Vì sao nông nô bị bóc lột thậm tệ trong các lãnh địa phong kiến nhưng họ vẫn quan tâm đến sản xuất

Vì sao nông nô bị bóc lột thậm tệ trong các lãnh địa phong kiến nhưng họ vẫn quan tâm đến sản xuất?

A.Họ được lãnh chúa trẩ công xứng đáng.
B.Họ vẫn được tự do trong quá trình sản xuất.
C.Họ có quyền “miễn trừ” trong lãnh địa.
D.Họ thực hiện theo yêu cầu của lãnh chúa.
Đáp án và lời giải
Đáp án:B
Lời giải:Lời giải:
Mục 2, trang 57, bài 10, SGKLS 10
Đáp án:B

Vậy đáp án đúng là B.

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Xem thêm

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Trong mỗi phút có 3.1020 electron từ catốt đến đập vào anốt của tế bào quang điện. Cường độ dòng quang điện bão hoà là:

  • Chiếu một bức xạ có bước sóng 533nm lên một tấm kim loại có công thoát bằng 1,875 eV. Dùng một màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng bay vào một từ trường đều có B = 10-4T, theo hướng vuông góc với các đường sức từ. Biết c = 3.108m/s; h = 6,625.10-34J.s; e = 1,6.10-19C và khối lượng electron m = 9,1.10-31kg. Bán kính lớn nhất của quỹ đạo của các electron là:

  • Hai tấm kim loại A, B hình tròn được đặt gần nhau, đối diện và cách điện nhau. A được nối với cực âm và B được nối với cực dương của một nguồn điện một chiều. Để làm bứt các e từ mặt trong của tấm A, người ta chiếu chùm bức xạ đơn sắc công suất 4,9mW mà mỗi photon có năng lượng 9,8.10-19 J vào mặt trong của tấm A này. Biết rằng cứ 100 photon chiếu vào A thì có 1 e quang điện bị bứt ra. Một số e này chuyển động đến B để tạo ra dòng điện qua nguồn có cường độ 1,6mA. Phần trăm e quang điện bứt ra khỏi A không đến được B là :

  • Hiện tượng bứt electron ra khỏi kim loại, khi chiếu ánh sáng kích thích có bước sóng thích hợp lên kim loại được gọi là

  • Một bóng đèn sợi đốt dùng để thắp sáng có công suất tiêu thụ điện là 25W. Trong một phút, bóng đèn phát ra 2,08.1020 photon trong vùng ánh sáng nhìn thấy, năng lượng trung bình của các photon này bằng năng lượng của photon màu vàng bước sóng

    . Hiệu suất sử dụng điện của bóng đèn gần giá trị nào nhất sau đây?

  • Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang điện?

  • Ta nói ánh sáng có lưỡng tính sóng hạt vì

  • Một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014Hz. Công suất bức xạ điện từ của nguồn là 5W. Số proton mà nguồn phát ra trong một giây xấp xỉ bằng:

  • Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được cấu thành bởi các hạt

  • Tính vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện biết hiệu điện thế hãm 12V?

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 10 có đáp án năm 2021 mới nhất

  • Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu [từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV] [phần 1]
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu [từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV] [phần 2]

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Lịch Sử lớp 10 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 10 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu [từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV]

Câu 1:Người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm từ thế kỉ V khi Ro- ma đang ở trong trình trạng như thế nào?

A.khủng hoảng, sa sút.

B.phát triển thịnh đạt.

C.không còn chế độ chiếm nô

D.chế độ phong kiến đã được xác lập.

Đáp án :Từ thế kỉ III, đế quốc Rô-ma dần lâm vào tình trạng khủng hoảng. => Đến cuối thế kỉ V, đế quốc Rô-ma bị người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2:Thời đại phong kiến ở châu Âu bắt đầu từ khoảng

A.thế kỉ III.

B.thế kỉ IV.

C.thế kỉ V.

D.thế kỉ VI.

Đáp án :Năm 476, đế quốc Rô-ma bị diệt vong. Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3:Sau khi vào lãnh thổ Rô-ma, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua và phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước đã dẫn đến hệ quả gì?

A.Tạo nên sự phân biệt giàu nghèo giữa các đảng cấp.

B.Đảm bảo quyền lợi tối đa cho người Giéc – man.

C.Hình thành hệ thống đắng cấp quý tộc vũ sĩ.

D.Hình thành tầng lớp quý tộc tăng lữ.

Đáp án :Sau khi vào lãnh thổ Rô-ma, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua và phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước, … tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4:Sự kiện nào đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu?

A.Đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm.

B.Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng.

C.Các thành thị trung đại được hình thành.

D.Cuộc đấu tranh của nô lệ phát triển mạnh mẽ.

Đáp án :Từ thế kỉ III, đế quốc Rô-ma suy yếu. Đến thế kỉ V, đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm. Sự kiện này đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5:Những tầng lớp nào được hình thành ở các vương quốc phong kiến Tây Âu mang trong mình đặc quyền và rất giàu có?

A.quý tộc vũ sĩ, quan lại, thương nhân giàu có.

B.quý tộc vũ sĩ, quý tộc tăng lữ, chủ nô.

C.quan lai, quý tộc tăng lữ, thị dân.

D.quý tộc vũ sĩ, quan lại, quý tộc tăng lữ.

Đáp án :Ở các vương quốc mà người Giéc – man thành lập, quý tộc vũ sĩ, quan lại và quý tộc tăng lữ dần trở thành tầng lớp riêng vừa có đặc quyền lai vừa rất giàu có.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6:Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là

A.lãnh chúa và nông dân tự do.

B.chủ nô và nô lệ

C.địa chủ và nông dân.

D.lãnh chúa và nông nô.

Đáp án :Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7:Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là

A.Nông dân

B.Nông nô

C.Thợ thủ công

D.Nô lệ

Đáp án :Nông nô đóng vai trò sản xuất chính trong lãnh địa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8:Ý nào sau đây phản ánh đúng về kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa phong kiến?

A.có những tiến bộ đáng kể.

B.vẫn duy trì phương thức cũ.

C.vẫn trong thời kì mông muội.

D.áp dụng nhiều máy móc vào sản xuất.

Đáp án :Kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa cải tiến do hai ngựa kéo…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9:Quyền “miễn trừ” mà nhà vua trao cho lãnh chúa chính là

A.Nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn

B.Quyền không phải đóng thuế của một số lãnh chúa lớn

C.Quyền không phải quỳ lạy mỗi khi yết kiến nhà vua của một số lãnh chúa lớn

D.Quyền miễn đóng góp về mặt quân sự mỗi khi có chiến tranh của một số lãnh chúa

Đáp án :Một số lãnh chúa lớn trong xã hội phong kiến Tây Âu đã buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10:Quá trình phong kiến hóa diễn ra rõ nét và mạnh mẽ nhất tại

A.Vương quốc Đông Gốt.

B.Vương quốc Tây Gốt.

C.Vương quốc Ăng-glô Xắc-xông.

D.Vương quốc Phơ-răng.

Đáp án :Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu hình thành. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ nhất ở Vương quốc Phơ-răng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11:Nhận xét nào sau đây đúng về kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa phong kiến?

A.có những tiến bộ đáng kể.

B.vẫn duy trì phương thức cũ.

C.vẫn trong thời kì mông muội.

D.áp dụng nhiều máy móc vào sản xuất.

Đáp án :Kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa cải tiến do hai ngựa kéo…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12:Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là

A.xưởng thủ công của lãnh chúa.

B.thành thị trung đại.

C.trang trại của quý tộc.

D.lãnh địa phong kiến.

Đáp án :Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là lãnh địa phong kiến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13:Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi vào lãnh thổRô-ma?

A.thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.

B.thành lập vương quốc Phơ-răng, Ăng-glô Xắc-xông.

C.chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.

D.thành lập nên các thành thị trung đại.

Đáp án :- Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rôma, lập nhiềuvương quốc mớinhư vương quốc Ăng - glô- Xắc-xông, Phơ - răng, Tây Gốt, Đông Gốt.

+ Chiếmđấtcủa chủ nôđược chia cho quý tộcvà tướng lĩnh quân sự.

+ Các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự phong các tước vị [công tước, bá tước, nam tước, …], hình thành tầng lớp quý tộc vũ sĩ.

+ Ki tô giáodần dầncó vai trò và có ưu thếtrong đời sống nhân dân [Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân. Đồng thời, nhà vua cũng phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ].

Đáp án D: thành thị trung đại được thành lập không thuộc hành động của người Giéc-man giai đoạn này mà thành thị xuất hiện từ thế kỉ XI, kết quả của sự phát triển nền kinh tế hàng hóa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14:Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?

A.Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong.

B.Đế quốc Rô-ma đã bị diệt vong.

C.Các lãnh địa của lãnh chúa hình thành.

D.Quá trình bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án :- Từ TK III, Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong. Thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Cuộc xâm lược của người Giec-man đẩy nhanh quá trình tan rã của của chế độ chiếm nô Rô-ma.

- Năm 476, Người Giec-man tiêu diệt đế quốc Rô-ma, chấm dứt chế độ công xã thị tộc, xưng vua, phong tước vị cao thấp cho những người dưới quyền. => Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15:Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa

A.lãnh chúa – nông nô.

B.chủ nô – nô lệ.

C.địa chủ - nông dân.

D.tư bản – công nhân.

Đáp án :Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa và nông nô:

- Lãnh chúa: tầng lớp quý tộc vũ sĩ, quan lại và quý tộc tăng lữ được trao nhiều đặc quyền và rất giàu có.

- Nông nô: nô lệ và nông dân phụ thuộc vào lãnh chúa.

=> Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu hình thành biểu hiện rõ nét nhất ở vương quốc Phrăng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16:Nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến như thế nào?

A.Phụ thuộc về kinh tế.

B.Phụ thuộc về thân thể.

C.Phụ thuộc về chính trị.

D.Phụ thuộc vào công việc làm.

Đáp án :Nông nô là những người sản xuất chính trong lãnh địa. Họ nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô rất nặng. Họ được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có túplều để ở, có nông cụ và gia súc. => Nông nô bị phụ thuộc về kinh tế vào lãnh chúa phong kiến.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17:Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?

A.Cư dân chủ yếu trong lãnh địa là thợ thủ công và thương nhân.

B.Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

C.Đất lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh

D.Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế

Đáp án :Các đáp án B, C, D:đều là đặc điểm của lãnh địa phong kiến.

Đáp án A: là đặc điểm của thành thị trung đại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18:Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại là gì?

A.Là đơn vị chính trị cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

B.Là vùng đất đai do nhà vua ban cấp cho quý tộc và nông dân công xã.

C.Thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa và là một cơ sở kinh tế, đơn vị chính trị độc lập.

D.Thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa, song nhà vua có quyền can thiệp vào các công việc trong lãnh địa.

Đáp án :Lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại:

- Độc lập về kinh tế: nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, tự cấp, tự túc.

- Độc lập về chính trị, thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa: Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, luật pháp riêng,… Một số lãnh chúa còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19:Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?

A.Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ

B.Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cân dùng trong lãnh địa

C.Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc

D.Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa

Đáp án :Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mang tính chất tự cấp, tự túc. Bằng chứng là mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép, … đều do nông nô sản xuất. Người ta chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa tự làm ra được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20:Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là

A.lấy công thương nghiệp làm chính.

B.đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.

C.một cơ sở kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.

D.người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá.

Đáp án :Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mang tính chất tự cấp, tự túc.Bằng chứng là mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép, … đều do nông nô sản xuất. Người ta chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa tự làm ra được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21:Ý nào sau đây không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội?

A.Được coi như những công cụ biết nói

B.Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa

C.Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa

D.Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa

Đáp án :Người nông nô trong lãnh địa phong kiến:

- Là người sản xuất chính trong lãnh địa.

- Gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.

- Bỏ trốn bị trừng phạt nặng.

- Nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô rất nặng.

- Tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc => quan tâm đến sản xuất.

Nông nô trong lãnh địa phong kiến vẫn có sự tự do trong quá trinh sản xuất và gia đình, nơi ở riêng nên không phải là công cụ biết nói giống như nô lệ của thời kì chiếm hữu nô lệ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22:Nông nô sinh sống trong lãnh địa nhưng có quan tâm đến sản xuất do

A.Được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng.

B.Được toàn quyền buôn bán ruộng đất mình quản lí.

C.Được chia khẩu phần cùng lãnh chúa.

D.Được tự do trao đổi buôn bán ngoài lãnh địa.

Đáp án :Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.Tuy phải nộp nhiều thứ thuế nhưng nông nô được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc,… nên họ đã quan tâm đến sản xuất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23:Biểu hiện nào không phải của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?

A.Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập

B.Vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn

C.Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn

D.Vua chỉ là tổng tư lệnh tối cao về quân sự

Đáp án :Đặc điểm của lãnh địa phong kiến minh chứng cho chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu bao gồm:

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập [lãnh chúa cai trị lãnh địa như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, chế độ thuế khóa cân đong đo lường riêng].

- Mỗi lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa => Nhà vua thực chất là một lãnh chúa lớn.

=> Vua không phải là tổng tư lệnh tối cao về quân sự vì mỗi lãnh địa đã có quân đội riêng, nhà vua đóng vai trò là lãnh chúa lớn mà thôi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24:Nội dung nào không phản ánh đúng biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?

A.Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế, đơn vị chính trị độc lập.

B.Nhà vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

C.Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn.

D.Nhà vua nắm quyền cai trị từ trung ương đến địa phương.

Đáp án :Trên cơ sở của nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mỗi lãnh địa cũng là một đơn vị chính trị độc lập.

Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng. Một số lãnh chúa còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn. => Đây là những biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25:Tại sao nói: “Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ”?

A.Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ

B.Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây

C.Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học

D.Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử

Đáp án :Các lãnh chúa phong kiến có công việc chủ yếu là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ. Vì thế các lãnh chúa phong kiến dù rất giàu có nhưng số đông lại thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26:Người Giec-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm đế quốc Rô-machứng tỏ điều gì?

A.Sự thắng thế của hình thái kinh tế - xã hội thấp hơn.

B.Sự thắng thế của hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

C.Sự thua cuộc của hình thái kinh tế - xã hội cao nhất.

D.Sự thua cuộc của hình thái kinh tế - xã hội thấp nhất.

Đáp án :- Đế quốc Rô-ma bao gồm vùng lãnh thổ rộng lớn, đã bước qua thời kì mông muội và đang ở thời kì chiếm nô. Rô-ma đã bắt đầu sáp nhập các tỉnh mới từ thế kỷ thứ III TCN và quá trình này kéo dài suốt bốn thế kỷ trước khi lãnh thổ đạt đến mức cực đỉnh, và theo chiều hướng là một “đế chế” trong khi vẫn cai trị như là một nhà nước cộng hòa.

- Bộ tộc người Giéc-man vẫn đang ở thời kì nguyên thủy - thuộc hình thái kinh tế - xã hội thấp nhất theo quan điểm 5 hình thái của Mác.

=> Từ thế kỉ V người Giéc-man xâm chiếm đế quốc Rô-ma, mở đầu thời kì phong kiến ở châu Âu đã mang trong đó đặc trưng là sự thắng thế của hình thái kinh tế xã hội thấp hơn với hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27:Thân phận của nông nô so với nô lệ có điểm gì khác?

A.Không có gì khác nhau, bị bóc lột cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn

B.Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào chủ

C.Tự do hơn trong sản xuất, có nông cụ, gia súc, gia đình và túp lều để ở

D.Đều được coi như những công cụ biết nói

Đáp án :- Nô lệ:không có bất cứ quyền hành gì, quyền làm người cũng không có, nô lệ được coi như một món hàng để buôn bán.

- Nông nô: dù làm việc cho lãnh chúa và là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nhưng vẫn được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc, … nên xét thấy số phận của nông nô có nhiều điểm khác so với nô lệ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28:Chế độ chính trị ở các quốc gia phong kiến Tây Âu có điểm gì khác biệt so với các quốc gia phong kiến ở châu Á?

A.Chế độ dân chủ chủ nô.

B.Chế độ phong kiến phân quyền.

C.Chế độ quân chủ lập hiến.

D.Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Đáp án :- Chế độ chính trị ở các quốc gia phong kiến châu Á: quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền: vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

- Ở các quốc gia phong kiến Tây Âu: chế độ phong kiến phân quyền. Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập. Do lãnh chúa đứng đầu, nhà vua thực chất cũng là một ông vua lớn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29:Vương quốc Phrăng chính là tiền thân của các quốc gia nào hiện nay?

A.Anh, Pháp, Đức

B.Pháp, Đức, Italia

C.Pháp, Hi Lạp, Italia

D.Pháp, Đức, Balan

Đáp án :Vương quốc Phrăng là tiền thân của của các quốc gia: Pháp, Đức, Italia hiện nay.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30:Quan sát bức tranh dưới đây và cho biết nội dung của bức tranh là gì?


A.Quá trình phong kiến hóa ở Tây Âu

B.Đế quốc Rôma cổ đại

C.Sự xâm lược của các tộc người Giéc-man vào đế quốc Rôma

D.Lược đồ các quốc gia phong kiến Tây Âu

Đáp án :Bức tranh trên thể hiện: Sự xâm lược của các tộc người Giécman vào đế quốc Rôma.

Vào những thế kỉ đầu công nguyên, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đang trong quá trình tan rã. Do sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số nhanh chóng, người Giéc-man có nhu cầu mở thêm đất đai để sinh sống. Vì vậy, từ cuối thế kỉ thứ II đã có một số bộ tộc người Giéc-man như người Tây Gốt, Phơ-răng, Buốc Bông, Ăng-lô Xắc xông,… di cư vào lãnh thổ Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma.

Đến giữa thế kỉ thứ IV, do sự tấn công của người Hung nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 31:Trong xã hội phong kiến Tây Âu, quan hệ phụ thuộc phong quân – bồithần có ý nghĩa là

A.tất cả các lãnh chúa phải phục tùng nhà vua.

B.lãnh chía nhỏ phải phục tùng lãnh chúa lớn.

C.lãnh chúa chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn đã phong cấp đất cho mình.

D.vua phong cấp tước vị cho tất cả các lãnh chúa.

Đáp án :- Trong thời kì tồn tại các vương quốc phong kiến châu Âu, lãnh chúa phong kiến được nhà vua ban cấp cho quyền “miễn trừ”, không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa- mỗi lãnh địa trở thành một quốc gia riêng, có chính quyền, bộ máy trị an, tổ chức quân đội và một chế độ kinh tế tài chính riêng. Tuy nhiên mỗi lãnh chúa lại có mối quan hệ nhất định với nhau hình thành nên bậc thang đẳng cấp: công- hầu- bá – tử- nam.

- Bồi thần của phong quân nào chỉ phục tùng phong quân đó=> dưới chế độ phong kiến phân quyền, quyền lực của nhà vua rất yêu ớt, tuy nhiên bộ phận này cũng tạo thành một hệ thống hàng ngũ quý tộc có đặc quyền, chiếm đoạt ruộng đất của nông nô và bóc lột họ bằng hình thức cưỡng bức siêu kinh tế.

=> Quan hệ phong quân – bồi thần có ý nghĩa là lãnh chúa chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn đã phong cấp đất cho mình.

Đáp án cần chọn là: C

Tải xuống

Bài giảng: Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu [từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV] - Cô Triệu Thị Trang [Giáo viên Tôi]

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Câu hỏi ôn tập bài 14: Xã hội phong kiến Tây Âu – Lịch sử 10

hoccham 19/05/2018 Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10

Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

Câu 1. Chứng minh rằng “mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập ” và “nền kinh tế lãnh địa là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc

Gợi ý làm bài

– Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập:

+ Lãnh chúa là người đứng đầu lãnh địa. Các lãnh chúa buộc nhà vua phải thừa nhận cho họ nắm toởn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự trong lãnh địa của minh.

+ Nhà vua ban cho các lãnh chúa quyền “miễn trừ” [không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa], thực chất là ban cho lãnh chúa quyền cai trị ở địa phương như một nước nhỏ, có quân đội, tòa án, có luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.

+ Mỗi lãnh địa như một pháo đời kiên cố bát khả xâm phạm; tường ngoài được xây dựng bằng đá hoặc gạch, chung quanh có hào sâu, lũy cao che chà.

+ Mỗi lãnh địa có một đội kị sĩ bảo vệ với mộc sắt, gươm nặng, giáo dởi.

– Nền kinh tế lãnh địa là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc:

+ Tát cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa. Ruộng đất trồng trọt được lãnh chúa chia thành từng mảnh nhỏ giao cho nông nô cày cấy và thu tô. Nông nô không chỉ sản xuất lương thực, thực phẩm, mở còn dệt vải, may quần áo, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa. Như vậy, lãnh chúa và nông nô không cần mua bán gì ở bên ngoài, trừ một vài mặt hàng nhu yếu phẩm như muối, sắt,… và xa xỉ phẩm như tơ lụa, đồ trang sức,…

+ Lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín. Người nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị những hình phạt hết sức tàn bạo.

+ Thủ công nghiệp chỉ hoạt động trong các lãnh địa. Mỗi gia đình nông nô đều làm thếm một số nghề phụ như: dệt vải, may quần áo, làm công cụ, xây dựng nhà cửa,… Lãnh chúa có những xưỏng thủ công riêng như xưởng rèn, mộc, thuộc da, đồ gốm, may mặc,… Như vậy, thủ công nghiệp còn chưa tách khỏi nông nghiệp.

+ Việc trao đổi buôn bán đóng vai trò rất thứ yếu:

Câu 2. Trình bày nội dung, đặc điểm của lãnh địa phong kiến. Tại sao người nông nô lại đứng lên đấu tranh chống lại lãnh chúa?

Gợi ý làm bài

a] Nội dung, đặc điểm của lãnh địa phong kiến:

– Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng và đóng kín, tự cấp, tự túc. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa. Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cày cấy và nộp tô, bị buộc chặt vào lãnh chúa. Ngoài sản xuất lương thực, thực phẩm, nông nô còn dệt vải, may quần áo, làm giởy dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa. Như vậy, lãnh chúa và nông nô không cần mua bán gì ở bên ngoài, trừ một vài mặt hàng nhu yếu phẩm như muối, sắt,… và xa xỉ phẩm như tơ lụa, đồ trang sức,…

– Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa buộc nhà vua phải thừa nhận cho họ nắm toàn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự trong lãnh địa của minh. Nhà vua ban cho các lãnh chúa quyền “miễn trừ” [không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa], thực chất là ban cho lãnh chúa quyền cai trị ở địa phương như một nước nhỏ, có quân đội, tòa án, có luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng. Mỗi lãnh địa như một pháo đời kiên cố, bát khả xâm phạm; tường ngoài được xây dựng bằng đá hoặc gạch, chung quanh có hào sâu, lũy cao che chà. Mỗi lãnh địa có một đội kị sĩ bảo vệ với mộc sắt, gươm nặng, giáo dởi.

– Trong lãnh địa, thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp; việc trao đổi buôn bán đóng vai trò rất thứ yếu. Thủ công nghiệp chỉ hoạt động trong các lãnh địa. Mỗi gia đình nông nô đều làm thếm một số nghề phụ như: dệt vải, may quần áo, làm công cụ, xây dựng nhà cửa,…

– Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, mộc, thuộc da, đồ gốm, may mặc,…

b] Tại sao người nông nô lại đứng lên đấu tranh chống lại lãnh chúa?

Do đời sống nông nô khổ cực, bị lãnh chúa bóc lột tô thuế nặng nề, lại bị lãnh chúa đánh đập tàn nhẫn.

Câu 3. Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa. Qua đó, lập bảng thống kê về các lĩnh vực sau của xã hộ1 phong kiến Tây Âu như đất đai trong lãnh địa, kinh tế lãnh địa, chính trị trong lãnh địa, vai trò của nông nô và kĩ thuật sản xuất.

Gợi ý làm bài

>> Xem thêm: Câu hỏi ôn tập bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào - Lịch sử 10

a] Miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa:

* Miêu tả lãnh địa phong kiến:

– Ở thời sơ kì trung đại, trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên và chế độ nông nô mang tính chât địa phương biệt lập, mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập.

– Các lãnh chúa buộc nhà vua phải thừa nhận cho họ nắm toởn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự trong lãnh địa của minh. Nhà vua ban cho các lãnh chúa quyền “miễn trừ” [không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa], thực chất là ban cho lãnh chúa quyền cai trị ở địa phương như một nước nhỏ, có quân đội, tòa án, có luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.

– Mỗi lãnh địa như một pháo đời kiên cố, bát khả xâm phạm; tường ngoài được xây dựng bằng đá hoặc gạch, chung quanh có hào sâu, lũy cao che chà.

– Mỗi lãnh địa có một đội kị sĩ bảo vệ với mộc sắt, gươm nặng

– Tuy vậy, giữa các lãnh chúa vẫn có quan hệ nhất định. Đó là quan hệ phụ thuộc phong quân – bồi thần. Lãnh chúa nhỏ phải phục tùng lãnh chúa lớn, lãnh chúa lớn phải phục tùng nhà vua. Nhưng mỗi lãnh chúa chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn và là người trực tiếp phong cấp ruộng đất cho minh chứ không chịu tuân lệnh những người khác, dù người đó ở cấp cao hơn. Dưới chế độ phong kiến phân quyền như thế, quyền lực của nhà vua hết sức yếu ớt.

* Cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến:

– Lãnh chúa phong kiến sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa và trụy lạc.

– Nghề nghiệp chính của họ là chiến đấu, vì vậy từ nhỏ, con em quý tộc chỉ học tập quân sự như phi ngựa, đâm lao, đấu kiếm,… Do không quan tâm đến việc học văn hóa để mở mang trí tuệ nên số” đông trong họ rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ.

– Thời bình, quanh năm họ bởi ra yến tiệc linh đình, tổ chức lễhội, săn bắt, đua ngựa và thi đấu võ..

– Đối với nông nô, họ bị bóc lột nặng nề và đóì xử hết sức tởn nhẫn, dùng

những cực hình tra tấn, đánh đập rất dã man.

b] Bảng thống kê về xã hội phong kiến Tây Âu:

Các lĩnh vựcNội dung
Đất đai trong 1ãnh địaMỗi lãnh địa bao gồm một khu vực đất đai khá rộng, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, đồng có, rừng rú, hồ ao, sống đầm, bãi hoang.
Kinh tế lãnh địaLãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc.
Chính trị trong 1ãnh địaMỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập: lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tư pháp, tài chính; có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, chế độ thuế khóa, tiền tệ riêng,… Mỗi lãnh địa như một pháo đời bát khả xâm phạm, có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ,…
Vai trò của nông nôNông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa.
Kĩ thuật sản xuấtKĩ thuật sản xuất còn lạc hậu.

Câu 4. Trình bày đặc điểm kinh tế và tể chức chính trị trong lãnh địa phong kiến.

Gợi ý làm bài

– Mỗi lãnh địa bao gồm một khu vực đất đai khá rộng, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, đồng có, rừng rú, hồ ao, sống đầm, bãi hoang. Trong lãnh địa có những lâu đời của quý tộc, nhà thờ và thôn xóm của nông nô.

– Đặc điểm kinh tế: Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng và đóng kín, tự cẩp, tự túc.

+ Tát cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa.

+ Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cởy cấy và nộp tô, bị buộc chặt vào lãnh chúa. Ngoài sản xuất lương thực, thực phẩm, nông nô còn dệt vải, may quần áo, làm giởy dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa.

+ Lãnh chúa và nông nô không cần mua bán gì ở bên ngoài, trừ một vài mặt hàng nhu yếu phẩm như muôi, sắt,… và xa xỉ phẩm như tơ lụa, đồ trang sức,…

+ Công cụ sản xuất nông nghiệp còn thô sơ.

+ Trong lãnh địa, thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp; việc trao đổi buôn bán đóng vai trò rất thứ yếu. Thủ công nghiệp chỉ hoạt động trong các lãnh địa. Mỗi gia đình nông nô đều làm thếm một số” nghề phụ như: dệt vải, may quần áo, làm công cụ, xây dựng nhà cửa,…

+ Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, mộc, thuộc da, đồ gôm, may mặc,…

>> Xem thêm: Câu hỏi ôn tập bài 21: Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy - Lịch sử 10

– Tổ chức chính trị: Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập.

+ Các lãnh chúa buộc nhà vua phải thừa nhận cho họ nắm toởn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự trong lãnh địa của minh.

+ Nhà vua ban cho các lãnh chúa quyền “miễn trừ” [không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa], thực chất là ban cho lãnh chúa quyền cai trị ở địa phương như một nước nhỏ, có quân đội, tòa án, có luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.

+ Mỗi lãnh địa như một pháo đời kiên cố, bát khả xâm phạm; tường ngoài được xây dựng bằng đá hoặc gạch, chung quanh có hào sâu, lũy cao che chà.

Mỗi lãnh địa có một đội kị sĩ bảo vệ với mộc sắt, gươm nặng, giáo dởi.

+ Tuy vậy, giữa các lãnh chúa vẫn có quan hệ nhât định. Đó là quan hệ phụ thuộc phong quân – bồi thần. Lãnh chúa nhỏ phải phục tùng lãnh chúa lớn, lãnh chúa lớn phải phục tùng nhà vua. Nhưng mỗi lãnh chúa chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn và là người trực tiếp phong cấp ruộng đất cho minh chứ không chịu tuân lệnh những người khác, dù người đó ở cấp cao hơn. Dưới chế độ phong kiến phân quyền như thế, quyền lực của nhà vua hết sức yếu ớt.

Câu 5. Tại sao thời sơ kì trung đại thế kỉ V – X, ở châu Âu tồn tại chế độ phong kiến phân quyền?

Gợi ý làm bài

Thời sơ kì trung đại thế kỉ V – X, ở châu Âu tồn tại chế độ phong kiến phân quyền là do:

– Chính sách phân phong ruộng đất mang tính cha truyền con nối.

– Nền kinh tế tự nhiên và chế độ nông nô mang tính chất địa phương biệt lập, mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa buộc nhà vua phải thừa nhận cho họ nắm toàn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự trong lãnh địa của mình.

– Đặc biệt là khi nhà vua ban cho các lãnh chúa quyền “miễn trừ” [không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa], thực chất là ban cho lãnh chúa quyền cai trị ở địa phương như một nước nhỏ, có quân đội, tòa án, có luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.

– Mỗi lãnh địa như một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm, có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ,… Kinh tế lãnh địa mang tính tự cung, tự cấp, cơ bản không trao đổi, mua bán với bên ngoài [trừ sắt, muối, tơ lụa, đồ trang sức,…].

Câu 6. Cho biết đời sống của nông nô và cuộc đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu.

Gợi ý làm bài

– Dưới chế độ phong kiến, nông nô là người sản xuất chính trong xã hội nhưng đời sống của họ trong các lãnh địa vô cùng cơ cực.

– Nông nô bị lệ thuộc về thân thể vào lãnh chúa. Họ bị gắn chặt vào ruộng đất của lãnh chúa, không được tự ý bỏ đi, khi quý tộc chuyển nhượng ruộng đất thì kèm luôn cả nông nô.

– Hình thức bóc lột chủ yếu của lãnh chúa đóì với nông nô thời sơ kì trung đại là địa tô. Lãnh chúa giao ruộng đất cho nông nô, nhưng chia làm hai phần: một phần gọi là “đất phần”, nông nô cởy cấy và được hưởng lợi trên mảnh đất đó để nuôi sống minh và gia đình; phần kia gọi là “đất lãnh địa”, nông nô mang cả nông cụ và súc vật kéo đến lao động trên mảnh đất này, nhưng toởn bộ hoa lợi thuộc về lãnh chúa.

– Lãnh chúa còn đặt ra nhiều thứ thuế để bóc lột nông nô như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản,… Lãnh chúa xây dựng những cốì xay bột, lò nướng bánh,… buộc nông nô phải đến đó sử dụng và nộp thuế cho họ.

– Người nông nô làm quần quật quanh năm mở vẫn không đủ ăn. Họ sống trong những túp lều tối tăm, bẩn th2u và ẩm ướt. Đói rét, bệnh tật, đòn roi của lãnh chúa luôn bám sát và đè trĩu lên cuộc đời họ.

– Bị áp bức, bóc lột tởn nhẫn, nông nô đã thường xuyên đáu tranh chống lại lãnh chúa bằng nhiều hình thức khác nhau như: đót chấy kho tởng của lãnh chúa, bỏ trốn vào rừng và quyết liệt hơn cả là khài nghĩa vũ trang, điển hình là cuộc khài nghĩa Giắc-cơ-ri nổ ra ở Pháp năm 1358 và khài nghĩa Oát Tay-lơ nổ ra ở Anh năm 1381. Nhưng tát cả những cuộc bạo động đó của nông nô cuối cùng đều bị lãnh chúa phong kiến dập tắt.

Câu 7. Phân tích những đặc điểm của xã hội phong kiến ở Tây Âu.

Gợi ý làm bài

>> Xem thêm: Câu hỏi ôn tập bài 2: Xã hội nguyên thủy - Lịch sử 10

– Tổ chức thành các lãnh địa:

+ Lãnh địa phong kiến là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

+ Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

+ Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đời, dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại…, có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đời kiên cố. Đâ”t khẩu phần ở xung quanh pháo đời được lãnh chúa giao cho nông nô cởy cấy và thu tô thuế.

– Đặc điểm kinh tế: Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng và đóng kín, tự cấp, tự túc.

+ Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa.

+ Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cởy cấy và nộp tô, bị buộc chặt vào lãnh chúa. Ngoài sản xuất lương thực, thực phẩm, nông nô còn dệt vải, may quần áo, làm giởy dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa.

+ Lãnh chúa và nông nô không cần mua bán gì ở bên ngoài, trừ một vài mặt hàng nhu yếu phẩm như muôi, sắt,… và xa xỉ phẩm như tơ lụa, đồ trang sức,…

+ Trong thời gian đầu thời sơ kì trung đại, công cụ lao động của người nông nô rất thô kệch; khoảng từ thế kỉ IX trở đi, công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp có tiến bộ.

+ Trong lãnh địa, thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp; việc trao đổi buôn bán đóng vai trò rất thứ yếu. Thủ công nghiệp chỉ hoạt động trong các lãnh địa. Mỗi gia đình nông nô đều làm thếm một số nghề phụ như: dệt vải, may quần áo, làm công cụ, xây dựng nhà cửa,…

+ Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, mộc, thuộc da, đồ gôm, may mặc,…

– Tổ chức chính trị: Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập.

+ Các lãnh chúa buộc nhà vua phải thừa nhận cho họ nắm toởn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự trong lãnh địa của minh.

+ Nhà vua ban cho các lãnh chúa quyền “miễn trừ” [không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa], thực chất là ban cho lãnh chúa quyền cai trị ở địa phương như một nước nhỏ, cổ cjuân đội, tòa án, có luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiên tệ* cân đong, đo lường riêng.

+ Mỗi lãnh địa như một pháo đời kiên cố, bât khả xâm phạm; tường ngoài được xây dựng bằng đá hoặc gạch, chung quanh có hào sâu, lũy cao che chà. Mỗi lãnh địa có một đội kị sĩ bảo vệ với mộc sắt, gươm nặng, giáo dởi.

+ Tuy vậy, giữa các lãnh chúa vẫn có quan hệ nhất định. Đó là quan hệ phụ thuộc phong quân – bồi thần. Lãnh chúa nhỏ phải phục tùng lãnh chúa lớn, lãnh chúa lớn phải phục tùng nhà vua. Nhưng mỗi lãnh chúa chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn và là người trực tiếp phong cấp ruộng đất cho minh chứ không chịu tuân lệnh những người khác, dù người đó ở cấp cao hơn. Dưới chế độ phong kiên phân quyền như thế, quyền lực của nhà vua hết sức yếu ớt.

– Quan hệ trong lãnh địa:

+ Lãnh chúa phong kiến sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng. Thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, săn bắt, đua ngựa và thi đáu võ, tổ chức yến tiệc linh đình,..: Bóc lột nặng nề và đói xử hết sức tởn nhẫn với nông nô.

+ Nông nô: là những người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất về cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác [thuế thân, thuế cưới xin,…]- Đời sống của nông nô khổ cực, lại bị lãnh chúa đánh đập,…

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

Có thể bạn sẽ thích

  • Miêu tả lại trận bão lụt ở quê em
  • Kể về một việc tốt mà em đã làm – giúp bà cụ bán vé số
  • Nghệ thuật trào phúng trong “Hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng
  • Câu hỏi ôn tập bài 1: Liên xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX [Phần 2]- Lịch sử 9
  • Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á- Lịch sử 7
  • Tả Chiếc Áo Em Thích Nhất
  • Đề thi số 4 dành cho học sinh giỏi chuyên đề "Vùng Tây Nguyên" – Địa lý 9
  • Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam [1954-1965] – Lịch sử 9
  • Câu hỏi ôn tập bài 34: Tình hình kinh tế nông nghiệp – Lịch sử 10
  • Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

Tham khảoSửa đổi

  • Backman, Clifford R. The Worlds of Medieval Europe Oxford University Press, 2003.
  • Blum, Jerome. The End of the Old Order in Rural Europe [Princeton UP, 1978] * Coulborn, Rushton, ed. Feudalism in History. Princeton University Press, 1956.
  • Bonnassie, Pierre. From Slavery to Feudalism in South-Western Europe Cambridge University Press, 1991 excerpt and text search
  • Freedman, Paul, and Monique Bourin, eds. Forms of Servitude in Northern and Central Europe. Decline, Resistance and Expansion Brepols, 2005.
  • Frantzen, Allen J., and Douglas Moffat, eds. The World of Work: Servitude, Slavery and Labor in Medieval England. Glasgow: Cruithne P, 1994.
  • Gorshkov, Boris B. "Serfdom: Eastern Europe" in Peter N. Stearns, ed,, Encyclopedia of European Social History: from 1352-2000 [2001] volume 2 pp 379–88
  • Kahan, Arcadius. "Notes on Serfdom in Western and Eastern Europe," Journal of Economic History March 1973 33:86-99 in JSTOR
  • Scott, Tom, ed. The Peasantries of Europe [1998]
  • Vadey, Liana. "Serfdom: Western Europe" in Peter N. Stearns, ed,, Encyclopedia of European Social History: from 1352-2000 [2001] volume 2 pp 369–78
  • White, Stephen D. Re-Thinking Kinship and Feudalism in Early Medieval Europe [2nd ed. Ashgate Variorum, 2000
  • Wright, William E. Serf, Seigneur, and Sovereign: Agrarian Reform in Eighteenth-century Bohemia [U of Minnesota Press, 1966].
  • Wunder, Heide. "Serfdom in later medieval and early modern Germany" in T. H. Aston et al., Social Relations and Ideas: Essays in Honour of R. H. Hilton [Cambridge UP, 1983], 249-72

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Serfdom, Encyclopaedia Britannica.
  • Peasantry [social class], Encyclopaedia Britannica.
  • An excerpt from the book Serfdom to Self-Government: Memoirs of a Polish Village Mayor, 1842–1927.
  • The Causes of Slavery or Serfdom: A Hypothesis Lưu trữ 2010-12-06 tại Wayback Machine, discussion and full online text of Evsey Domar [1970], "The Causes of Slavery or Serfdom: A Hypothesis", Economic History Review 30:1 [March], pp.18–32.

Video liên quan

Chủ Đề