Vì sao khu vực Đông Nam á phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới

Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng

Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp

Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là

Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?

Công nghiệp ở các nước Đông Nam Á không phát triển theo hướng nào sau đây?

Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á do

Câu trả lời đúng nhất: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì nơi đây có nhiều đồng bằng màu mỡ ven sông lớn và ven biển thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khí hậu gió mùa nóng ẩm do tiếp giáp với biển phù hợp với điều kiện sinh thái của lúa gạo. Có nhiều con sông lớn chảy qua cung cấp nước ngọt trồng trọt. Đông Nam Á có nền văn minh lúa nước lâu đời vì vậy nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra thị trường tiêu thụ lớn cả trong và ngoài nước.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á để giải đáp thắc mắc vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo nhé!

1. Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?

Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì nơi đây có nhiều đồng bằng màu mỡ ven sông lớn và ven biển thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khí hậu gió mùa nóng ẩm do tiếp giáp với biển phù hợp với điều kiện sinh thái của lúa gạo. Có nhiều con sông lớn chảy qua cung cấp nước ngọt trồng trọt. Đông Nam Á có nền văn minh lúa nước lâu đời vì vậy nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra thị trường tiêu thụ lớn cả trong và ngoài nước.

>>> Xem thêm: Ngành kinh tế quan trọng của khu vực Đông Nam Á là ngành nào Vì sao

2. Trồng cây công nghiệp

- Các loại cây công nghiệp

+ Cao su: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

+ Cà phê và hồ tiêu: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

+ ĐNÁ còn là nơi cung cấp các sản phẩm cây lấy dầu, cây lấy sợi.

-> sản phầm cây công nghiệp chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ.

- Cây công nghiệp được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á bởi vì

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn [nhiệt độ trên 24oC, độ ẩm trên 80%, lượng mưa 1500 -2000 mm] phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới [cà phê, hồ tiêu,…].

+ Đất badan và feralit phân bố rộng lớn trên các cao nguyên, vùng đồi trung du

⟶Thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn.

+ Có nhiều hệ thống sông với nguồn nước dồi dào: sông Mê Kông, sông Mê Nam,… và nguồn nước ngầm khá phong phú giúp cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

>>> Xem thêm: Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?

3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

- Chăn nuôi gia súc vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn.

+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt nam.

+ Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan,.In-đô-nê-xi-a.

+ Chăn nuôi gia cầm được nuôi nhiều..

+ Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang tiếp tục phát triển.

4. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là

A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.

B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.

C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Đáp án C

Câu 2. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là:

A. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

B. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

D. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.

Đáp án A

Câu 3. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

A. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

B. Trồng lúa nước.

C. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.

D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Đáp án B

Câu 4:Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp

A. Nhiệt đới.

B. Cận nhiệt.

C. Ôn đới.

D. Hàn đới.

Đáp án A

Câu 5:Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

B. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.

C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

D. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

Đáp án D

Câu 6:Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là

A. Lúa mì.

B. Lúa nước.

C. Cà phê.

D. Cao su.

Đáp án B

--------------------------------

Trên đây Top lời giải đã giải đáp câu hỏi Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

Đề bài:

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng [trừ Lào].

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

A

IV. Nông nghiệp

Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng.

1. Trồng lúa nước

- Vai trò: Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của Đông Nam Á.

- Tình hình phát triển:

+ Sản lượng lương thực không ngừng tăng lên.

+ Thái Lan và Việt Nam trở thành những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

- Phân bố: Một số vùng trồng lúa nước chủ yếu: Đồng bằng sông Mê Công, Đồng bằng sông Mê Nam, Đồng bằng sông Hồng,…

2. Trồng cây công nghiệp

- Vai trò: Xuất khẩu thu ngoại tệ.

- Sản lượng các cây công nghiệp không ngừng tăng lên.

- Phân bố:

+ Cao su: Thái Lan, Indonexia, Malaixia, Việt Nam

+ Cà phê, hồ tiêu: Việt Nam, Indonexia, Malaixia,…

+ Cây lấy dầu, lấy sợi: Thái Lan, Việt Nam, Indonexia

+ Cây ăn quả: phân bố ở hầu khắp các nước.

3.Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

- Chăn nuôi gia súc:

+ Chưa trở thành ngành chính

+ Số lượng gia súc khá lớn

+ Phân bố:

Trâu, bò: Mianma, Indonexia, Thái Lan,…

Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan,…

- Chăn nuôi gia cầm:

Đông Nam Á là khu vực nuôi nhiều gia cầm: gà, vịt, ngan,…

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản:

+ Sản lượng cá khai thác lớn và tăng liên tục qua các năm.

+ Một số nước có sản lượng lớn: Indonexia, Thái Lan, Philippin,…

Loigiaihay.com

  • Cơ sở hạ tầng của các nước Đông Nam Á đang từng bước được hiện đại hóa

  • Những năm gần đây, các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.. do liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài nên sản phẩm đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều nước trong khu vực.

  • Cơ cấu kinh tế ờ các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch ngày càng rõ nét, theo hướng từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển công nghiệp và dịch vụ.

  • Dựa vào hình 11.5 [sgk trang 102 Địa lí 11], cho biết những quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP [năm 2004] cao, quốc gia nào còn thấp.

  • Kể tên một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [133.92 KB, 9 trang ]

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM ÁTiết 2: Kinh tếI. Mục tiêuSau bài học, HS có khả năng:1. Về kiến thức- Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ.- Nêu được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp nhiệt đới khu vực Đông Nam Á gồm 3 thành phần chủ đạo: sản xuất lúa nước, trồng trọt các cây công nghiệp; chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản.- Giải thích tại sao lúa nước, các cây công nghiệp lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á.- Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ của Đông Nam Á.2. Về kĩ năng- Tiếp tục tăng cường cho HS các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ hình cột và đưa ra nhận xét.- So sánh qua các biểu đồ.- Kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê và phương pháp trình bày nhóm.II. Phương tiện dạy học- Máy tính- Máy chiếuIII. Phương pháp dạy học- phương pháp giảng giải, thuyết trình- phương pháp làm việc theo nhóm- phương pháp đàm thoại gợi mởIV. Hoạt động dạy học1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: 5 phút2. Vào bài: Bức tranh kinh tế Đông Nam Á đang có sự thay đổi nhanh chóng. Từ một khu vực có nền kinh tế lạc hậu và phụ thuộc lớn vào nước ngoài, giờ đây Đông Nam Á được coi là một khu vực phát triển năng động, có tốc độ tăng

  • 1

    Lịch sử

  • 2

    Điều kiện tự nhiên

    • 2.1

      Môi trường

    • 2.2

      Yếu tố khác

  • 3

    Nông cụ

  • 4

    Thủy lợi

  • 5

    Đánh giá

  • 6

    Chú thích

  • 7

    Liên kết ngoài

Bản đồ phân bố cây lúa nước và kê ở đồng bằng sông Dương Tử [Trung Quốc] vào thời kỳ đồ đá mới[1]

Trước đây, các nhà khoa học như A.G. Haudricourt & Louis Hedin [1944], E. Werth [1954], H. Wissmann [1957], Carl Sauer [1952], Jacques Barrau [1965, 1974], Soldheim [1969], Chester Gorman [1970]... đã lập luận và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng sớm nhất của thế giới[2][3][4]. Theo họ, từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch[5].

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã xác định quê hương của lúa nước là vùng đồng bằng sông Dương Tử [Trung Quốc]. Sự đồng thuận khoa học hiện nay, dựa trên bằng chứng di truyền học, khảo cổ và ngôn ngữ, là lúa được thuần hóa lần đầu tiên ở lưu vực sông Dương Tử ở Trung Quốc[6][7][8][9] Dựa trên việc nghiên cứu các gen của cây lúa nước, chỉ số quan trọng khi nghiên cứu quá trình thuần hóa ngũ cốc, Vaughan [năm 2008] xác định tất cả các giống lúa nước ngày nay đều có tổ tiên là một giống lúa nước cổ[7] Điều này được hỗ trợ bởi một nghiên cứu di truyền vào năm 2011 cho thấy rằng tất cả các dạng lúa nước châu Á, gồm cả indica [lúa Ấn Độ] và japonica [lúa Nhật Bản], đều phát sinh từ một sự kiện thuần hóa duy nhất đã xảy ra cách đây khoảng 13.500 đến 8.200 năm ở Trung Quốc, từ giống lúa hoang Oryza rufipogon[10].

Tranh mô tả việc trồng lúa nước Nhật Bản, một giống lúa du nhập từ Đông Nam Á

Vết tích bữa cơm tiền sử nấu với gạo từ lúa mọc hoang xưa nhất thế giới, niên đại 13.000 năm trước, được một nhóm khảo cổ Mỹ-Trung Hoa tìm thấy trong hang Diaotonghuan phía nam sông Trường Giang [bắc tỉnh Giang Tây]. Cư dân sống trong vùng này đã biết thử nghiệm các giống lúa và cách trồng trong thời gian dài tiếp theo đó. Điều này đă được nhóm khảo cổ chứng minh qua sự tăng độ lớn phytolith của lúa [phần thực vật hoá thạch, tồn tại nhờ giàu chất silica] lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian. Tin này đã được đăng trên tạp chí khoa học Science vào năm 1998. Các nhà khoa học nghiên cứu về phytoliths [thạch thể lúa] này đã chứng minh rằng từ 9.000 năm trước, dân cư ở vùng đó đã ăn nhiều lúa nước trồng hơn là lúa hoang. Nhóm cư dân bản địa này cũng bắt đầu làm đồ gốm thô xốp bằng đất trộn trấu. Kinh nghiệm về trồng lúa tích tụ tại đấy trong mấy ngàn năm đă đưa đến nghề trồng lúa trong toàn vùng nam sông Dương Tử. Di tích xưa thứ hai, 9.000 năm trước, là Pengtou, gần hồ Động Đình phía nam sông Dương Tử. Hơn bốn mươi chỗ có di tích lúa cổ hàng ngàn năm đă được tìm thấy ở vùng nam Trường Giang. Gần cửa biển nam Trường Giang, di tích Văn hóa Hà Mỗ Độ cho thấy văn minh lúa nước trong vùng lên đến trình độ rất cao vào khoảng 7.000 năm trước, sớm hơn cả di tích làng trồng kê Bán Pha xưa nhất ở phía Bắc Trung Quốc.

Văn hóa Hà Mỗ Độ [5000 TCN - 4500 TCN] đã có những ngôi làng với vài trăm người sống trên nhà sàn trong vùng đầm lầy ở cửa sông Tiền Đường. Dân Hà Mỗ Độ đã trồng lúa nước, ăn cơm, để lại lớp rơm và trấu dày 25–50cm, có nơi dày đến cả mét, trên diện tích 400 mét vuông. Có thể đó là lớp rác để lại trên sân đập lúa. Di chỉ thực vật củ ấu, củ năng, táo và di cốt động vật hoang hươu, trâu, tê giác, cọp, voi, cá sấu... cho thấy khí hậu vùng Nam sông Trường Giang bấy giờ thuộc loại nhiệt đới, hoàn toàn thích hợp với việc canh tác lúa nước. Sau văn hoá Hà Mỗ Độ, hàng loạt văn hoá lúa nước khác đã sinh ra dọc lưu vực sông Trường Giang khoảng 4.000 - 5.000 năm trước, như Lương Chử, Mã Gia Banh, Quinshanyang, Khuất Gia Lĩnh, Đào Tự, Songze, Dadunze.

Năm 2007, di chỉ thành phố cổ diện tích hơn 2,9 km2, niên đại hơn 5.000 năm đã được tìm thấy trong vùng lõi của di tích văn hóa Lương Chử [3.300 - 2.300 TCN]. Dấu vết kho lương thực chứa được khoảng 15 tấn gạo. Từ vị trí, sự bố trí và đặc điểm cấu trúc của thành cổ được phát hiện, các chuyên gia tin rằng có những cung điện dành cho giới quý tộc. Năm 2017, các nhà khảo cổ học lại phát hiện một hệ thống thủy lợi có niên đại tới 5.100 năm, quy mô khổng lồ và cổ xưa nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện nay. Công trình dẫn nước quy mô 5.100 tuổi thậm chí còn lâu đời hơn cả phát hiện hệ thống thủy lợi 4.900 năm trước đây của Văn minh Lưỡng Hà. Đây là công trình thủy lợi khổng lồ, có diện tích hơn 300.000 m2, được xây đắp nhân tạo của hoàng thổ dày tới 10,2 mét. Những cư dân cổ đại được cho là đã di dời khoảng 3,3 triệu mét khối đất để xây nên công trình này. Đây là một hệ thống thủy lợi rất phức tạp, gồm nhiều đập nước cao, đập nước thấp, mương, rạch, hào lớn và đê điều để ngăn ngừa lũ lụt, dự trữ nước để tưới tiêu mùa màng trong những đợt hạn hán. Kỹ thuật và quy mô rộng lớn của nó vào loại hiếm trên thế giới.

Từ lưu vực sông Trường Giang, lúa nước dần dần được đưa về phía bắc, tới những người nông dân trồng kê ở nền văn hóa Đại Vấn Khẩu, thông qua tiếp xúc mua bán - trao đổi với văn hóa Long Sơn, văn hóa Mã Gia Banh, văn hóa Hà Mỗ Độ. Vào khoảng 4.000 đến 3.800 trước Công nguyên, chúng là một loại cây trồng phụ thường xuyên trong các nền văn hóa Trung - Tạng ở miền bắc Trung Quốc. Nó không thay thế được kê, phần lớn là do điều kiện môi trường khác nhau ở miền bắc Trung Quốc, nhưng nó được trồng cùng với kê ở ranh giới phía nam của các vùng trồng kê. Ngược lại, cây kê cũng được đưa vào các vùng trồng lúa.

Tại Việt Nam

Sửa đổi

Bản đồ việc lan truyền cây lúa nước [khoảng 3.500 tới 500 trước công nguyên] tại vùng Đông Nam Á [Bellwood, 2011][11]

Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước[12].

Các nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dưới khu khảo cổ thuộc Văn hóa Hòa Bình những hạt thóc hóa thạch khoảng 9.260-7.620 năm trước. Nhưng theo nhiều nhà khảo cổ, cũng như đa số di tích, di vật về văn minh lúa nước tìm thấy ở Thái Lan, khi định tuổi lại thì thấy những hạt thóc này có niên đại muộn hơn nhiều so với tuổi ước tính ban đầu, chỉ vào khoảng 4.000 năm trước. Một nghiên cứu đa ngành sử dụng phân tích trình tự bộ gen cây lúa nước chỉ ra rằng lúa nước đã được lan truyền vào Đông Nam Á từ miền nam Trung Quốc, sau một sự kiện nguội lạnh toàn cầu [sự kiện 4,2k] xảy ra khoảng 4.200 năm trước[13] Sự kiện này đã gây ra biến đổi khí hậu ở miền nam Trung Quốc, rất có thể đã khiến mất mùa và buộc cư dân trồng lúa nước ở đây phải di cư tới các vùng khác, bao gồm Đông Nam Á, và khi di cư thì họ cũng mang theo kỹ thuật trồng lúa nước.

Văn hoá Phùng Nguyên và văn hóa Đông Sơn [có niên đại khoảng 4.000 năm] ở miền Bắc Việt Nam ngày nay có những điểm gần giống với nền Văn hoá Hà Mỗ Độ tồn tại ở sông Dương Tử cách đây 7.000 năm trước. Cư dân vùng nam Trung Hoa lúc ấy có lẽ gần với cư dân Bắc Việt Nam về mặt chủng tộc và văn hoá hơn cư dân miền bắc Trung Hoa. Khuôn mặt đắp từ sọ người trong văn hóa Hà Mỗ Độ trưng bày ở Viện Bảo tàng Hà Mỗ Độ cho thấy họ giống người thuộc chủng Nam Mongoloid, tức là gần với chủng người Việt Nam từ thời Đông Sơn về sau.

Điều kiện đồng bằng sông Hồng là nơi rất thích hợp cho lúa hoang và sau này là lúa nước trồng. Người Việt trong cộng đồng chủng Nam Mongoloid là một bộ phận của văn minh lúa nước.

  • 1

    Lịch sử

    • 1.1

      Các nguồn gốc thời tiền sử

    • 1.2

      Thời cổ đại

    • 1.3

      Thời trung cổ

    • 1.4

      Ngày nay

  • 2

    Phân loại

  • 3

    Thay đổi cây trồng và công nghệ sinh học

    • 3.1

      Nhân giống cây trồng

    • 3.2

      Kỹ thuật di truyền

  • 4

    Tác động môi trường

    • 4.1

      Ảnh hưởng và chi phí

    • 4.2

      Vấn đề chăn nuôi

    • 4.3

      Các vấn đề về đất và nước

    • 4.4

      Thuốc trừ sâu

    • 4.5

      Sự nóng lên toàn cầu

    • 4.6

      Sự bền vững

    • 4.7

      Phụ thuộc năng lượng

  • 5

    Xem thêm

  • 6

    Chú thích

  • 7

    Tham khảo

  • 8

    Liên kết ngoài

Video liên quan

Chủ Đề