Vì sao không được chạm tay vào mụn mủ

Nhiều chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cảnh báo rằng mắt, mũi, miệng là cổng vào của các loại vi rút như Covid-19 và SARS.

Mắt, mũi, miệng là cổng vào của các loại vi rút như Covid-19 và SARS. Vì vậy, khi chạm tay lên niêm mạc những vị trí này, bạn đã cho vi rút 11 cơ hội mỗi giờ để xâm nhập vào cơ thể mình [Nguồn: Internet]

Chúng ta hay sờ, chạm tay lên mặt như một thói quen tự nhiên. Điều này có thể làm lây lan nhiều mầm bệnh truyền nhiễm như Covid - 19, cảm cúm, herpes simplex...hoặc làm nặng hơn các bệnh da sẵn có như mụn trứng cá, chốc, nhọt.

Nhiều chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cảnh báo rằng mắt, mũi, miệng là cổng vào của các loại vi rút như Covid-19 và SARS. 

Chúng ta hãy hình dung một người nhiễm bệnh đi thang máy, hắt hơi hoặc ấn vào các nút bên ngoài và bên trong thang máy. Khi người đó rời đi, những giọt nước siêu nhỏ chứa vi rút vẫn ở lại. Người tiếp theo cũng ấn vào những nút ấy hoặc chạm vào bề mặt và mang vi rút trên tay, sau đó gãi mũi, dụi mắt hay chạm vào miệng. Các nghiên cứu cho thấy mỗi khi sờ tay lên mắt, mũi, miệng, bạn đã cho vi rút 11 cơ hội mỗi giờ để xâm nhập vào cơ thể mình.

Khi toàn thế giới đang đối mặt với sự lây lan của dịch bệnh Covid - 19, thì việc không chạm tay vào mắt, mũi, miệng là một trong những khuyến cáo quan trọng của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam.

Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, thói quen chạm tay lên mặt cũng làm nặng hơn những bệnh da khác. Sờ, nặn mụn làm lây lan vi khuẩn Cutibacterium acnes – thủ phạm chính gây sẩn mụn viêm, mụn mủ, mụn cục, mụn nang. Hay trong trường hợp bạn nhiễm vi rút herpes simplex ở môi hoặc bộ phận sinh dục, nếu vô tình chạm vào mắt có thể gây viêm giác mạc do herpes, và nếu không được điều trị kịp thời có thể làm giảm thị lực, dẫn đến mù lòa.

------------

Việc bỏ thói quen sờ tay lên mặt là không dễ dàng. Hãy thử những mẹo nhỏ sau đây

1. Mang theo khăn giấy: Khi bạn cần gãi mũi, dụi mắt hoặc điều chỉnh mắt kính, hãy dùng khăn giấy thay cho các ngón tay.

2. Trang điểm: giúp giảm việc sờ tay lên mặt vì khiến bạn chú ý để không làm nhòe phấn trang điểm.

3. Giữ cho bàn tay luôn “bận rộn”: cầm một quả bóng giảm stress hay các vật dụng khác giúp hạn chế khả năng sờ chạm tay lên mặt. Dĩ nhiên những đồ vật này phải được vệ sinh kỹ.

4. Đeo kính và mang găng tay: Đeo kính giúp bạn tránh chạm tay vào mắt. Găng tay khiến bạn để ý hơn và cũng làm cho việc đưa ngón tay vào mũi hoặc mắt khó khăn hơn.

5. Tự hỏi tại sao bạn phải sờ tay lên mặt: Ví dụ như da khô hoặc ngứa mắt, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc nhỏ mắt. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc nặng hơn thì nên khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Sử dụng quả bóng giảm stress là một cách giúp hạn chế sờ tay lên mặt [Nguồn: Internet]

Sờ tay lên mặt là một thói quen khó bỏ, vì vậy bạn nên rửa tay thường xuyên, lau bàn, điện thoại và các bề mặt khác. Mang theo nước rửa tay và sử dụng thường xuyên. Càng chú tâm đến việc rửa tay thường xuyên, bạn càng chú ý đến bàn tay của mình và những gì chúng chạm vào.

Như vậy, chỉ cần một hành động đơn giản “bỏ thói quen sờ tay lên mặt” sẽ giúp làn da khỏe hơn, đồng thời đây là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa dịch bệnh Covid – 19. Hãy cùng chung tay hành động để bảo vệ sức khỏe cho mình, người thân và cộng đồng, các bạn nhé!

Hãy bỏ thói quen sờ tay lên mặt để phòng ngừa dịch bệnh [Nguồn: Internet]

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 [khám cả giờ nghỉ trưa].
  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30
  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: nghỉ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: //dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online [App Store, Google Play]

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: //www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

Page 2

06-03-2020 09:58:15 GMT+7

Trà không chỉ là một loại thức uống, nó còn là truyền thống từ lâu đời của các nền văn hoá trên khắp thế giới. Uống trà tạo nên cảm giác khoan khoái, tỉnh táo, và có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên có một số lầm tưởng không đúng về trà mà chúng tôi muốn chia sẻ dưới đây.

Trước tiên, trà thảo mộc không được xem là loại trà thực sự vì không sản xuất từ lá cây Camellia Sinensis [cây trà, cây chè] mà làm từ một số loại hoa, cỏ, hạt, rễ, và thân cây pha với nước sôi. Nhiều người chọn trà thảo mộc vì cho rằng không có chất kích thích như caffeine. Tuy nhiên, một số loại trà thảo mộc như Guarana và trà Yerba Mate có chứa caffeine.

Vì vậy, nếu bạn là người không thích caffeine, thì hãy đọc kĩ thành phần của từng loại trà trước khi mua chúng.

Một số loại trà thảo mộc vẫn chứa hàm lượng caffeine cao [Nguồn: internet]

“Trà túi lọc và trà lá cũng như nhau”

Trà túi lọc được đóng gói từ các vụn trà và lá trà bị vỡ. Vì vậy mà nó ít tinh dầu và mùi thơm hơn. Nên dù tiện lợi, trà túi lọc vẫn không tốt bằng trà lá.

Trà túi lọc và trà lá [Nguồn: internet]

“Trà xanh tốt hơn trà đen”

Trà xanh tuy phổ biến hơn trà đen nhưng không có sự khác biệt gì về tác dụng. Cả 2 loại trà đều chứa các chất chống oxy hoá mạnh và có lợi cho sức khoẻ.

Lá trà chuyển sang xanh hay đen thông qua quá trình chế biến oxy hoá hay lên men. Trọng quá trình này, những chất chống oxy hoá trong trà xanh như catechin chuyển thành theaflavin có trong trà đen.

Trà xanh [Nguồn: internet]

“Thêm sữa vào sẽ làm mất tác dụng của trà”

Tin vui cho các tín đồ trà sữa, đây không phải là sự thật. Dù trà sữa có thể gây nên tình trạng khó tiêu ở một số người, nhưng thực chất, việc thêm sữa vào không làm mất tác dụng của trả. Sữa chứa calci tốt cho xương. Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry cho thấy, chất catechin có trong trà vẫn giữ nguyên tác dụng dù có thêm sữa vào.

Thêm sữa vào vẫn giữ nguyên lợi ích của trà [Nguồn: internet]

“Uống trà xanh giúp giảm cân”

Nhiều người cố gắng uống 4 – 5 tách trà/ngày để giảm cân. Tuy nhiên đây chỉ là một lầm tưởng. Trà xanh chứa chất tăng chuyển hoá nhưng với lượng thấp.

Uống trà xanh không làm gỉảm cân [Nguồn: internet]

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 [khám cả giờ nghỉ trưa].
  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30
  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: nghỉ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: //dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online [App Store, Google Play]

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: //www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

Có nhiều cách để điều trị mụn trứng cá và các loại mụn khác và ngăn sự hình thành mụn thâm, tụ máu. Khoảng  80% những người từ 11 - 30 tuổi có sự xuất hiện của mụn ở một số giai đoạn.

Trong bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm về thông tin một vài loại mụn khác nhau và phương pháp điều trị.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của loại mụn thâm hoặc tụ máu là do: bị nhiễm trùng da, viêm nang lông, do thay đổi về nội tiết.

Việc nặn mụn không dứt điểm hoặc vừa nặn mụn xong có thể khiến các mạch máu bên dưới vỡ ra, lâu ngày tạo nên máu bầm bên trong da, do bị mụn nhưng chủ quan không chữa trị kịp thời, do sử dụng những loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc không phù hợp.

Nổi mụn thường xuyên xảy ra khi lỗ chân lông của da bị tắc nghẽn do vi khuẩn, mồ hôi hoặc bụi bẩn. Mụn thâm, tụ máu nghiêm trọng hơn có thể là do sự thay đổi nội tiết tố ở thanh thiếu niên và phụ nữ trưởng thành hoặc cũng có khi do 1 số tác nhân khác như: stress, mất ngủ kéo dài,  do tác động tiêu cực của môi trường: thay đổi thời tiết, gió, bụi, nóng bức… hoặc cũng có khi do rối loạn tiêu hóa hay chế độ ăn chưa hợp lý: ăn nhiều đồ cay nóng, lạm dụng các chất kích thích…

 Các loại mụn

Có nhiều loại mụn khác nhau, có thể được phân loại thành mụn không viêm hoặc mụn viêm. Việc nặn bất kỳ mụn nào đều có thể dẫn đến việc hình thành mụn thâm, tụ máu.

Mụn không viêm: Mụn không viêm thường đáp ứng tốt với các biện pháp khắc phục tại nhà và các phương pháp điều trị bằng thuốc không kê đơn bao gồm:

  • Mụn đầu đen: Mụn đầu đen hình thành do lỗ chân lông bị tắc bởi bã nhờn và tế bào da chết.
  • Mụn đầu trắng: Mụn đầu trắng là một loại mụn hình thành khi các tế bào da chết, dầu và vi khuẩn bị mắc kẹt bên trong các lỗ chân lông. Không giống như mụn đầu đen, mụn đầu trắng hình thành dưới bề mặt của một lỗ chân lông đóng kín. Chúng khó điều trị hơn mụn đầu đen.

Mụn viêm: Mụn viêm được đặc trưng bởi mụn đỏ có thể được phân loại:

  • Sần: Do sự phá vỡ của các lỗ chân lông do viêm. Các triệu chứng bao gồm đau và đỏ da.
  • Mụn mủ: Tương tự như sần nhưng chứa đầy mủ và có đầu màu vàng hoặc trắng.
  • Hạch: Khi lỗ chân lông bị tắc, mức độ kích thích trở nên lớn hơn và xuất hiện sâu trong da, chúng hình thành các hạch. Những hạch này thường không thể được điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà mà cần phải có các can thiệp y tế.
  • U nang: Xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc sâu hơn dưới da. Xuất hiện dưới dạng cục đỏ hoặc trắng và gây đau.

Điều trị

     Sau một thời gian, mụn thâm, tụ máu sẽ tự lành nếu không có bất kì tác động nào đến chúng. Nếu nặn mụn không đúng cách có thể lây lan vi khuẩn sang các vùng khác trên khuôn mặt và cơ thể.

Cần giữ cho khu vực xung quanh mụn sạch bằng cách rửa sạch vùng da ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chất tẩy rửa nhẹ hoặc xà phòng và nước sạch.

Mụn thâm, tụ máu tái phát hoặc dai dẳng có thể cần được điều trị bằng:

Điều trị với thuốc không kê đơn

     Có nhiều phương pháp điều trị bằng thuốc không cần kê đơn cho các loại mụn khác nhau bao gồm cả mụn thâm, tụ máu:

  • Retinoids tại chỗ: Những loại thuốc có thành phần chính là vitamin A làm giảm sản xuất dầu trong da và giúp ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc.
  • Axit salicylic: Giúp loại bỏ các tế bào da chết tác động hiệu quả nhất trên mụn không bị viêm chẳng hạn như mụn đầu đen và mụn đầu trắng.

Thuốc theo toa

  • Kháng sinh: Thường được dùng hàng ngày dưới dạng thuốc viên, kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây viêm có thể bôi trực tiếp lên da.
  • Thuốc tránh thai: Ở phụ nữ và thanh thiếu niên, nồng độ hormone dao động có thể gây nổi mụn. Một số phụ nữ và trẻ em gái có thể được kê toa thuốc tránh thai để kiểm soát nồng độ hormone và làm sạch da.
  • Isotretinoin: Là một loại thuốc retinoid theo toa thường dùng liên tục trong khoảng 4 đến 5 tháng. Tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng và thường chỉ được kê toa cho những người bị mụn mức độ nặng.

 Các điều trị khác

     Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp can thiệp y tế cho người tình trạng mụn thâm tụ, máu và các loại mụn khác ở mức độ nghiêm trọng. Các phương pháp này bao gồm:

  • Rạch mủ và tháo dịch:  Giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm đau và viêm. Bác sĩ có thể tiêm thuốc vào u để đẩy nhanh tiến trình hồi phục.
  • Điều trị bằng laser: Tập trung laser vào da nổi mụn có thể làm giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn gây mụn khỏi da.
  • Microdermabrasion: Phương pháp điều trị này loại bỏ lớp da trên cùng để loại bỏ mụn đầu đen và mụn đầu trắng.

Biện pháp khắc phục tại nhà

     Thuốc hoặc các phương pháp điều trị y tế thường không cần thiết cho các trường hợp nhẹ của mụn thâm, tụ máu. Nhiều biện pháp khắc phục tại nhà có thể làm giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục.

  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da mặt phù hợp.
  • Sử dụng các mỹ phẩm không có mùi thơm phù hợp với làn da nhạy cảm có thể giúp ngăn ngừa mụn thâm, tụ máu.
  • Lựa chọn các loại sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng không có mùi thơm, phù hợp với làn da nhạy cảm và "không gây dị ứng", tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Vệ sinh da đúng cách

     Rửa da hai lần mỗi ngày bằng nước ấm và sữa rửa mặt hoặc xà phòng nhẹ nhàng.

Nước đá: Đặt một ít đá lạnh vào khăn sạch và chườm lên những nốt mụn thâm, tụ máu trong 15 phút. Điều trị này nhằm mục đích giảm đau và sưng. Có thể lặp lại điều này nhiều lần mỗi ngày.

Thuốc mỡ chứa kẽm: Các phương pháp điều trị mụn bằng thuốc chưa kẽm tại chỗ là biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến cho mụn trứng cá và mụn thâm, tụ máu. Thuốc mỡ chứa kẽm phát huy có tác dụng tối ưu khi được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Dầu cây chè: Dầu cây chè có thể giúp điều trị mụn mức độ nhẹ và trung bình. Một nghiên cứu cho thấy rằng 5% dầu cây trà có hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá như thuốc chứa 5% kem dưỡng da benzoyl peroxide, một loại thuốc trị mụn. Mặc dù dầu cây trà tác động chậm hơn so với benzoyl peroxide, nhưng nó gây ra ít phản ứng phụ hơn.

Phòng ngừa

     Những lời khuyên sau đây có thể giúp ngăn ngừa mụn thâm, tụ máu và các dạng mụn khác:

  • Không bao giờ chạm hoặc nặn mụn vì có thể lây lan nhiễm trùng và gia tăng tỉ lệ xuất hiện mụn thâm, tụ máu.
  • Giữ cho da mặt sạch và khô.
  • Sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ hoặc sữa rửa mặt hai lần mỗi ngày để loại bỏ các tế bào da chết, vi khuẩn và các tạp chất khác.
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc vải thô trên mặt vì có thể gây kích ứng da nhạy cảm và gây viêm.
  • Giặt đồ, chăn gối, khăn tắm, tránh chạm tay vào mặt thường xuyên.
  • Chọn sản phẩm trang điểm phù hợp, ưu tiên những loại không có mùi thơm và không gây kích ứng da. Vứt bỏ các mỹ phẩm trang điểm hết hạn.
  • Giữ tóc gọn gàng, tránh quệt vào da mặt. Tóc nhờn hoặc chứa dầu, nước hoa và các sản phẩm khác có thể gây kích ứng da và làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh giàu trái cây, rau, ngũ cốc. Hạn chế ăn nhiều đường, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm qua chế biến và rượu.
  • Đối với những người mắc hội chứng không dung nạp sữa và một số thực phẩm khác có thể gây ra mụn trứng cá.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng bằng cách tập thiền, thở sâu và thư giãn cơ bắp.

Tổng kết

     Mụn là một tình trạng ở da rất phổ biến. Mụn thâm, tụ máu là hậu quả của việc nặn mụn hoặc điều trị mụn không đúng cách. Hơn nữa, nặn mụn nhiều lần có thể dẫn đến sẹo.

Tư vấn bác sĩ nếu có tình trạng mụn nghiêm trọng, dai dẳng hoặc kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng chẳng hạn như:

  • Sốt
  • Mưng mủ
  • Đỏ xung quanh mụn

Có rất nhiều phương pháp điều trị cho mụn thâm, tụ máu từ các mẹo tự điều trị tại, thuốc kê theo toa và các phương pháp điều trị y tế.

Tìm hiểu thêm: Áp xe da

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề