Vì sao chim cánh cụt chịu được lạnh

Chim cánh cụt sống ở đâu? Đó là câu hỏi bất chợt của đứa nhỏ trong nhà. Bạn bắt đầu lúng túng không biết trả lời sao cho chính xác đây? Bắc cực hay Nam cực? Chim cánh cụt chọn Nam cực để ‘an cư lạc nghiệp’ cũng có nhiều lý do thuận theo bản năng sinh tồn. Bởi vì Bắc cực cùng có điều kiện thời tiết tốt như Nam cực vậy. 

Chim cánh cụt sống ở đâu là một câu hỏi hay của các bé thơ

I.Tại sao chim cánh cụt không sống ở Bắc cực? 

Mặc dù cả Bắc cực và Nam cực đều có môi trường khí hậu lạnh giá. Các loại gấu trắng, chồn tuyết... đều sinh sống ở đây. Tuy nhiên, chim cánh cụt lại chọn Nam cực để sinh trưởng. Bởi vì chim cánh cụt không thể sống cùng gấu Bắc cực hung hăng. Chúng là thiên địch của nhau nên không thể chung lãnh địa. Hơn thế nữa, Nam cực là địa bàn của một mình chim cánh cụt lại có nguồn thức ăn phong phú. 

II.Đặc điểm chim cánh cụt sống ở đâu, về tập tính sinh học 

Năm 1891, Sharpe một nhà khoa học người Anh đã tìm thấy và miêu tả chim cánh cụt là một loại chim bởi vì chúng có hai vây như hai chiếc cánh. Nhưng thực chất chim cánh cụt lại có họ hàng với chim bồ nông. Chim cánh cụt là loài chim không biết bay lại có dáng đi nghiêng ngả như người say. Tuy hình dáng xấu xí, lưng cong nhưng chim cánh cụt lại hiền lành và không gây hại cho các sinh vật khác. 

Một con chim cánh cụt trưởng thành cao tầm 1m1, nặng gần 35 ký. Chim cánh cụt có phần đầu thuôn dài, mỏ cứng và nhỏ. Ở dưới vai chim cánh cụt là đôi cánh ngắn, không có lông vũ. Nhìn đôi cánh này giống hai vây của loài cá heo. Chim cánh cụt đi chuyển chủ yếu bằng hai chân ngắn ngủn. Chính vì vậy mà chim cánh cụt là hình ảnh hoạt hình ngộ nghĩnh và kiến tạo những con gấu bông dễ thương cho trẻ em. 

Chim cánh cụt non đang chờ chim bố tha mồi về

III.Chim cánh cụt sống ở đâu, ăn gì, uống gì? 

Chim cánh cụt ăn cá loại nhuyễn thể như cá, mực, các loại vi sinh vật trong đại dương. Phần lớn thời gian chim cánh cụt ở trong lòng đại dương để kiếm ăn. Bình thường chim cánh cụt kiếm ăn xa bờ nhưng đến mùa sinh sản phải chăm con. Cho nên chim cánh cụt thường ăn gần bờ hơn để bảo vệ đàn con và phòng ngừa kẻ thù. Một đặc điểm sinh học giúp chim cánh cụt tồn tại trong môi trường lạnh giá của đại dương bao la. Đó chính là chúng uống nước mặn bởi vì cơ thể chim cánh cụt có tuyến lệ lọc lượng muối thừa từ máu. Sau đó cơ thể đào thải muối thừa qua hốc mũi. 

IV.Đặc điểm bầy đàn của chim cánh cụt 

Các nhà nghiên cứu rất thích thú khu nghiên cứu đời sống tình cảm của chim cánh cụt. Đây là một trong những loài chim cánh cụt sống ở đâu cũng có cuộc sống bầy đàn rất mãnh liệt. Chúng sống thành từng bầy dọc theo bờ biển. Nhưng hoàn toàn tự lập về việc kiếm mồi. Chim cánh cụt có tính sống theo cặp có cả chim bố và chim mẹ. Chúng tạo ra bầy chim nhỏ và cả hai chim bố, chim mẹ cùng chăm sóc con. 

Chim cánh cụt có khả năng giao phối không theo mùa. Chúng có thể giao phối cả đời để tạo ra chim non quanh năm. Một số loài chim cánh cụt có thể giao phối cả đời, trong khi các loài khác chỉ giao phối một mùa. Nói chung, chúng tạo ra một bầy con nhỏ và cả chim bố lẫn chim mẹ cùng chăm sóc chim non. 

Mỗi con chim cánh cụt mái sẽ đẻ từ 10-20 trứng mỗi năm và khoảng thời gian ấp trứng hơn 2 tháng rưỡi để chim non trưởng thành. Sau khoản thời gian ấp trứng thì chim mái thường mất đi gần một nửa trọng lượng cơ thể. Điều này chứng tỏ chim cánh cụt nuôi chim non cũng vất vả như con người vậy. 

Chim cánh cụt sống ở đâu, cũng có thiên tính như con người

V.Chim cánh cụt là một trong top 10 động vật ‘làm cha, làm mẹ’ vĩ đại nhất thế giới

Nếu chẳng may chim cánh cụt mẹ sau khi ấp trứng thì chim non bị chết do điều kiện thời tiết hay kẻ thù tấn công. Chim mẹ không chịu đựng được điều này nên thường có ý đồ trộm chim non của con chim mái khác. 

Các nhà khoa học kinh ngạc khi phát hiện điều này. Bởi vì từ trước tới nay họ chỉ chứng kiến sự lạnh lùng của động vật hoang dã. Chim cánh cụt có tình cảm như con người. Dù rằng ý đồ trộm chim non của con chim cánh cụt khác làm những con chim mái trong bầy đàn không thích. Bằng chứng là chúng bảo vệ con chim mái có chim non bị trộm.  

Và một bằng chứng khác cho thấy chim cánh cụt có thiên tính như con người. Đó là khi nhiệt độ của Nam cực có khi lên đến -23 độ thì bất cứ vật gì ở dạng tinh thể lỏng đều bị đông lạnh khi không được ủ ấm. Vì thế chim cánh cụt bố thường đặt những quả trứng chưa nở trên hai bàn chân để giữ ấm cho nó trong suốt mùa đông. 

Chim cánh cụt sống ở đâu và tỉ tỉ những điều thú vị về loài chim mang nhiều thiên tính như con người. Chúng đã chứng minh rằng động vật cũng có linh tính và tình cảm như con người. Cho nên việc săn bắt động vật hoang dã là hành vi mất nhân tính. Khi chúng ta hủy hoại đi cuộc sống của những con vật này.

Xem thêm: Chim cánh cụt có lông gì? Tại sao chúng không bị đóng băng?

Những đôi chân trần của loài chim cánh cụt tưởng như rất lạnh, thế nhưng, bên trong chúng có một cơ chế tuần hoàn đặc biệt, có thể hoạt động như một loại chất chống đông lạnh nhằm đảm bảo giữ đủ độ ấm cho cơ thể giúp chúng không bị đóng băng.

Sau thời gian dài tiến hóa, chân và bàn chân của chim cánh cụt đã tiến hóa để đảm bảo chúng mất ít nhiệt nhất có thể. Bàn chân của chim cánh cụt giữ nhiệt bằng cách hạn chế sự lưu thông của máu trong thời tiết thật sự lạnh nhằm giữ nhiệt độ của bàn chân trên mức đóng băng. Cẳng chân của chim cánh cụt hoạt động như một hệ thống trao đổi nhiệt.

Các mạch máu đến và đi từ bàn chân rất hẹp và đan chặt vào nhau. Máu từ cơ thể đến bàn chân sẽ được làm lạnh và sẽ được làm nóng lại một lần nữa khi quay trở lại cơ thể. Khi bàn chân nhận được máu lạnh, lượng nhiệt bị mất sẽ giảm đi, trong khi cơ thể vấn đảm bảo đủ độ ấm.

Khả năng đặc biệt này là một phần trong những cách mà chim cánh cụt giữ ấm trứng của mình cho đến khi nở. Chim đực sẽ ấp một quả trứng trên đỉnh bàn chân của chúng vào mỗi tối mùa đông trong vòng 2 tháng, trong khi con cái sẽ ra ngoài kiếm ăn trên biển. Chúng cũng che chắn cho trứng bằng một vạt da bụng khá ấm áp, được gọi là túi ấp, để tránh xa các yếu tố bên ngoài.

Sự nuôi dưỡng của những con chim đực không chỉ dừng lại ở đó. Nếu con cái không mang thức ăn trở về đúng lúc trứng nở, những con đực sẽ cho con của mình ăn một loại “sữa” được tạo ra từ các tế bào đặc biệt nằm bên trong họng của chúng trong vài ngày.

Con người chúng ta cũng có khả năng hạn chế sự lưu thông của máu đến các tứ chi trong thời tiết giá lạnh, dù sẽ không nhiều như chim cánh cụt. Tay chúng ta sẽ dần trắng hơn trong suốt mùa đóng băng lạnh giá bởi vì có rất ít máu bên trong đó. Lượng máu này được chuyển đến “phần lõi” của cơ thể để đảm bảo các cơ quan quan trọng khác được giữ ấm.

Minh Quang

Mọi người nói Nam Cực là nơi lạnh nhất trên thế giới. Câu nói này không phóng đại một chút nào cả. Theo số liệu điều ra nhiều năm của các nhà khoa học, nhiệt độ thấp nhất của mùa đông ở Châu Nam Cực -88,30C, kỉ lục cá biệt từng lên tới -940C.

Môi trường sống vô cùng khắc nghiệt này của Nam Cực làm cho các sinh vật bậc cao bị buộc phải rút ra khỏi nơi này. Trong thực vật trừ các sinh vật bậc thấp như nấm tảo, địa y… còn có thể kéo dài hơi tàn của nó ra, các thực vật có hạt vẫn chưa được phát hiện. Trong giới động vật, đến như gấu trắng, voi biển có thể chịu được nhiệt độ thấp -800C của Bắc Cực, nhưng lại chưa bao giờ thấy ở Nam Cực.

Vậy thì tại sao chim cánh cụt có thể sống được ở Nam Cực nhỉ? Điều này phải nói bắt đầu từ “lịch sử gia đình” của chim cánh cụt. Trước tiên, chim cánh cụt là một loại chim bơi ở dưới nước cổ xưa nhất. Nó có thể đã đến đây định cư từ trước khi Châu Nam Cực chưa mặc giáp băng. Thức ăn chủ yếu của nó là các loài cá, các loài giáp xác và động vật nhuyễn thể “thân mềm”… Đất liền ở Nam bán cầu hẹp, mặt biển rộng, có thể nói là khu vực phồn thịnh nhất của loài thuỷ tộc [động vật sống dưới nước], mảnh đất có nguồn thức ăn phong phú này đã trở thành vùng đất tốt để chim cánh cụt sống yên ổn.

Thứ hai là “vị lão làng” của Nam Cực này do kết quả tôi luyện gió bão tuyết hàng ngàn vạn năm nên lông trên toàn thân nó biến thành lớp lớp dạng vẩy gắn chặt. Loại “chân lông” đặc biệt này không những nước biển khó có thể thẩm thấu mà ngay cả nhiệt độ cực rét gần -100oC cũng đừng hòng công phá “phòng tuyến” giữ nhiệt của nó. Đồng thời, lớp mỡ dưới da của nó rất béo và dày, nên đã đảm bảo giữ nhiệt cho cơ thể.

Vả lại, ở Châu Nam Cực không có thú dữ ăn thịt, vì vậy, sự an toàn của chim cánh cụt được đảm bảo. Chả trách khi đội khảo sát hoặc đội hàng hải đặt chân lên đất liền ở Nam Cực, chim cánh cụt chẳng những không biết sợ, trái lại còn kết thành đàn để nghênh tiếp, bày tỏ dáng vẻ tiếp đón thân mật đối với những người đặt chân đến đây.

Twitter Facebook LinkedIn

Video liên quan

Chủ Đề