Vì sao trẻ đi nhón chân

Ngoài việc đi nhón chân để khám phá, có khả năng trẻ đang mắc phải một số bệnh tiềm ẩn nguy hiểm nếu sau 2 tuổi vẫn giữ kiểu đi này.

  • Trước sinh nhật đầu tiên, nếu bé không có bất kì cử chỉ nào dưới đây, có thể đó là dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ
  • Nhờ dấu hiệu lạ trong tấm ảnh chụp con trai, cha mẹ đau đớn khi biết điều khủng khiếp sắp xảy đến với bé
  • 3 dấu hiệu chứng tỏ thai nhi phát triển không bình thường mà mẹ bầu cần lưu ý

Đi bằng ngón chân là một hiện tượng bình thường đối với trẻ em từ 12 đến 15 tháng tuổi. Bởi khi đó, trẻ đang thử khám phá các tư thế đi khác nhau. Song, nếu trẻ vẫn tiếp tục đi trong tư thế này khi đã được 2 tuổi thì bố mẹ nên lưu tâm. Vì ngoài việc đi nhón chân để khám phá, có khả năng trẻ đang mắc phải một số bệnh tiềm ẩn nguy hiểm nếu sau 2 tuổi vẫn giữ kiểu đi này.

1. Cơ bắp chân bị căng cứng

Nếu trẻ không ngừng đi nhón chân liên tục sau 2 tuổi, bố mẹ cần đưa con đi bác sĩ kiểm tra xem con có bị cứng cơ bắp chân, đặc biệt là cứng ở gân Achilles - dải mô nối các cơ bắp ở phía sau chân dưới với xương gót chân hay không. Nếu có, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ cách trị liệu tại nhà cho con.

2. Loạn dưỡng cơ

Đây là một rối loạn di truyền làm suy yếu dần các cơ bắp của cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do sự thiếu hụt hoặc mất các thông tin di truyền ngăn cản cơ thể trẻ tạo ra dystrophin - một loại protein giúp hình thành và duy trì kết cấu khỏe mạnh của các cơ trong cơ thể.

  • Hình ảnh đáng sợ khi giải cứu cho bé trai 8 tuổi cảnh báo bố mẹ thứ không ngờ tới cũng có thể gây tai nạn cho trẻĐọc ngay

Trẻ em bị bệnh loạn dưỡng cơ sẽ dần mất đi khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, ngồi thẳng, hít thở một cách bình thường cũng như di chuyển cánh tay và bàn tay. Do đó, nếu bố mẹ thấy con đang đi đứng thường lại đột nhiên đi bằng ngón chân thì có thể trẻ đã bị mắc hội chứng loạn dưỡng cơ.

3. Một bất thường về tủy sống

Hội chứng tủy sống bị trói là một rối loạn thần kinh, do các mô dính vào nhau làm hạn chế sự di chuyển của tủy sống bên trong cột sống. Kết quả là khi cột sống phát triển, tủy sống bị kéo căng ra và dây thần kinh bị tổn thương.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ phải đi bằng ngón chân vì hội chứng tủy sống bị trói sẽ khiến trẻ khó có thể đi bình thường và nó thường mang lại đau đớn.

4. Bệnh bại não

Một nguyên nhân nữa khiến trẻ đi nhón chân là do trẻ bị mắc bệnh bại não. Căn bệnh này làm cho não không thể ra lệnh cho các vùng cơ ở chân thư giãn, khiến chúng co lại và căng cứng.

Trong trường hợp này, bố mẹ có thể nhận thấy các cơ trương lực cũng bị ảnh hưởng, trẻ không thể giữ vững tư thế và đi lại cũng không ổn định. Và việc được điều trị sớm là rất quan trọng, nó đảm bảo rằng sự co cứng không gây hại cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Xin lưu ý, bài viết này chỉ cung cấp thông tin một cách tương đối. Nếu bố mẹ nhận thấy con mình thường hay đi nhón chân sau 2 tuổi thì tốt nhất nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Nguồn: B.S

Từ một cơn sốt thông thường, mẹ chẳng ngờ khi con được chẩn đoán mắc căn bệnh tưởng chỉ người lớn mới bị

Hình ảnh Chứng đi nhón chân ở trẻ

Chứng đi nhón chân ở trẻ là hiện tượng trẻ “đi bằng đầu ngón chân” khi di chuyển xung quanh căn phòng bằng cách giữ tay vào các đồ vật.

Triệu chứng của bệnh

Đi nhón chân ở trẻ là đi bằng đầu ngón chân hoặc phần trước của gan bàn chân

Chuẩn đoán

Chứng đi nhón chân ở trẻ có thể được chẩn đoán khi kiểm tra sức khỏe. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể làm một phân tích dáng đi chuyên sâu hoặc kiểm tra điện cơ đồ [EMG]. Với EMG, một cây kim mỏng có gắn điện cực được đưa vào cơ ở chân

Điều trị

Vật lý trị liệu. Nhẹ nhàng kéo dài các cơ ở chân và bàn chân có thể cải thiện dáng đi của trẻ.

Chứng đi nhón chân ở trẻ là gì?

Chứng đi nhón chân ở trẻ là hiện tượng trẻ “đi bằng đầu ngón chân” khi di chuyển xung quanh căn phòng bằng cách giữ tay vào các đồ vật.

Ban không có lý do gì để lo lắng về Chứng đi nhón chân ở trẻ trước 2 tuổi. Những trẻ sau 2 tuổi thường xuyên đi nhón chân là do thói quen. Nếu bạn thấy trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường, chứng đi nhón chân không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Mức độ phổ biến của chứng đi nhón chân ở trẻ

Chứng đi nhón chân khá phổ biến ở trẻ em, khi trẻ mới bắt đầu biết đi. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng đi nhón chân ở trẻ?

Đi nhón chân ở trẻ là đi bằng đầu ngón chân hoặc phần trước của gan bàn chân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu con của bạn vẫn đi nhón chân sau 2 tuổi, hãy nói chuyện với bác sĩ. Sắp xếp cuộc hẹn sớm hơn nếu trẻ đi nhón chân kèm với cơ bắp chân căng, gân Achilles ở Mắt cá chân cứng hoặc thiếu sự phối hợp cơ bắp.

Nguyên nhân nào gây ra chứng đi nhón chân ở trẻ?

Thông thường, chứng đi nhón chân ở trẻ chỉ đơn giản là một thói quen, xuất hiện khi trẻ tập đi. Trong một vài trường hợp, chứng đi nhón chân ở trẻ gây ra bởi một tình trạng tiềm ẩn như:

  • Gân Achilles ngắn. Gân này nối các cơ bắp của cẳng chân với mặt sau của xương gót chân. Nếu gân này quá ngắn, nó có thể làm gót chân khó chạm mặt đất.

  • Bại não. Chứng đi nhón chân ở trẻ có thể do bại não gây ra – một rối loạn vận động, trương lực cơ hoặc tư thế gây ra bởi chấn thương hoặc sự phát triển không bình thường trong các phần chưa trưởng thành của não, kiểm soát chức năng cơ bắp.

  • Loạn dưỡng cơ bắp. Chứng đi nhón chân ở trẻ đôi khi xảy ra bởi bệnh teo cơ, một căn bệnh di truyền trong đó các sợi cơ rất dễ bị tổn thương và suy yếu theo thời gian. Trẻ sẽ dễ mắc bệnh vì nguyên nhân này nếu con bạn đi bình thường lúc ban đầu trước khi bắt đầu đi nhón chân.

  • Tự kỷ. Chứng đi nhón chân ở trẻ cũng liên quan đến bệnh tự kỷ, một phức hợp các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người khác.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng đi nhón chân ở trẻ?

Chứng đi nhón chân ở trẻ theo thói quen, hay còn gọi là chứng đi nhón chân vô căn ở trẻ, đôi khi có tính di truyền.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng đi nhón chân ở trẻ?

Chứng đi nhón chân ở trẻ có thể được chẩn đoán khi kiểm tra sức khỏe. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể làm một phân tích dáng đi chuyên sâu hoặc kiểm tra điện cơ đồ [EMG]. Với EMG, một cây kim mỏng có gắn điện cực được đưa vào cơ ở chân. Các điện cực đo hoạt động điện trong các dây thần kinh hoặc cơ bị ảnh hưởng.

Nếu bác sĩ nghi ngờ một tình trạng bệnh lý như bại não hoặc bệnh tự kỷ, trẻ có thể được chỉ định khám thần kinh hoặc làm các xét nghiệm để kiểm tra sự phát triển chậm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng đi nhón chân ở trẻ?

Nếu trẻ mắc chứng đi nhón chân theo thói quen, điều trị là không cần thiết. Trẻ thường phát triển nhanh những thói quen. Bác sĩ chỉ đơn giản theo dõi dáng đi của trẻ trong thời gian thăm khám thông thường. Nếu một vấn đề sức khỏe liên quan đến nhón chân, lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

  • Vật lý trị liệu. Nhẹ nhàng kéo dài các cơ ở chân và bàn chân có thể cải thiện dáng đi của trẻ.

  • Băng hoặc nẹp chân. Đôi khi, bó chân hoặc dùng nẹp giúp cải thiện dáng đi cho trẻ.

  • Bó các loại bột. Nếu vật lý trị liệu hoặc niềng chân không có kết quả, bác sĩ có thể thử một loạt các loại bột giúp cải thiện dần dần khả năng đưa các ngón chân về phía ống chân.

  • Phẫu thuật. Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để kéo dài cơ hoặc gân ở mặt sau cẳng chân.

  • Nếu chứng đi nhón chân ở trẻ có liên quan đến bại não, tự kỷ hoặc các vấn đề khác, điều trị tập trung vào những tình trạng cơ bản.

34 bác sĩ 32 bác sĩ 25 bác sĩ 25 bác sĩ 22 bác sĩ 21 bác sĩ 19 bác sĩ 18 bác sĩ 18 bác sĩ 17 bác sĩ 17 bác sĩ 16 bác sĩ 16 bác sĩ 13 bác sĩ 10 bác sĩ 9 bác sĩ 9 bác sĩ 8 bác sĩ 6 bác sĩ 5 bác sĩ 5 bác sĩ 5 bác sĩ 5 bác sĩ 5 bác sĩ 4 bác sĩ 4 bác sĩ 4 bác sĩ 3 bác sĩ 3 bác sĩ 3 bác sĩ 3 bác sĩ 3 bác sĩ 3 bác sĩ 3 bác sĩ 3 bác sĩ 3 bác sĩ 3 bác sĩ 2 bác sĩ 2 bác sĩ 2 bác sĩ 2 bác sĩ 2 bác sĩ 2 bác sĩ 2 bác sĩ 2 bác sĩ 2 bác sĩ 2 bác sĩ 2 bác sĩ 2 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ 1 bác sĩ

Website này được sở hữu và quản lý bởi: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Bcare.

Người đại diện: Hán Văn Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0108731774 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 09/05/2019. --> Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0109564614 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 23/03/2021.

Địa Chỉ: Số 6, ngách 3/149 phố Cự Lộc, Phường Thượng Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

VP Công Ty: Tầng 5, số 146 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: . Điện thoại: 086 555 4486

Liên kết : KQXS XSMB XSMT XSMN

Video liên quan

Chủ Đề