Vì sao khi tiêm xong lại sưng

Sau khi tiêm chủng, cơ thể trẻ có thể xuất hiện các phản ứng nhẹ như: sốt, sưng tại vị trí tiêm,… Trong đó, sưng đỏ là phản ứng thường gặp nhất. Vậy, sưng tại chỗ tiêm vắc xin cần làm gì, bố mẹ đã biết cách xử trí chưa? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu các biện pháp giúp giảm bớt tình trạng sưng đau tại vị trí tiêm cho trẻ.

1. Tìm hiểu tổng quan về tiêm chủng

Bố mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng tại cơ sở y tế uy tín để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Tiêm vắc xin là đưa các chế phẩm có chứa kháng nguyên [có thể là các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, hay bị bất hoạt, giết chết] vào cơ thể. Mục đích là kích thích cơ thể tạo miễn dịch, đặc hiệu chủ động, nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Vắc xin kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch “bắt chước” giống như nhiễm trùng tự nhiên. Hiện nay, có thể phòng ngừa bằng vắc xin cho 30 căn bệnh truyền nhiễm.

Bố mẹ có thể yên tâm khi tiêm chủng cho trẻ vì các loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh đã được kiểm chứng:

  • Trước khi đưa vào sử dụng, vắc xin đã nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt trên người.

  • Khi đưa vào sử dụng, các nhà khoa học lại tiếp tục giám sát và đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vắc xin. Ngoài ra, họ còn thường xuyên theo dõi và thu thập thông tin về các tác dụng phụ xảy ra sau tiêm.

Sưng tại chỗ tiêm vắc xin cần làm gì được hầu hết các bố mẹ quan tâm

2. Một số phản ứng xuất hiện sau tiêm vắc xin

Mặc dù, tiêm phòng vắc xin là phương pháp đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cho trẻ. Nhưng sau khi tiêm, cơ thể trẻ có thể xuất hiện một số tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này được gọi là phản ứng sau tiêm chủng, bao gồm các phản ứng nhẹ và nặng.

Phản ứng nhẹ:

Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể bị sốt, sưng đỏ và đau tại chỗ tiêm. Đây cũng là lý do vì sao nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi “sưng tại chỗ tiêm vắc xin cần làm gì”. Ngoài ra, trẻ còn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn,… Những phản ứng thông thường này sẽ tự khỏi sau khoảng 2 - 3 ngày nên bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

Phản ứng nặng:

Bố mẹ nên theo dõi và chú ý đến trẻ thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như: khó thở, sốc phản vệ, co giật, tím tái,… Những dấu hiệu này có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề, thậm chí là gây tử vong ở trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để kịp thời chữa trị, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

3. Nguyên nhân dẫn đến phản ứng sưng tại chỗ tiêm vắc xin

Những phản ứng sau tiêm chủng như: sốt, sưng đỏ hoặc đau tại chỗ tiêm đều là phản ứng của cơ thể trẻ với vắc xin. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến các phản ứng này:

Thành phần của vắc xin:

Một số thành phần có trong vắc xin như: chất bảo quản, tá dược,... có thể kích thích gây ra các phản ứng thông thường ở trẻ. Các phản ứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày, ít khi xảy ra nghiêm trọng.

Sai sót trong quá trình tiêm chủng:

Cách pha, cách bảo quản không đúng quy định; tiêm vắc xin sai kỹ thuật, không đúng vị trí, hoặc không đảm bảo vô khuẩn,… Những phản ứng do các sai sót này gây ra đều có thể phòng tránh được nếu cơ sở y tế thực hiện đúng quy định vận chuyển, bảo quản, tiêm chủng,…

Tâm lý lo lắng của trẻ:

Cảm giác đau đớn của những lần tiêm trước khiến trẻ bị ám ảnh và sợ hãi. Lúc này, trẻ sẽ la hét, quấy khóc không chịu tiêm và thậm chí là ngất xỉu. Vì vậy, bố mẹ nên tìm cách giữ bình tĩnh vỗ về và an ủi trẻ trước khi tiêm.

Cảm giác sợ hãi của lần tiêm chủng trước khiến trẻ la hét, quấy khóc không chịu tiêm và thậm chí là ngất xỉu

Bệnh lý có sẵn trong cơ thể:

Trẻ đã mắc phải các bệnh lý tiềm ẩn, nhiễm trùng. Do đó, những phản ứng sau tiêm chủng do bệnh lý dễ bị nhầm lẫn là do vắc xin. Trong một số trường hợp, phản ứng xảy ra sau khi tiêm không thể các định được nguyên nhân.

4. Vậy khi bị sưng tại chỗ tiêm vắc xin cần làm gì?

Sưng đỏ là một trong những phản ứng thông thường xuất hiện sau khi tiêm chủng cho trẻ. Do đó, bố mẹ nên theo dõi trẻ để phát hiện sớm phản ứng này. Vậy, sưng tại chỗ tiêm vắc xin cần làm gì? Dưới đây là cách chăm sóc và xử lý mà bố mẹ nên nắm vững để làm giảm sưng đau và giúp trẻ khỏe mạnh.

Vài ngày sau khi tiêm thì tình trạng sưng đỏ sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị. Bố mẹ không nên chạm hoặc đè vào vết tiêm, đồng thời không sử dụng khoai tây, chanh,… đắp lên vùng da sưng đỏ. Bởi vì, nếu làm như vậy sẽ khiến tình trạng sưng, đau trở nên nặng hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.

Sưng đỏ là một trong những phản ứng thông thường xuất hiện sau khi tiêm chủng cho trẻ

Nếu vết tiêm sưng đỏ khiến trẻ quấy khóc, bố mẹ có thể sử dụng paracetamol hoặc chườm đá lạnh để giảm đau. Ngoài ra, vùng da tại chỗ tiêm có thể bị bầm tím. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trẻ mắc các bệnh lý về máu như: giảm tiểu cầu, thiếu các yếu tố đông máu. Do đó trước khi tiêm chủng, bác sĩ có thể truyền tiểu cầu hoặc các yếu tố đông máu cho trẻ.

Khi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh lao, vùng da tại chỗ tiêm có thể hình thành mụn mủ, sau đó vỡ ra và tạo sẹo. Đây cũng được xem là phản ứng thông thường sau khi tiêm, do đó bố mẹ không cần phải điều trị.

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng:

Sưng tại chỗ tiêm vắc xin cần làm gì, sau khi làm giảm tình trạng sưng đau, bố mẹ nên chăm sóc trẻ để đảm bảo sức khỏe:

  • Theo dõi tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, các biểu hiện tại chỗ tiêm,… trong vòng 24 giờ sau khi tiêm chủng.

  • Cho trẻ ăn hoặc bú mẹ đủ bữa và đúng tư thế.

  • Cho trẻ uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.

  • Nếu trẻ sốt bố mẹ nên mặc đồ thoáng mát, lau người bằng nước ấm và có thể dùng thuốc hạ sốt.

  • Khi trẻ xuất hiện các tai biến nặng như: co giật, khó thở, tím tái,… bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.

Bố mẹ nên theo dõi tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, các biểu hiện tại chỗ tiêm,… trong vòng 24 giờ sau khi tiêm chủng

Sưng tại chỗ tiêm vắc xin cần làm gì, hi vọng sau khi đọc xong bài viết bố mẹ đã biết cách xử lý để giảm bớt tình trạng sưng đau cho trẻ? Ngoài ra, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc trẻ sau tiêm phòng mà chúng tôi vừa chia sẻ để giúp bé nhanh khỏe. Nguy cơ xảy ra các phản ứng sau tiêm chủng thường thấp và không gây ảnh hưởng nhiều so với nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, bố mẹ nên tiến hành tiêm vắc xin tại cơ sở y tế uy tín, đảm bảo an toàn để phòng ngừa bệnh cho trẻ.

更新日:2021年7月28日

Phản ứng phụ là gì?

  Phản ứng phụ là phản ứng xảy ra do tiêm chủng. Thường có nhiều khả năng xảy ra sau khi tiêm chủng lần thứ hai hơn so với lần tiêm chủng đầu tiên, nhưng chúng tôi khuyến khích nên tiêm lần thứ hai để có đủ miễn dịch. Ngoài ra, việc tiêm phòng vắc xin này không ảnh hưởng đến gen con người.

Xuất hiện khi nào?

 Các phản ứng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm, nhưng hầu hết sẽ hồi phục trong vài ngày. Đặc biệt sau khi tiêm lần 2 dễ xảy ra các phản ứng phụ bao gồm sốt, vì vậy trong ngày tiêm và ngày tiếp theo nếu có thể bạn nên dời các dự định khác lại

Các triệu chứng như thế nào?

Tỷ lệ phát hiện

Triệu chứng

 

Nhà sản xuất Pfizer

Nhà sản xuất Takeda / Moderna

Trên 50%

Đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu

Đau chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ
10~50% Đau cơ, ớn lạnh, đau khớp, tiêu chảy, sốt, sưng tấy tại chỗ tiêm Đau khớp, ớn lạnh, buồn nôn/ nôn, nổi hạch, sốt, sưng tấy tại chỗ tiêm, mẩn đỏ/ ban đỏ
1~10% Buồn nôn, nôn mửa Đau tại chỗ tiêm 7 ngày sau khi tiêm [đau, sưng, ban đỏ tại chỗ tiêm]

  Đó là triệu chứng sau khi tiêm chủng, do phản ứng dị ứng mạnh gây ra trong thời gian ngắn từ 2 triệu chứng trở lên dưới đây xuất hiện. Tần suất xuất hiện với vắc xin corona là cực kỳ hiếm, với 70% xảy ra trong vòng 15 phút ngay sau khi tiêm và 90% xảy ra trong vòng 30 phút. ● Các triệu chứng da liễu, niêm mạc [phát ban, ban đỏ, ngứa] ● Các triệu chứng tiêu hóa [đau bụng, nôn mửa] ● Các triệu chứng tim mạch [huyết áp thấp, suy giảm ý thức] ● Các triệu chứng về hô hấp [khó thở, khò khè khi thở, v.v.]

Ngoài ra, trong số các trường hợp sốc phản vệ, những trường hợp kèm theo giảm huyết áp và giảm ý thức cũng được gọi là sốc phản vệ.

Tư vấn chuyên môn về tác dụng và phản ứng phụ của tiêm chủng Tại đây

Cửa sổ tư vấn sức khỏe về bệnh truyền nhiễm do virus corona tỉnh Aichi
Số điện thoại: 052-954-6272 / 052-526-5887
Giờ làm việc: Từ 9:00 sáng~5:30 chiều / Ngoài giờ [tiếp nhận cả Thứ 7, Chủ Nhật và Ngày lễ]

Giới thiệu về hệ thống cứu trợ tổn hại sức khỏe do tiêm chủng

 Tiêm phòng có thể gây ra các vấn đề tổn hại sức khỏe [bệnh hay thương tật]. Mặc dù rất hiếm, vì đó là việc không thể loại bỏ, nên một hệ thống cứu trợ được thiết lập.
 Trong việc tiêm vắc-xin corona chủng mới trong trường hợp xảy ra tổn hại về sức khỏe thì dựa trên luật tiêm phòng bạn có thể nhận được khoản cứu tế [chi phí y tế, trợ cấp tàn tật, v.v.]. Vui lòng liên hệ Trung tâm cuộc gọi vắc xin corona iêm [0533-56-2210] để biết các thủ tục cần thiết cho việc đăng ký.

Thông tin mới nhất của chính phủ Tại đây [liên kết bên ngoài]

  Hỏi đáp liên quan về vắc xin Q&A~

[Liên hệ]

Trung tâm Y tế [Hoken Center]
Điện thoại: 0533-89-0610

Liên hệ

Tòa thị chính TP Toyokawa Ban hợp tác quốc tế cư dân豊川市役所 市民協働国際課

Địa chỉ: 442-8601 Toyokawa-shi Suwa 1 Chome 1 Banchi


Số điện thoại: 0533-89-2158
Thời gian mở cửa: từ Thứ 2~Thứ 6, từ 8 giờ 30 phút sáng~5 giờ 15 phút chiều
Ngày nghỉ: Thứ 7・Chủ nhật, Ngày lễ quốc dân, Cuối năm và đầu năm [ngày 29/12~3/1]

Video liên quan

Chủ Đề