Vì sao hay bị tê tay

Các mô hình giải phẫu của các triệu chứng có thể gợi ý vị trí tổn thương nhưng thường không cụ thể. Nói chung,

  • Tê một phần của chi: Tổn thương hệ thần kinh ngoại biên

  • Tê một bên của cả hai chi [có hoặc không có tê vùng thân mình]: Tổn thương não

  • Tê đối xứng hai, vị trí dưới khoanh cảm giác da: Bệnh tủy ngang [tổn thương tủy sống]

  • Tê hai bên không tương ứng với khoanh rối loạn cảm giác da cụ thể: Bệnh đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh đa ổ, hoặc tổn thương cục bộ não hoặc tủy

Các kiểu định khu cụ thể hơn bao gồm:

  • Phân bố kiểu đeo găng: Khi các dấu hiệu vận động rất lu mờ hoặc không có, thường là bệnh đa dây thần kinh tổn thương sợi trục; khi đi kèm với yếu và co cứng [ví dụ, tăng phản xạ, tăng trương lực cơ, dấu hiệu Babinski dương tính], đôi khi gặp trong trường hợp vẹo cột sống cổ, bệnh đa dây thần kinh mất myeline hoặc tổn thương mất myeline của tủy sống

  • Rối loạn cảm giác tại 1 tiết đoạn thần kinh: Tổn thương rễ thần kinh [bệnh rễ thần kinh]

  • Tổn thương một chi với nhiều hơn một dây thần kinh hoặc một rễ thần kinh bị ảnh hưởng: Tổn thương đám rối thần kinh [plexopathy]

  • Nhiều dây thần kinh ngoại vi có liên quan hoặc không liên quan: Bệnh đơn dây thần kinh nhiều ổ

  • Mất cảm giác tư thế vị trí và cảm giác rung không cân xứng: Rối loạn chức năng cột sau tủy sống hoặc bệnh thần kinh ngoại vi mất myelin

  • Phân bố khu vực yên ngựa: Hội chứng chóp cùng hoặc chèn ép đuôi ngựa [hội chứng đuôi ngựa]

  • Sự phân bố rối loạn bắt chéo giữa mặt và thân minh [ví dụ: mặt và thân mình bị ảnh hưởng ở hai bên khác nhau]: Tổn thương khu vực thấp của thân não

  • phân bố rối loạn ở mặt và cơ thể cùng bên: Tổn thương phần trên của thân não, đồi thị hoặc vỏ não

Triệu chứng gợi ý có sự tham gia của nhiều vùng giải phẫu [ví dụ, tổn thương cả não và tủy sống] đồng nghĩa với việc có nhiều tổn thương [ví dụ, xơ cứng rải rác, khối u di căn, thoái hoá não nhiều ổ hoặc bệnh lý tủy sống] hoặc nhiều nguyên nhân gây bệnh.

Tốc độ khởi phát triệu chứng giúp gợi ý cơ chế bệnh sinh:

  • Gần như tức thời [thường là vài giây, đôi khi vài phút]: Thiếu máu cục bộ hoặc chấn thương

  • Vài giờ đến nhiều ngày: Nhiễm trùng hoặc nhiễm độc-rối loạn chuyển hóa

  • Vài ngày đến hàng tuần: Nhiễm trùng, nhiễm độc -chuyển hóa, hoặc miễn dịch trung gian

  • Vài tuần đến vài tháng: Ung thư hoặc thoái hoá

Mức độ đối xứng cũng giúp gợi ý.

  • Tính chất đối xứng cao bao gồm: Nguyên nhân hệ thống [bệnh lý chuyển hóa, ngộ độc, thuốc, nhiễm trùng, hoặc sau nhiễm trùng, thiếu vitamin]

  • Tính đối xứng hoàn toàn: Nguyên nhân cấu trúc [khối u, chấn thương, đột quỵ, chèn ép đám rối hoặc thần kinh ngoại vi, bệnh lý thoái hoá một ổ hoặc đa ổ]

Sau khi xác định vị trí tổn thương, tốc độ khởi phát và mức độ đối xứng, chẩn đoán sẽ thu hẹp lại khá nhiều, từ đó việc tập trung vào các đặc điểm lâm sàng để phân biệt nguyên nhân sẽ mang tính thực tiễn hơn nhiều [xem bảng Một số nguyên nhân gây tê bì Một số nguyên nhân gây tê bì ]. Ví dụ, nếu đánh giá ban đầu gợi ý bệnh đa thần kinh tổn thương sợi trục, đánh giá tiếp theo tập trung vào các đặc tính của mỗi loại thuốc, chất độc, và rối loạn có thể gây ra bệnh đa dây thần kinh.

Thần kinh giữa bị chèn ép làm tê tay. Ảnh: edpills.ru

Tê tay do hội chứng ống cổ tay thường gặp ở phụ nữ, khoảng 35 tuổi trở lên, người trẻ cũng có thể bị nhưng ít hơn. Bệnh thường thấy ở người lao động dùng nhiều tới động tác lắc của cổ tay.

Tê tay là một trong những khó chịu mà nhiều người, già hay trẻ cũng có thể mắc phải. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: rối loạn canxi máu, co thắt mạch máu ngoại vi, hội chứng ống cổ tay,… Nguyên nhân hay gặp nhất là hội chứng ống cổ tay.

Bàn tay chúng ta có cảm giác và cử động là do các dây thần kinh điều khiển. Dây thần kinh giữa nhận cảm giác ngoài da của ngón trỏ và ngón giữa và lòng bàn tay ở phía dưới hai ngón tay đó. Đồng thời, dây thần kinh giữa còn chỉ huy co cơ của các ngón tay, nhất là ngón cái.

Tại sao gọi là ống cổ tay?

Dây thần kinh giữa đi qua một tổ chức gân, dây chằng và xương, người ta ví như nó chui vào một cái ống cho nên gọi là ống cổ tay. Ống cổ tay là khoảng không gian giữa các xương của cổ tay ở dưới và ở hai bên, có một tấm gân rộng gọi là cân ngang của cổ tay phủ lên trên như một cái nắp. Khoảng không gian trong ống cổ tay khá chật hẹp, khi ống hẹp lại thì dây thần kinh giữa bị kẹt trong đó gây nên hội chứng ống cổ tay. Sự chèn ép này sẽ làm dây thần kinh bị thiếu máu, lâu ngày sẽ dẫn đến các biểu hiện tê tay và nặng hơn là yếu liệt tay. Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ dùng nhiều biện pháp làm tăng áp lực ống cổ tay để tìm ra bệnh lý.

Hội chứng ống cổ tay còn có thể là biểu hiện của một trong những bệnh sau: Các loại viêm đa dây thần kinh, bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Viêm đa dây thần kinh do tiểu đường, giai đoạn đầu có thể chỉ có hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này cũng có thể xuất hiện song song với bệnh thoái hóa cột sống cổ. Vì có nhiều nguyên nhân gây tê tay nên đôi khi các bác sĩ không chuyên khoa vẫn chẩn đoán nhầm và làm cho việc điều trị bị sai hướng.

Tê tay do hội chứng ống cổ tay thường gặp ở người khoảng 35 tuổi trở lên, nhất là ở phụ nữ, người trẻ hơn cũng có thể bị nhưng ít. Bệnh thường thấy ở người lao động dùng nhiều tới động tác lắc của cổ tay, như các bà nội trợ, tiểu thương. Bệnh cũng hay gặp ở các nhân viên văn phòng hay sử dụng chuột máy tính.

Biểu hiện bệnh đa dạng!

Biểu hiện đầu tiên của bệnh thường là tê tay. Tê ở gan bàn tay, cùng với ngón trỏ và ngón giữa. Thường nhất là người bệnh chỉ thấy tê ngón trỏ và ngón giữa. Nhưng cũng có người cảm thấy tê ở tất cả các ngón tay, ở hai ngón vừa kể thì tê nhiều hơn. Tê tay thường xuất hiện khi cầm tay lái xe máy đi xa, có người đang đi xe máy phải dừng lại buông tay ra và vẩy vẩy mấy cái, rồi mới đi tiếp được. Cũng có người đang ngủ, nửa đêm bị thức giấc do tê và đau các ngón tay, dậy đi lại và vẩy tay một lúc, lại hết tê và đi ngủ lại. Bệnh thường khởi đầu ở một tay, và thường là ở tay thuận.

Về sau có thể tay bên kia cũng bị tê. Sau một thời gian không được chữa trị, dần dần có rối loạn vận động, biểu hiện bằng yếu và teo khối cơ gốc ngón cái [khối cơ phồng lên ở lòng bàn tay]. Khi quá gấp hoặc quá ưỡn cổ tay, thì các triệu chứng tê tay có thể tăng lên. Tuy nhiên cảm giác tê tay được mô tả khá chủ quan ở từng người bệnh khác nhau. Mỗi người bệnh có thể dùng các từ khác nhau để nói về tê tay. Có người nói rằng "cứng tay", "nóng nóng bàn tay", "cảm giác bì bì ở bàn tay" và kể cả là "đau bàn tay". Nhưng tựu trung lại đó chính là những rối loạn cảm giác ở bàn tay mà nguyên nhân thường là do hội chứng ống cổ tay gây nên. Việc thăm khám tỉ mỉ và khoa học của các bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác hội chứng ống cổ tay và mức độ của bệnh. Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh gây tê tay [và teo bàn tay nếu để muộn] hay gặp nhất. Trên thế giới người ta đã đề cập tới từ lâu. Một phương pháp giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay là đo điện cơ, hay còn gọi là điện thần kinh cơ.

Khi bạn bị tê tay, tê tăng lên khi cầm tay lái xe máy, hoặc bị vào lúc nửa đêm đang ngủ, tê nhiều ở ngón trỏ và ngón giữa, thì chúng tôi khuyên bạn hãy đi thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để chẩn đoán chính xác bệnh.

Bệnh không khó chữa

Có hai cách điều trị: Nội khoa và phẫu thuật. Cách điều trị nội khoa là bác sĩ dùng thuốc và cho bệnh nhân mang nẹp để bảo vệ cổ tay. Các loại thuốc thường được sử dụng là kháng viêm, giảm đau, các thuốc bảo vệ và phục hồi thần kinh. Một số trường hợp bác sĩ có thể tiêm thuốc trực tiếp vào cổ tay bệnh nhân. Tuy nhiên cách này thường không mang lại hiệu quả cao ở những bệnh nhân nặng, lâu năm. Cách điều trị phẫu thuật sẽ triệt để hơn, bác sĩ chuyên khoa mổ một đường nhỏ ở cổ tay, giải phóng dây thần kinh ở ống cổ tay để nó không bị chèn ép nữa. Tuy nhiên, vì dây thần kinh bị thiếu máu và viêm lâu ngày, các bác sĩ sẽ tiếp tục làm sạch để giúp dây thần kinh dễ phục hồi hơn. Đây là một phẫu thuật nhẹ nhàng, thường chỉ cần gây tê tại chỗ, bệnh nhân có thể về ngay sau phẫu thuật. Đa số bệnh nhân sau mổ khỏi vĩnh viễn. Song song với hai phương pháp trên, người bệnh cần được điều trị vật lý trị liệu để giúp quá trình hồi phục mau chóng hơn. Hiện nay người ta sử dụng các loại sóng siêu âm điều trị và các dòng điện y khoa nhẹ để kích thích phục hồi thần kinh.

Có thể tránh được bệnh

Tê tay do hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý thường gặp nhưng có thể phòng tránh được:

- Khi sử dụng máy tính chúng ta cần chú ý đến tư thế ngồi và vị trí để bàn tay sử dụng chuột vi tính. Đa số nhân viên văn phòng thường không để ý đến tư thế cổ tay thường bị ưỡn quá mức, điều này cần phải tránh vì làm tăng nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay. Điều chỉnh chiều cao của ghế để cổ và bàn tay trên mặt phẳng song song với mặt phẳng bàn.

- Khi lái xe máy cần chú ý giữ thẳng trục cổ và bàn tay.

- Cần phải khởi động, xoay tròn cổ tay trước khi chơi thể thao, kể cả trước khi làm việc. Đối với những người có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay thì điều này càng cần thiết hơn.

- Tập kéo căng cổ tay mỗi bên 20 lần khi làm việc thời gian dài.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

Video liên quan

Chủ Đề