Vì sao cao tốc trung lương dừng thu phí

Lượng xe lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương tăng cao từ khi tạm dừng thu phí - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chính vì thế, Tổng cục Đường bộ đã đề nghị thu phí trở lại đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Sau khi đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương dừng thu phí, Cục Quản lý đường bộ IV đã ký hợp đồng với đơn vị bảo trì để trực 24/24 giờ tại các trạm thu phí nhằm đảm bảo trật tự an ninh, trông coi tài sản, điều tiết giao thông, ngăn chặn không cho môtô, xe máy vào đường cao tốc. 

Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp xe máy cố tình bám đuôi ôtô lén chạy vào đường cao tốc, nhất là vào ban đêm, việc ngăn chặn rất nguy hiểm, mất an toàn. Đặc biệt có trường hợp người vi phạm đã đánh trọng thương nhân viên trực điều tiết giao thông tại trạm.

Đã trình Thủ tướng phương án thu phí

Theo ông Nguyễn Văn Huyện - tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, nguyên nhân dẫn đến ùn tắc, gia tăng tai nạn và các bất cập, khó khăn trong công tác quản lý là đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương giai đoạn 1 chỉ có 2 làn cơ giới mỗi bên với lưu lượng thiết kế là 30.000 xe quy đổi/ngày đêm. Trong khi đó lưu lượng hiện tại là 86.000 xe quy đổi/ngày đêm, dẫn đến tình trạng quá tải.

Thứ hai là sau khi tạm dừng thu phí, lưu lượng xe tăng đột biến, xe trước kia đi trên quốc lộ 1 nay đi sang đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương nhiều hơn. Vận tốc thiết kế tối đa của đường cao tốc này là 120km/h nhưng vận tốc thực tế trung bình đạt được chỉ 60 - 70km/h [trong khi đó trước thời điểm dừng thu phí, vận tốc trung bình là 100km/h].

Thứ ba là ý thức và việc chấp hành pháp luật, quy tắc giao thông và xử lý chưa triệt để, nhiều xe vi phạm đi vào làn khẩn cấp hoặc dừng đỗ ở làn đường này; tình trạng xe chuyển làn liên tục, đi xe máy vào đường cao tốc càng làm giảm khả năng thông hành và tăng nguy cơ tai nạn giao thông.

Nguồn: Tổng cục Đường bộ - Đồ họa: T.ĐẠT

Ngoài ra đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương được khai thác từ năm 2010 nhưng chỉ có bảo trì nhỏ lẻ, đến nay đã có sự xuống cấp của mặt đường, hệ thống ITS phát sinh nhiều hư hỏng, chưa được bố trí kinh phí sửa chữa kịp thời, cũng như chưa có quy trình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống ITS cho tuyến.

Từ những lý do trên, Tổng cục Đường bộ đề nghị Bộ Giao thông vận tải kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương từ 4 làn xe lên 8 làn xe theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt và bổ sung 2 nút giao thông trên tuyến nối Tân Tạo, Chợ Đệm để tăng khả năng lưu thông. Chấp thuận, chỉ đạo nhà đầu tư xây dựng hoàn thiện trạm dừng nghỉ tại km 28+200. Đặc biệt, xem xét phương án thu phí trở lại đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cho biết Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng phương án thu phí trở lại đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Hiện Thủ tướng đang lấy ý kiến các bộ, ngành về việc thu phí trở lại đường cao tốc này.

Bảng báo tốc độ giảm còn 60 [tối thiểu] và 100km/h [tối đa], so với trước đây là 80 và 120km/h cho xe chạy trên đường cao tốc - Ảnh: T.T.D.

"Chia lửa" với cao tốc

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Thành - cục trưởng Cục Quản lý đường bộ IV [Bộ Giao thông vận tải] - cho biết từ năm 2015, tuyến quốc lộ đoạn từ TP.HCM đi Long An và Tiền Giang đã được hạn chế xe tải nặng bằng cách đặt biển cấm xe trên 5 tấn lưu thông trong giờ cao điểm sáng từ 6h - 8h30 và chiều từ 16h - 18h30. Giải pháp này vào thời điểm đó để hạn chế tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra trên quốc lộ.

"Đến nay, khi quốc lộ 1 đã được nâng cấp thì tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương dừng thu phí lại đang quá tải. Do đó, tuần rồi Tổng cục Đường bộ đã tổ chức cuộc họp với Cục Cảnh sát giao thông và các địa phương để triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn trước mắt. Qua cuộc họp, các đơn vị đã thống nhất dỡ bỏ biển cấm xe tải trên 5 tấn theo giờ trên quốc lộ từ TP.HCM đi Tiền Giang để "chia lửa" lưu lượng dồn lên đường cao tốc.

Song song đó, chúng tôi đã cải tạo các điểm đầu vào đường cao tốc tại TP.HCM và Tiền Giang tạo điều kiện cho xe lưu thông nhanh hơn. Chúng tôi cũng đã cắm các bảng cấm dừng đỗ tại trạm thu phí, tránh tình trạng xe đậu quá nhiều dẫn tới kẹt xe" - ông Thành nói.

Lượng xe lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương tăng nhiều từ khi tạm dừng thu phí khiến một số lái xe phạm luật, cho xe chạy vô làn dừng khẩn cấp - Ảnh: QUANG ĐỊNH

* Vậy kinh phí nào để duy tu đường cao tốc khi đã tạm dừng thu phí?

- Năm nay, cục cũng có kiến nghị bố trí vốn để bảo trì tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Tuy nhiên, do vốn bảo trì đường bộ cũng còn hạn hẹp nên công tác duy tu còn vá víu theo kiểu hư chỗ nào đắp chỗ đó. Đoạn nào hư hỏng, chúng tôi cắt ra, vá lại nhằm đảm bảo an toàn.

Còn với Trung tâm giám sát đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương hiện đang mất kết nối, hư hỏng [từ năm 2018 đến nay] cũng đang đề xuất vốn để sửa chữa. Tổng cục Đường bộ đã lập hồ sơ dự án với kinh phí 15 tỉ đồng chia 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu khôi phục quang báo, camera và mời chuyên gia nước ngoài cài đặt lại phần mềm trục trặc. Giai đoạn 2 sẽ hoàn thiện lại hệ thống giám sát.

Lượng xe tăng chóng mặt

Tổng cục Đường bộ cho biết sau khi dừng thu phí, đến quý 3-2019 lưu lượng xe tại trạm Chợ Đệm là 52.838 xe/ngày đêm, tương đương 86.000 xe quy đổi [tăng 137%]; tại trạm Thân Cửu Nghĩa là 44.971 xe/ngày đêm, tương đương 74.000 xe quy đổi. Vào dịp lễ tết, cao điểm lượng xe trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương tăng đến 150 - 200%.

Bên cạnh đó, tình trạng xe dừng đỗ sai quy định trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương cũng xảy ra thường xuyên, tháng ít nhất như tháng 7-2019 là 76 trường hợp, tháng nhiều như tháng 4-2019 là 581 trường hợp.

T.PHÙNG - Đ.PHÚ - M.TRƯỜNG

Ngày 2.8, ông Lý Hoàng Chiêu, Chánh văn phòng, người phát ngôn của UBND tỉnh Tiền Giang, cho biết theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành chức năng liên quan đang xem xét để tham mưu UBND tỉnh sớm đưa ra bảng giá thu phí BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; đồng thời quyết định ngày để doanh nghiệp đầu tư dự án [Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận] được chính thức thu phí hoàn vốn.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có kế hoạch thu phí từ ngày 1.8.2022 nhưng chưa thực hiện được

Theo ông Chiêu, trước đó, theo sự thống nhất tại cuộc làm việc ngày 26.7 giữa UBND tỉnh với doanh nghiệp đầu tư dự án, ngân hàng có cho vay vốn…, ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, đã ký, gửi công văn đến Bộ GTVT báo cáo về phương án giá thu phí BOT dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Trong báo cáo về giá với Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang đề xuất giảm so với mức đề xuất ban đầu theo phương án tài chính của dự án đã được phê duyệt tại Quyết định 2463/QĐ-UBND ngày 2.8.2019 của UBND tỉnh.

“Bộ GTVT có văn bản phản hồi là cơ bản thống nhất và đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chủ động quyết định về giá theo thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với dự án. Đồng thời, Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng có biên bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của UBND tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, phía UBND tỉnh Tiền Giang cần có thêm thời gian để xem xét thận trọng hơn nữa trước khi đưa ra quyết định về giá vé và thời gian thu phí chính thức", ông Lý Hoàng Chiêu cho hay.

Cũng theo ông Chiêu, sau buổi làm việc để thống nhất về giá giữa các bên, phía Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận có gửi thêm một văn bản với nhiều yêu cầu khác so với nội dung tại buổi làm việc: "Do đó, giá mà phía UBND tỉnh gửi Bộ GTVT sẽ cần phải xem xét lại. Chúng tôi khẳng định khi ban hành giá sẽ hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp đầu tư chứ không thể để sự khó khăn lại cho bên nào cả”.

Theo kế hoạch được phía Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đưa ra trước đó, ngày 1.8.2022, doanh nghiệp này bắt đầu thu phí chính thức. Tuy nhiên, việc này không thực hiện được vì còn vướng mắc nhiều vấn đề khách quan như nêu trên.

Theo Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, qua hơn 90 ngày [từ 30.4 đến 31.7] vận hành lưu thông không thu phí, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã phục vụ hơn 2,2 triệu lượt xe. Hơn 50 vụ va chạm được ngành chức năng xử lý, không tính các trường hợp va chạm mà có sự thỏa thuận thành giữa chủ các phương tiện. Ngoài ra, đã cứu hộ 550 trường hợp xe gặp sự cố và tiếp nhận giải đáp 1.172 cuộc gọi của người tham gia giao thông thông qua tổng đài điện thoại khẩn cấp.

Theo chủ đầu tư, trong số các vụ va chạm trên tuyến, có đến 43% nguyên nhân do lái xe chuyển hướng không đúng quy định, 36% chạy quá tốc độ, 6% sử dụng rượu bia…

  • Giá vé đối với xe ô tô dưới 12 ghế ngồi, xe tải dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng là 2.000 đồng/xe/km, tương đương giá vé cho xe đi toàn tuyến [51,5 km] khoảng 103.000 đồng [mức cũ khoảng 108.000 đồng].
  • Xe ô tô từ 12 đến 30 ghế ngồi, xe tải từ 2 đến dưới 4 tấn là 3.000 đồng/xe/km, tương đương giá vé cho xe đi toàn tuyến là khoảng 154.000 đồng/xe. Mức phí được giữ nguyên như cũ.
  • Giá vé cho xe khách từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải từ 4 đến dưới 10 tấn là 3.500 đồng/xe/km, tương đương giá vé cho xe đi toàn tuyến khoảng 180.000 đồng/xe [mức cũ khoảng 190.000 đồng].
  • Giá vé cho xe tải có tải trọng từ 10 đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feet là 4.500 đồng/xe/km, tương đương vé cho xe đi toàn tuyến là khoảng 231.700 đồng/xe [mức cũ khoảng 309.000 đồng/xe].
  • Giá vé cho xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet là 6.500 đồng/xe/km, tương đương giá vé cho xe đi toàn tuyến là khoảng 334.700 đồng/xe [mức cũ khoảng 432.000 đồng/xe].

Như vậy, mức giá vé trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giảm nhiều nhất khoảng 98.000 đồng, thuộc về những xe nhóm 5 [xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet].

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề