Vì sao phải giáo dục kns cho hs tiểu học

      Giáo dục kỹ năng sống trang bị cho học sinh kiến thức, thái độ và kỹ năng phù hợp, từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống; tạo cơ hội cho các em có khả năng xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày.

       1.Khái niệm kỹ năng sống

      Có nhiều quan điểm về kỹ năng sống do các tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra, tuy nhiên có có thể khái quát khái niệm kỹ năng sống như sau: “Là năng lực cá nhân mà con người có được thông qua giáo dục hoặc kinh nghiệm trực tiếp, nó giúp cho con người có cách ứng xử tích cực và có hiệu quả, đáp ứng mọi biến đổi của đời sống xã hội, sống khoẻ mạnh, an toàn hơn”.

       2.Nhiệm vụ của giáo dục kỹ năng sống

      Xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người có những kỹ năng ứng phó trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống nên việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng mềm là nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống. Điều này giúp trang bị cho các em những kiến thức giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp; từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống; tạo cơ hội cho các em có khả năng xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày.

       3.Vai trò của giáo dục kỹ năng sống

       Kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng, vì khoa học giáo dục ngày nay đã khẳng định mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển trong một xã hội công nghiệp, hiện đại thì phải học, học không chỉ để có kiến thức mà còn để tự khẳng định [Learn to Be], học để cùng chung sống [Learn to Live together], học để biết [Learn to Know], học để hành [ Learn to Do].

       4.Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

      Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu sau: Chuyển dịch kiến thức [cái chúng ta biết], thái độ và giá trị [cái chúng ta nghĩ, cảm thấy hoặc tin tưởng] thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế [cái cần làm và cách thức làm nó] theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý – xã hội là những kỹ năng được vận dụng để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả các vấn đề của cuộc sống. Việc hình thành các kỹ năng sống luôn gắn kết với việc hình thành các kỹ năng học tập và được vận dụng phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống,..

       Có thể kể đến các kỹ năng quan trọng cần rèn luyện cho học sinh: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý thời gian…

       5.Những nguyên tắc tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

       -Tương tác: Kỹ năng sống không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Việc nghe giảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp cho học sinh thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó. Nhiều kỹ năng sống được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh thông qua hoạt động học tập và các hoạt động xã hội trong nhà trường. Trong khi tham gia hoạt động có tính tương tác, học sinh có dịp thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục kỹ năng sống hiệu quả.

        -Trải nghiệm: Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế. Giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của mình và người khác.

        -Tiến trình: Giáo dục kỹ năng sống không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ – thay đổi hành Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Do đó, nhà giáo dục có thể có tác động lên bất kỳ mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.

        -Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kỹ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ hành động của mình. Thay đổi hành vi thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời. Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước. Do đó, giáo viên cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới.

        -Thời gian – môi trường giáo dục:Giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục kỹ năng sống có thể là bố mẹ, là thầy cô, là bạn cùng học hay các thành viên cộng đồng. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục kỹ năng sống được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể – xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động khác.

Trẻ em được coi là những tương lai của một xã hội, một đất nước, do đó nền giáo dục cần phải tạo nhiều các điều kiện để cho các trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc tiểu học được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Vậy tại sao nó lại cần thiết cho việc phát triển của trẻ. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin qua bài viết này nhé. 

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ tiểu học

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ tiểu học tại sao lại cần thiết? Có rất nhiều những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tương lai sau này của trẻ nhỏ và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống là điều rất cần thiết. 

Ngay từ khi các em bắt đầu ngồi trên ghế nhà trường thì phụ huynh nên quan tâm vào rất nhiều các khía cạnh khác nhau từ tâm lý, cũng như phương pháp học tập của con em mình. Việc rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp cho các em có những trải nghiệm thực tế từ đó sẽ có những cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, tính tự lập, tình thần đồng đội và cả việc phát triển năng lực của bản thân. 

Hiện nay, rất nhiều trường học vẫn luôn cố gắng tạo ra nhiều hơn nữa các giờ học ngoại khóa để giúp trẻ có thể phát triển cả về trí tuệ, đạo đức và cả thể chất. 

Nền giáo dục của chúng ta hiện nay, vẫn đang trong giai đoạn chuyển mình, vẫn chưa đủ tiến bộ để có thể giúp cho trẻ có thể phát huy được hết những năng lực của bản thân mình. Và đây cũng được coi là một trong những lý do khiến cho các nhà trường và nhiều các bậc phụ huynh phải cũng phải suy nghĩ để có thể tìm ra giải pháp phù hợp trong thời điểm hiện tại. 

Việc giáo dục và trang bị kỹ năng sống cho học sinh tiểu học sẽ giúp các em rèn luyện tư duy, các ứng xử trong cuộc sống, các kỹ năng xử lý tình huống để trẻ có thể tự phát triển và tích lũy cho mình những vốn kiến thức thực tế giúp rèn luyện và phát triển nhân cách của bản thân sau này. 

Top những kỹ năng sống quan trọng dành cho học sinh tiểu học

Top những kỹ năng sống quan trọng dành cho học sinh tiểu học

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ tiểu học đều cần phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng giai đoạn. Việc trải nghiệm là vấn đề cần lúc này cho các em. Dưới đây là một số những kỹ năng sống được các chuyên gia đánh giá rất cao mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo: 

Kỹ năng tự lập

Đây chính là một trong những kỹ năng cơ bản để trẻ có thể tự lập hơn trong cuộc sống. Các bậc phụ huynh có thể trang bị cho các em những kỹ năng cơ bản nhất như việc tự ăn cơm, tự mặc quần áo, tự tắm rửa, tự biết sắp xếp đồ dùng học tập sách vở mỗi khi học xong ở nhà,…

Các phụ huynh không nên quá bận tâm, không nên ép buộc trẻ, để cho trẻ tự làm những gì mình thích và chỉ nên giúp đỡ khi các em gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. 

Cần nên hướng dẫn trẻ thực hiện từng bước một cách tuần tự để trẻ dần thích nghi và có thể tự phục vụ những vấn đề cần thiết của bản thân. 

Dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ tiểu học thì kỹ năng làm việc nhóm là một trong những yếu tố cần thiết. Nên dạy cho các em những kỹ năng biết cách hợp tác với người khác để giúp nâng cao khả năng làm việc nhóm. 

Cần tạo ra các phương pháp dạy cho trẻ biết phải có trách nhiệm với bản thân và có thể chia sẻ công việc với mọi người để có thể đi đến mục tiêu cần hướng tới. 

Làm việc nhóm giúp tăng cường khả năng giao tiếp cần thiết, giúp các em tư duy và xây dựng tốt hơn những mối quan hệ. Các bậc phụ huynh nên cho con cái tham gia nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa ngoài trời như chơi các trò chơi nhóm, cắm trại,…

Kỹ năng về việc quản lý cảm xúc

Hầu hết trẻ em đều thường có những cảm xúc rất nhạy cảm với môi trường mà các em tiếp xúc, nên việc tìm ra giải pháp giúp trẻ có thể tự quản lý được cảm xúc của mình là điều cần thiết. 

Theo một số những nghiên cứu từ các nhà tâm lý học trên thế giới khẳng định rằng người có chỉ số EQ cao thì họ càng dễ thành công hơn trong cuộc sống. 

Cảm xúc là một trong những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ và đây cũng chính là tiền đề để có thể giúp trẻ nhận thức được bản thân mình. 

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Thông thường phần lớn trẻ em đều không thể tự biết cách xử lý những tình huống bất ngờ và  nguy hiểm. Do đó việc giáo dục kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm là điều cần thiết. 

Hãy tạo ra cho các em một vài tình huống nhằm thử thách và tạo có hội để chúng có thể biết cách xử lý tình huống như thế nào cho phù hợp nhất. 

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không còn là nhiệm vụ của riêng nhà trường, mà đây còn là trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh có thể giúp các em phát triển một cách toàn diện và giúp nâng cao được rất nhiều các kỹ năng cho bản thân mình. 

Video liên quan

Chủ Đề