Vì sao phải ban hành Luật giáo dục 2022

Ngày 4-7, Luật Giáo dục năm 2019 đã được công bố. Đây là văn bản luật vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ bảy vào trung tuần tháng 6 với 91,53% số đại biểu tán thành. Nhiều điểm mới được bổ sung trong luật mang đến kỳ vọng tạo hành lang pháp lý mở đường cho công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo [GD và ĐT] trong thời gian tới.

Luật số 43/2019/QH14 [Luật Giáo dục năm 2019] vừa được công bố gồm 9 chương với 115 điều là sự kế thừa và bổ sung Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 năm 2009. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2020. Trong đó, đáng chú ý có một số điểm mới, bổ sung, như: Làm rõ tính liên thông, phân luồng hướng nghiệp trong giáo dục; luật hóa nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa [SGK] giáo dục phổ thông [GDPT]; bổ sung điều khoản về loại hình trường tư thục không vì lợi nhuận, hội đồng trường; quy định về nâng chuẩn trình độ giáo viên; các quy định về chính sách học phí...

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Nam năm 2019. Ảnh: Thu Hoài - TTXVN

Điểm mới được dư luận xã hội quan tâm nhất là về chương trìnhGDPTvà SGK. Nếu như ở Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định về chương trìnhGDPTvàSGKchỉ trong 1 điều, 3 khoản, thì những phần này được tách ra thành 2 điều trong Luật Giáo dục năm 2019, gồm: Điều 31 và Điều 32. Tại Điều 31 trong luật lần này nêu rõ: Chương trìnhGDPTphải thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục. Tại điều này cũng bổ sung thêm nội dung, chương trìnhGDPTngoài bảo đảm được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng cho học sinh còn phải đặt ra quy định yêu cầu về phẩm chất năng lực cần đạt được của học sinh. Khoản 2, Điều 31 cũng đề cập đến vai trò của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT trong thẩm định, ban hành và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trìnhGDPT.

Đối vớiSGKGDPT, tại Điều 32 của Luật Giáo dục năm 2019 quy định rõ: Mỗi môn học có một hoặc một sốSGK, việc biên soạn và xuất bản SGK cũng được quy định cơ chế mở hơn khi đưa ra nội dung: Thực hiện xã hội hóa việc biên soạnSGK; việc xuất bảnSGKthực hiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, luật cũng cho phép UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong các cơ sởGDPTtrên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT.

Luật Giáo dục năm 2019 đã bổ sung một số quy định về hoạt động của trường tư thục. Theo đó, các trường tư thục hoạt động phải trên cơ sở cam kết hoạt động không vì lợi nhuận. Vấn đề hội đồng trường cũng được luật đề cập cụ thể. Hội đồng trường được áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập, trường dân lập, trường tư thục. Vị trí, chức năng, thành phần cụ thể của hội đồng trường tại Điều 55 cũng nêu rõ từng hội đồng trường được cơ cấu phù hợp với mỗi loại hình giáo dục.

Học phí cũng là nội dung nhận được sự quan tâm trong Luật Giáo dục năm 2019. Vấn đề này được quy định cụ thể ở Điều 99, Chương VII [đầu tư và tài chính trong giáo dục]. Trước đây, học sinh tiểu học các trường công lập không phải đóng học phí. Còn lại, học sinh bậc học mầm non và các bậc học phổ thông khác, như: Trung học cơ sở [THCS], trung học phổ thông [THPT] đều phải đóng học phí. Điều này đã được sửa đổi trong Luật Giáo dục năm 2019. Ở Điều 99 quy định: Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.Trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí. Khoản 5 của điều này cũng quy định: Trẻ em mầm non 5 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 điều này và học sinh THCS được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định. Liên quan đến vấn đề học phí, Luật Giáo dục lần này cũng nêu ra những chính sách mới về học phí đối với sinh viên ngành sư phạm.

Một trong số những điểm mới nhiều nhà giáo chú ý là quy định về chuẩn đào tạo của giáo viên. Tại Chương IV về nhà giáo, trong mục 3 về đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo, tại Khoản 1, Điều 72 nêu rõ: Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định, đối với giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, với giáo viên bậc học tiểu học, THCS và THPT phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. So với Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo được nâng lên một bậc. Trước đó, trình độ chuẩn của giáo viên bậc học mầm non và tiểu học được quy định là trung cấp sư phạm còn giáo viên THCS được quy định trình độ cao đẳng sư phạm. Bên cạnh đó, trong luật cũng quy định thêm về vấn đề bồi dưỡng đạt chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Luật Giáo dục lần này cũng mở thêm cơ chế thúc đẩy phong trào học tập suốt đời cho người dân thông qua việc quy định hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Hệ thống văn bằng chứng chỉ của giáo dục thường xuyên được quy định tại Điều 45 của luật khi nêu rõ ở Khoản 4: Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam thì được cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo. Như vậy, văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên được bảo đảm công nhận về mặt pháp lý tương ứng với đào tạo chính quy.

Rõ ràng, nhiều điểm mới trong Luật Giáo dục năm 2019 sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng làm cơ sở để đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT. Thứ trưởng Bộ GD và ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định: Mục tiêu xây dựng Luật Giáo dục nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đổi mới GD và ĐT; góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; giáo dục con người yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.Đây chính là cơ sở để chương trình GDPT mới triển khai từ năm học 2020-2021 đạt được kết quả xứng tầm với mục tiêu đề ra./.

Duy Văn
Theo qdnd.vn

Video liên quan

Chủ Đề