Vì sao mùa đông dễ bị bệnh hô hấp

Mùa lạnh nhiều bệnh xuất hiện, trong đó bệnh đường hô hấp thường hay gặp nhất, đặc biệt là ở người tuổi cao, sức yếu. nên làm gì để phòng viêm hô hấp mùa lạnh?

Đường [hệ thống] hô hấp ở người được phân thành hai loại, đó là đường hô hấp trên [miệng, mũi, họng, hầu, thanh quản, các xoang…] và đường hô ấp dưới [khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế quản tận dùng và phế nang, tất cả các bộ phận này được tạo thành phổi]. Hệ thống hô hấp trên có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Chức năng của đường hô hấp dưới làthực hiện lọc không khí và trao đổi khí, tức là nơi trao đổi khí oxy và thải khí cacbonic.

Tại sao mùa lạnh, bệnh đường hô hấp dễ xuất hiện?

Hầu hết bệnh đường hô hấp do tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào theo đường không khí. Trong khi đó không khí có vô vàn vi sinh vật gây bệnh [vi khuẩn, virút và vi nấm], hơn nữa lạnh là điều kiện rất thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng, phát triển nhanh chóng. Mặt khác, sự phát triển bệnh ở người còn tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, người cao tuổi [NCT] do sức đề kháng đã suy giảm nên rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp. Nếu NCT, vào mùa lạnh, ăn uống thiếu thốn cả về lượng, cả về chất, thêm vào đó mặc, ngủ không đủ ấm càng dễ lâm bệnh.

Ngoài ra, mùa lạnh, một số NCT hút thuốc tăng lên [nhằm chống lại lạnh]. Đây là quan niệm sai lầm, bởi vì, khói thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các niêm mạc đường hô hấp [họng, khí, phế quản…], do đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội. Hàng ngày người nghiện thuốc đã làm cho đường hô hấp tổn thương triền miên cho nên gây viêm đường hô hấp mạn tính, kéo dài. Vào mùa lạnh, càng hút nhiều nguy cơ viêm đường hô hấp càng tăng cao, thậm chí viêm họng, xoang, phế quản cấp tính càng dễ xảy ra. Hoặc do thời tiết khô hanh bụi nhiều [trong bụi không khí có vô vàn vi sinh vật gây bệnh]. Hoặc do sống ở nơi môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, hoặc trong gia đình dùng bếp than, bếp củi, bếp dầu khói sẽ tác động xấu rất lớn đến đường hô hấp hoặc do nhà ở chật chội, không khí không thông thoáng cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho NCT dễ mắc các bệnh đường hô hấp, nhất là vào mùa lạnh. Bên cạnh đó, một số NCT mắc bệnh mạn tính kéo dài như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết sẽ làm giảm sức đề kháng, từ đó làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh.

Người cao tuổi, mùa lạnh dễ mắc những bệnh gì?

Viêm mũi họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng vào mùa lạnh NCT hay gặp nhất gây nên hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước, đau rát họng, ho, tức ngực, đôi khi gây khó thở. Nếu viêm họng, viêm xoang cấp có thể có sốt, đau đầu, khó chịu, ăn ngủ kém. Nếu NCT bị viêm họng mạn tính kéo dài [thường gọi là viêm họng hạt], hoặc viêm mũi mạn tính rất dễ gây nên viêm xoang và khi thời tiết thay đổi, nhất là cảm lạnh [do tắm nước lạnh, đi ra khỏi nhà không mặc ấm, phòng ngủ không kín…] đều có khả năng bệnh tái phát trở lại. NCT vào mùa lạnh rất dễ mắc bệnh viêm phế quản, viêm phổi, đặc biệt là do “cảm lạnh” sau khi tắm nước lạnh, đi ra đường bị mưa ướt hoặc mặc không đủ ấm, không đi tất tay, chân hoặc không có khăn quàng cổ đủ ấm. Một điều cần lưu ý là viêm phế quản, viêm phổi cấp tính ở NCT, thân nhiệt thường không tăng cao [không sốt cao] như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ, ít được người nhà quan tâm, dễ khiến bệnh nặng. Một số bệnh mạn tính, mùa lạnh rất dễ tái phát như bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD], những loại bệnh này ở người cao tuổi vào mùa lạnh rất dễ gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là suy hô hấp cấp tính, nếu cấp cứu không kịp thời tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.

Nguyên tắc phòng bệnh

Để phòng mắc bệnh đường hô hấp do lạnh, NCT cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực. Hàng ngày tắm, rửa nên dùng nước ấm [nếu có đèn sưởi trong nhà tắm càng tốt]. Trước khi tắm cần chuẩn bị sẵn quần, áo sạch, tất, khăn quàng cổ để khi tắm xong lau người thật khô và mặc quần áo, quàng khăn, đi tất ngay. Nếu có điều kiện nên ngồi trước đèn sưởi hoặc lò sưởi sau khi tắm và mặc quần áo. Không dùng bấp than, bếp củi để sưởi nhất là nhà kín cửa sẽ rất nguy hiểm [do có thể bị ngộ độc khí thải từ than]. Phòng ngủ của NCT về mùa lạnh nên được kín gió để tránh cảm lạnh. Bởi vì cảm lạnh, ngoài mắc bệnh đường hô hấp, với người tăng huyết áp, xơ vữa mạch rất có thể bị đột quỵ hoặc với bất kỳ NCT nào cũng có thể bị liệt mặt do lạnh.

Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh vừa chuyển sang rét đậm, NCT nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm và chiều muộn. Có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà. Nếu công việc cần thiết phải ra khỏi nhà cần mặc thật ấm từ đầu chí chân [mặc ấm, quàng cổ, đi tất, đi dày, đeo khẩu trang…].

Lời khuyên của thầy thuốcĐể giúp phòng tránh bệnh đường hô hấp, hàng ngày cần vệ sinh họng, miệng, răng sạch sẽ thường xuyên [đánh răng đều đặn sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy]. Tốt hơn nữa là súc họng bằng nước muối nhạt [nước muối sinh lý]. Những trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ hàng tuần không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp.Điều quan trọng không thể không nhắc tới là cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những NCT đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng, giãn phế quản, tâm phế mãn hoặc viêm xoang. NCT, mùa lạnh cần ăn, uống đủ chất, không được bỏ bữa và uống đủ lượng nước cần thiết nhưng chiều, tối hạn chế uống nước, bởi vì sẽ gây đi tiểu đêm..

BS. PHẠM BÍCH

Nguyên nhân bệnh đường hô hấp thường gặp vào mùa đông

Hệ miễn dịch của trẻ dễ bị suy yếu trước sự biến động diễn ra quá nhanh của nhiệt độ, khiến virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập hơn vào cơ thể gây bệnh.

- Virus cúm gây bệnh đường hô hấp dễ dàng phát triển trong thời tiết lạnh.

- Mùa lạnh không khí kém lưu thông và bị tù túng do mọi người ít hoạt động ngoài trời và có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn, việc này tạo điều kiện cho các tác nhân vi sinh vật trong không khí sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

                       Thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh hô hấp cho trẻ [ảnh minh họa]

Các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ

Viêm xoang cấp

Trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi kéo dài, nước mũi chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng là các triệu chứng dễ phát hiện nhất khi trẻ bị viêm xoang cấp.

Trẻ nhỏ sẽ quấy khóc nhiều, trẻ lớn có thể kêu bị nhức đầu, đau sau hốc mắt, khô rát họng.

Ho, viêm mũi họng do virus

Khi bị bệnh trẻ sẽ bắt đầu với triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Sau 4-5 ngày trẻ sẽ bị ho, kèm đau bụng, nôn ói hoặc tiêu chảy.

Sau 5 – 7 ngày bệnh sẽ tự khỏi nhưng cha mẹ cũng cần phát hiện và điều trị sớm cho trẻ để không gây biến chứng đáng tiếc.

Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp

Trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi là đối tượng dễ mắc viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp.

Khi trẻ khởi phát bệnh sẽ bị viêm mũi họng thông thường, khàn tiếng, tắt tiếng, khò khè, thở rít, co lõm hõm ức và lồng ngực.

Khi bị nặng hơn trẻ sẽ ho rất nhiều, có thể khó thở, thở gấp, vã mồ hôi…

                                             Sốt, ho, sổ mũi là các triệu chứng điển hình khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp [ảnh minh họa]

Viêm thanh thiệt cấp

Độ tuổi dễ mắc nhất là 2 – 6 tuổi, trẻ có biểu hiện sốt cao, nuốt đau, họng ứ đọng nhiều nước bọt, nổi hạch 2 bên cổ, thay đổi giọng nói, mất tiếng, ho khan ho có đờm, khó thở…

Bệnh viêm thanh thiệt cấp tiến triển rất nhanh và nặng, nếu không xử lý kịp thời trẻ có thể thể bị tử vong.

Viêm amidan

Đây là bệnh đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Triệu chứng chính của bệnh là những cơn sốt tái đi tái lại, đau họng, sưng amidan, mủ trắng trong amidan.

Viêm phổi

Bệnh xảy ra do vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn, trẻ có triệu chứng thở nhanh bất thường, ho kèm khò khè, sốt cao, thở mệt… Khi bệnh nghiêm trọng có thể gây tử vong cho trẻ.

                                                Khi bệnh đường hô hấp chuyển nặng có thể đe doạ tính mạng của trẻ [ảnh minh họa]

Phòng ngừa bệnh hô hấp cho trẻ trong mùa lạnh bằng cách nào?

Để có thể bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh, phụ huynh cần lưu ý cách phòng tránh bệnh:

Giữ ấm đường thở

Các tác nhân gây bệnh trong không khí tiếp xúc chủ yếu tới trẻ qua khu vực mũi họng khiến trẻ dễ dàng bị kích ứng, viêm nhiễm.

Sức đề kháng yếu của trẻ không đủ chống chọi các tác nhân gây bệnh nên dễ mắc bệnh như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa… Do đó cha mẹ nên giữ ấm đường thở cho trẻ trong mùa lạnh bằng cách: mặc ấm, quàng khăn, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũ kín tai, ăn uống đồ ấm…

Vệ sinh thân thể và môi trường sạch sẽ

Có thể loại bỏ vi khuẩn, virus xung quanh trẻ bằng cách giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể cho trẻ.

Hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh cá nhân như cắt móng tay, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đồ chơi…, vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày.

Cha mẹ cần dọn dẹp sạch sẽ, làm thông thoáng nơi ở của trẻ, vệ sinh đồ chơi và đồ dùng của trẻ.

               Vào mùa lạnh, cần mặc ấm và che kín tai - mũi - họng cho trẻ khi ra ngoài để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập [ảnh minh họa]

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Đối với trẻ nhỏ còn bú mẹ, sữa là nguồn dinh dưỡng củng cố sức đề kháng cho trẻ.

Đối với trẻ lớn, ngoài bữa chính, mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều trái cây, rau củ chứa vitamin, chất xơ…

Tiêm vắc-xin

Trẻ cần được tiêm vắc-xin phòng cúm mỗi năm 1 lần, cần tiêm trước mùa lạnh khoảng 1 tháng.

Nên nhớ không cho trẻ đi tiêm khi trẻ đang bị cúm, nghi ngờ nhiễm cúm hoặc bị các bệnh nhiễm trùng khác.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp trong mùa lạnh, cha mẹ cần tìm hiểu và trang bị kiến thức để phòng tránh và nhận biết bệnh của trẻ để xử lý kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề