Vì sao siêu âm không thấy phôi thai

1.Hiện tượng không có phôi thai là gì?

Trước khi đi tìm nguyên nhân không có phôi thaithì chúng ta nên tìm hiểu tình trạng không có phôi thai là gì. Không có phôi thai hay trứng rỗnglà trứng đã thụ tinh và tự làm tổ trong tử cung nhưng không trở thành phôi thai. Nhau thai và túi phôi hình thành, nhưng vẫn trống rỗng. Không có em bé phát triển. Nó còn được gọi là mang thai không phôi thai.

Hiện tượng không có phôi thai [trứng rỗng]

Ngay cả khi không có phôi thai, nhau thai vẫn tạo ra Gonadotropin màng đệm ở người [hCG]. Đây là một loại hormone được sản xuất để hỗ trợ quá trình mang thai. Xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định sự tăng nồng độ hormon hCG.

Xem thêm: Làm trắng răng khi mang thai: Nên hay không?

Do đó, quá trình phóng noãn có thể dẫn đến kết quả là kết quả thử thai dương tính. Ngay cả khi quá trình mang thai không thực sự diễn ra. Các triệu chứng liên quan đến mang thai, chẳng hạn như đau ngực và buồn nôn, cũng có thể xảy ra. Một noãn bị héo cuối cùng dẫn đến sẩy thai. Nó không thể tiến triển thành một thai kỳ bình thường.

Quá trình hình thành túi thai và phôi thai

Thông thường, sau khi thụ tinh, trứng cần từ 7 – 10 ngày để hoàn tất quá trình di chuyển vào tử cung và bắt đầu làm tổ.

Sau khi đã làm tổ, hình thành túi thai thì phôi thai mới bắt đầu bám rễ vào thành tử cung và phát triển tiếp. Tùy cơ địa của mẹ bầu mà quá trình này có thể lâu hơn, cần tới 12 – 14 ngày.

Vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ, tức là sau khi chậm kinh được khoảng 1 tuần thì nồng độ HCG đạt chuẩn và bạn có thể siêu âm nhìn thấy phôi thai.

Nguyên nhân có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai là gì?

Có một vài nguyên nhân dẫn tới việc siêu âm có túi thai nhưng không thấy phôi thai. Chị em có thể tham khảo những nguyên nhân dưới đây để hiểu rõ hơn.

Tuổi thai nhi bị tính sai

Như đã nói ở trên, thời gian để trứng được thụ tinh di chuyển và làm tổ trong tử cung cần khoảng 7 – 10 ngày, nhưng cũng có thể lên tới 12 – 14 ngày.

Thêm vào đó, việc xác định ngày trứng được thụ tinh là rất khó, và tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Bởi vậy, tuổi thai bị xê dịch đôi chút là điều không thể tránh khỏi.

Nếu siêu âm không thấy phôi thai trong túi thai thì rất có thể bạn đã siêu âm hơi sớm và nên thử lại ở lần siêu âm tới, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất nên mẹ bầu đừng nên quá lo lắng, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Tính sai tuổi thai nhi là nguyên nhân thường gặp khi siêu âm không thấy phôi thai

Mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là hiện tượng khá nguy hiểm, khi đó trứng sau khi thụ tinh không di chuyển vào tử cung mà làm tổ ở bên ngoài.

Do đó khi siêu âm bác sĩ sẽ không nhìn thấy được phôi thai trong túi ối.

Biểu hiện thường thấy của thai ngoài tử cung là ra dịch màu đen và đau bụng dưới rốn âm ỉ… Nếu có biểu hiện trên thì chị em nên đi thăm khám ngay bởi không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

Sảy thai

Khi siêu âm không thấy phôi thai trong túi thai, kèm theo đó là các biểu hiện như ra nhiều máu, đau cứng bụng thì rất có thể đã bị sảy thai.

Lúc này, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm khác, như kiểm tra lại nồng độ HCG để xác định chính xác hơn.

Trứng trống

Sau khi thụ tinh, trứng di chuyển vào tử cung và làm tổ, tuy nhiên vì lý do nào đó mà trứng không tiếp tục phát triển và không hình thành phôi thai.

Mặc dù vậy, nhau thai vẫn tạo ra các nội tiết tố trong cơ thể, khiến chị em có các dấu hiệu mang thai và khi xét nghiệm hay dùng que thử cũng cho kết quả là đang mang thai.

Hiện nay, vẫn chưa có một nguyên nhân chính thức nào xác định gây ra trứng trống, và hiện tượng này được xem là một hình thức sảy thai, thường gặp phải ở tuần thứ 8 – 13 thai kỳ.

Mang thai trứng

Mang thai trứng là hiện tượng các tế bào nuôi dưỡng thai nhi phát triển quá nhanh, khiến các mao mạch rốn không kết nối theo kịp và gây phù nề.

Các gai nhau phù nề sẽ bị thoái hóa và tạo thành các túi dịch, chiếm diện tích tử cung.

Hiện tượng này rất nguy hiểm cho mẹ bầu, nếu không phát hiện kịp thời thì có thể gây băng huyết, chảy máu ổ bụng, ăn sâu vào cơ tử cung.

Rất may là nguyên nhân này thường rất hiếm gặp, nhưng dù sao bạn cũng không nên bỏ qua và cần kiểm tra kĩ.

Que thử thai không chính xác

Que thử thai hoạt động theo phương thức là đo nồng độ HCG trong nước tiểu, nếu HCG đạt đủ nồng độ thì que hiện 2 vạch, thể hiện bạn đã có thai.

Nhưng vì một lý do nào đó, như que thử thai hết hạn, dùng sai cách, nước tiểu không tinh khiết…

Một số loại thuốc có thể làm thay đổi nồng độ HCG như thuốc lợi tiểu, kháng co giật, điều trị u bướu, thuốc an thần.. cũng là nguyên nhân khiến que thử thai hoạt động không hiệu quả.

Do đó, dù thử que 2 vạch nhưng bạn lại không siêu âm thấy phôi thai, có nghĩa là bạn chưa có thai.

1. Siêu âm không thấy túi thai là gì

Bạn mới kết hôn, bạn đang mong muốn có con nên rất háo hức khi biết tin mang thai. Tuy nhiên khi siêu âm lại không thấy túi thai. Theo các bác sĩ, sau khi thụ tinh, trứng sẽ mất khoảng 6 - 9 ngày làm tổ. Sau đó vẫn cần thời gian để phôi thai bám vào thành tử cung. Thực tế thời điểm thai vào tử cung ở mỗi bà mẹ là khác nhau do sự khác biệt về thể trạng của từng người.

Que thử thai 2 vạch nhưng siêu âm lại không thấy túi thai thì làm sao?

Qua kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản của các chuyên gia, khi thai kỳ ở tuần thứ 5, nồng độ HCG đạt tới 1.100 thì siêu âm sẽ nhìn thấy hình ảnh túi thai. Bạn siêu âm không thấy túi thai có thể là do thời điểm siêu âm sớm hơn khoảng quy định.

Dấu hiệu thai ngừng phát triển và cách xử trí

Dấu hiệu nào nhận biết tình trạng thai ngừng phát triển hay tình trạng sảy thai sớm? Các mẹ hãy đọc để theo dõi thai kỳ của mình một cách khỏe mạnh hơn.

Video liên quan

Chủ Đề