan: Đánh giá chức năng của gan hoặc chẩn đoán bệnh gan.

  • Chức năng thận: Đánh giá hoạt động của thận.

  • Lượng đường trong máu: Đo mức đường huyết để xác định bệnh tiểu đường hoặc tiền đái tháo đường.

  • X–quang ngực: Giúp đánh giá vùng ngực và các cơ quan nằm trong khu vực.

  • ECG: Giúp xác định nhịp tim và tính đồng nhất của nhịp tim.

  • Siêu âm: Đánh giá các cấu trúc trong bụng như: lá lách, túi mật, gan, tuyến tụy và thận.

  • Kiểm tra nước tiểu: Được thực hiện để đánh giá sức khỏe tổng quát về bệnh hệ thống hoặc chuyển hóa.

3. Những vấn đề cần quan tâm trong buổi khám

Tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, bác sĩ cũng sẽ đưa ra các kiểm tra phù hợp:

3.1. Đối với nam giới

Ngoài các kiểm tra cơ bản, có thể cần sàng lọc thêm các vấn đề sau:

  • Bắt đầu từ 50 tuổi hoặc trẻ hơn: Nếu có tiền sử gia đình, cần khám trực tràng để kiểm tra các vết sưng bất thường ở tuyến tiền liệt. Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt [PSA] để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.
  • Trong độ tuổi từ 65 đến 75 [nếu bạn đã từng hút thuốc lá]: Khám bụng để kiểm tra sự phình động mạch chủ bụng [một mạch máu lớn ở ngực và bụng]. Tình trạng có thể gia tăng theo tuổi tác và trở thành vấn đề đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm: 23 loại thực phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

3.2. Đối với phụ nữ

Ngoài các kiểm tra thông thường, có thể kèm theo:

  • Xét nghiệm ung thư cổ tử cung: được gọi là xét nghiệm Pap smear, sau một đến ba năm.
  • Khám lâm sàng vú: để kiểm tra xem có cục u hay vết sưng bất thường nào ở vú không.
  • Bắt đầu ở tuổi 40 [hoặc trẻ hơn nếu bạn có tiền sử gia đình về ung thư vú]: sàng lọc ung thư vú bằng chụp X quang tuyến vú mỗi một đến hai năm.
  • Bắt đầu từ 65 tuổi: xét nghiệm mật độ xương để sàng lọc bệnh loãng xương. Căn bệnh này có thể gây giòn xương, dễ gãy và thường ảnh hưởng đến phụ nữ lớn tuổi. Phụ nữ có nhiều hơn một yếu tố nguy cơ mắc bệnh loãng xương có thể bắt đầu ở độ tuổi sớm hơn.

Nếu đã quan hệ tình dục, bạn nên được xét nghiệm chlamydia mỗi năm trong độ tuổi từ 15 đến 29. Thực hiện bằng xét nghiệm nước tiểu đơn giản. Chlamydia rất phổ biến và không phải lúc nào cũng có triệu chứng. Nếu bạn có nguy cơ bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, chẳng hạn như HIV/ AIDS hoặc herpes, hãy hỏi bác sĩ thêm về các xét nghiệm khác.

Bạn nên kiểm tra tổng quát trước khi mang thai để tránh các rủi ro sức khỏe trong thai kỳ. Khi mang thai, kiểm tra tiền sản thường xuyên sẽ giúp theo dõi sự phát triển của em bé, phát hiện các bất thường và đánh giá sức khỏe của bạn.

Các xét nghiệm liên quan đến thai kỳ có thể bao gồm: siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và xét nghiệm di truyền. Một số xét nghiệm tiền sản được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai. Những xét nghiệm khác chỉ cần thiết cho những phụ nữ có nguy cơ. Các xét nghiệm này sẽ được bác sĩ tư vấn thêm.

3.3. Đối với người già

Khi bạn già đi, việc theo dõi sức khỏe của càng trở nên quan trọng hơn. Một số vấn đề sức khỏe cần được quan tâm kỹ hơn như:

  • Phình động mạch chủ bụng: những người hút thuốc trước đây và hiện tại [đặc biệt là những người đàn ông lớn tuổi], có thể xem xét siêu âm để sàng lọc phình động mạch chủ bụng.
  • Sàng lọc huyết áp hàng năm: Nếu bạn bị tiểu đường, bệnh tim hoặc một số bệnh khác, có thể cần được kiểm tra thường xuyên hơn.
  • Kiểm tra cholesterol và phòng ngừa bệnh tim: Cứ năm năm một lần nếu mức độ bình thường. Nếu bạn bị cholesterol cao, tiểu đường hoặc một số tình trạng khác, cần được kiểm tra thường xuyên hơn.
  • Bệnh tiểu đường: Nếu bạn thừa cân và có các yếu tố nguy cơ khác, hãy hỏi bác sĩ để được kiểm tra thường xuyên. 
  • Ung thư phổi: Cho những người hút thuốc hiện tại và đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm qua.
  • Sàng lọc loãng xương: Nếu có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bạn nên kiểm tra với bác sĩ. Các yếu tố rủi ro có thể bao gồm: sử dụng steroid lâu dài, trọng lượng cơ thể thấp, hút thuốc, sử dụng rượu nặng hoặc tiền sử gia đình bị loãng xương.

4. Cần chuẩn bị những gì trước khi kiểm tra sức khỏe định kỳ?

Trước khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, hãy lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Xem lại tiền sử sức khỏe của gia đình: Hãy  ghi chú về bất kỳ căn bệnh nào mà bạn đã mắc phải. Cho bác sĩ biết về các bệnh lý  mà các thành viên  trong gia đình mắc phải.

  • Tiêm phòng:  Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn chuẩn bị tiêm chủng.

  • Lập danh sách những điều mà bạn muốn thảo luận với bác sĩ.

  • Lập danh sách những thay đổi mà bạn cảm thấy như: Chóng mặt, phiền muộn, mất ngủ, thay đổi kinh nguyệt, thói quen ăn uống,…

  • Ngủ ít nhất 6 giờ trước khi kiểm tra sức khỏe. Thiếu ngủ có thể dẫn đến kết quả bất thường.

  • Không ăn hoặc uống ít nhất 8 giờ trước khi kiểm tra.

  • Không uống rượu ít nhất 24 giờ trước khi kiểm tra sức khỏe. Vì rượu có thể ảnh hưởng đến một số xét nghiệm và kiểm tra.

  • Nên tránh phân tích nước tiểu 7 ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Máu trong nước tiểu sẽ làm nhiễm bẩn mẫu và ảnh hưởng đến kết quả.

  • Phụ nữ cũng nên tránh chụp nhũ ảnh vú trong chu kỳ kinh nguyệt. Vì vú thường căng tức trong giai đoạn đó.

  • Phụ nữ có thai nên tránh các xét nghiệm X-quang.

Ngày nay, các bệnh tật đang bắt gặp với những người ở độ tuổi sớm hơn. Nguyên nhân do lối sống căng thẳng và nhiều yếu tố nguy cơ từ môi trường. Thông thường, tần suất kiểm tra sức khỏe định kỳ nên được thực hiện là 6 tháng – 1 năm một lần. Nhưng trong một số trường hợp, có thể là 2 – 3 tháng. Khám sức khỏe định kì giúp bạn tầm soát và theo dõi được các vấn đề để có hướng xử lý kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề