Video hướng dẫn tập dịch cân kinh tribenh tram cam năm 2024

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi cảm giác buồn bã. Chứng rối loạn này có gây ảnh hưởng đến cả suy nghĩ, tâm trạng và hành động theo chiều hướng tiêu cực khiến cuộc sống gặp rất nhiều cản trở.

Theo BS.CKI Nguyễn Đức Chúc, Bệnh viện Y dược cổ truyền Đồng Nai, bệnh nhân nên lưu ý và đi thăm khám khi có các dấu hiệu sau: Có trạng thái trầm uất hoặc cảm thấy mất hứng thú đối với các hoạt động ở trong đời sống trong ít nhất khoảng 2 tuần; có tối thiểu khoảng 5 trong tổng 9 triệu chứng sau đây: rơi vào trạng thái trầm mặc, u uất trong phần lớn thời gian trong ngày; giảm hứng thú trong tất cả hoặc phần lớn các hoạt động; giảm cân hoặc tăng cân nhiều ngoài ý muốn; mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều; có biểu hiện trạng thái kích động hoặc chậm chạp mà người khác chú ý thấy được; mệt mỏi hoặc cảm thấy mất năng lượng, không muốn hoạt động; cảm thấy bản thân vô giá trị, xuất hiện sự mặc cảm quá mức; giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, hoặc không thể quyết định được; có những ý nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại.

BS.CKI Nguyễn Đức Chúc, Bệnh viện Y dược cổ truyền Đồng Nai đang thăm khám cho một bệnh nhân trầm cảm.

Bên cạnh đó, người mắc trầm cảm có thể sẽ có những biểu hiện rõ ràng về mặt thể chất. Một nghiên cứu khoa học đã được công bố cho thấy, 69% những người được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm đã có những cơn đau nhức về mặt cơ thể [dù có kết quả bình thường trên các xét nghiệm cận lâm sàng]. Rối loạn tâm trạng có thể xuất hiện kèm với các dấu hiệu của trầm cảm lo âu khác như: đầy hơi, đau lưng, đau khớp.

Những người mắc bệnh trầm cảm còn có dấu diệu mất tập trung với tần suất liên tục, thậm chí bệnh nhân có thể quên ngay sau khi vừa được nhắc đến hay nói chuyện đến. Ngược lại với tình trạng mất ngủ, một số bệnh nhân trầm cảm sẽ cảm thấy luôn có những cơn buồn ngủ trong cả ngày, khiến họ không thể nào tỉnh táo để có thể làm việc và suy nghĩ được. Ngoài ra, bệnh nhân trầm cảm còn có thể có các dấu hiệu như: thay đổi về vị giác [thèm ăn quá mức hoặc chán ăn]; khó chịu, kích động hoặc ủ rũ tăng cao…

Cách chữa bệnh trầm cảm khá đa dạng, bao gồm cả tâm lý trị liệu và điều trị bằng thuốc kết hợp với cải thiện lối sống lành mạnh. Bệnh trầm cảm nhẹ sẽ chuyển biến nặng và gây những hậu quả nặng nề nếu phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách.

1. Khi nào cần chữa bệnh trầm cảm?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm, trong đó phần lớn người bệnh cho biết họ gặp phải các vấn đề trong cuộc sống, gia đình, học tập khiến tâm lý bất ổn. Người mắc bệnh trầm cảm sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng như: cáu gắt, giận dữ thường xuyên, mệt mỏi kéo dài, buồn bã, khóc một mình,... Cảm xúc tiêu cực ở những bệnh nhân này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý.

Trầm cảm nếu không được chữa trị có thể gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe

Triệu chứng nặng hơn của bệnh gây ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe như sụt cân, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, có ý nghĩ tự sát, mất hứng thú với sở thích trước đây, mất ngủ, ảo giác,… Người bệnh trầm cảm nặng thậm chí không có khả năng tự chăm sóc bản thân, việc điều trị để người bệnh có cuộc sống bình thường lại là rất cần thiết.

Việc chữa bệnh trầm cảm cần thực hiện càng sớm càng tốt ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh ban đầu như tâm lý buồn bã, thất vọng, chán nản thường xuyên. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh có ý nghĩ u ám về cái chết thì cần can thiệp ngay lập tức.

Người bệnh trầm cảm có thể suy nghĩ về việc tự tử

Các yếu tố có thể dẫn đến suy nghĩ và hành động tự sát của người bệnh trầm cảm gồm:

  • Cảm giác tuyệt vọng.
  • Bị tống giam.
  • Người có tiền sử gia đình có người tự sát.
  • Người lạm dụng chất gây nghiện.
  • Người có tiền sử mắc bệnh tâm thần,...

Tùy vào mức độ bệnh trầm cảm mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị với những phương pháp phù hợp khác nhau.

2. Những cách chữa bệnh trầm cảm

Dưới đây là ba cách chữa bệnh trầm cảm phổ biến nhất:

2.1. Chữa trầm cảm bằng tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp chữa bệnh trầm cảm nói riêng và giải quyết các vấn đề nói chung với chuyên gia tâm lý, trong y học còn gọi là liệu pháp tâm lý hay liệu pháp nói chuyện. Người mắc bệnh trầm cảm nhẹ hoặc nặng đều có thể điều trị bằng tâm lý trị liệu, việc giải quyết vấn đề tâm lý gây ra trầm cảm là rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Trầm cảm nhẹ thường được điều trị bằng tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu giúp người bệnh trầm cảm giải quyết nhiều vấn đề như:

  • Học cách đặt mục tiêu thực tế cho cuộc sống.
  • Tìm cách tốt hơn để đối phó và giải quyết vấn đề.
  • Xử lý khủng hoảng và khó khăn trong hiện tại.
  • Xác định các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm, nguyên nhân gây trầm cảm.
  • Mở rộng và phát triển các mối quan hệ xung quanh.
  • Phát triển khả năng chịu đựng và chấp nhận đau khổ bằng hành vi lành mạnh hơn.
  • Lấy lại cảm giác hài lòng, kiểm soát cuộc sống tốt hơn, giảm suy nghĩ tiêu cực như tức giận, tuyệt vọng.

2.2. Cải thiện bệnh trầm cảm tại nhà

Thực tế, bệnh trầm cảm không phải là chứng rối loạn tâm lý có thể tự điều trị, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ kết hợp với các biện pháp tự cải thiện tại nhà sau:

Bám sát kế hoạch điều trị

Trong quá trình điều trị, có thể bạn thấy bản thân đã cải thiện bệnh tốt hơn, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi và bám sát kế hoạch điều trị. Các buổi tâm lý trị liệu là rất cần thiết để loại bỏ bệnh hoàn toàn, tránh triệu chứng trầm cảm quay trở lại.

Tìm hiểu về trầm cảm

Khi đã hiểu rõ về chứng bệnh mình mắc phải, bạn sẽ đáp ứng điều trị bệnh tốt hơn. Gia đình và bạn bè là những người quan trọng sẽ giúp bạn vượt qua căn bệnh này, do vậy hãy khuyến khích mọi người cùng tìm hiểu để cảm thông, hỗ trợ bạn nhiều hơn.

Chất kích thích có thể khiến bệnh trầm cảm nặng hơn

Hạn chế các chất kích thích

Không ít người gặp áp lực hoặc mắc bệnh trầm cảm tìm đến các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,… để có được cảm xúc tốt tạm thời. Tuy nhiên, về lâu dài, những chất này sẽ khiến triệu chứng trầm cảm trở nên xấu hơn, khó điều trị hơn.

Chăm sóc sức khỏe bản thân

Thói quen sống lành mạnh nên được xây dựng và duy trì cả khi điều trị trầm cảm hay sau đó bao gồm: ngủ đủ giấc, hoạt động thể chất đều đặn, ăn uống lành mạnh,… Các bài tập như yoga, thiền có tác dụng giải tỏa cảm xúc tiêu cực, cân bằng tâm trạng và cuộc sống rất tốt, bạn nên duy trì để có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa trầm cảm tái phát.

2.3. Chữa trầm cảm nặng bằng thuốc

Khi triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng, người bệnh có thể cần đến sự hỗ trợ bằng thuốc điều trị sử dụng trong vài tuần hoặc lâu hơn như: thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần,… việc sử dụng các thuốc điều trị này cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.

Đặc biệt thuốc chữa trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ, làm tăng rủi ro sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tự sát, nhất trong trong vài tuần đầu bắt đầu sử dụng thuốc hoặc khi thay đổi liều, do vậy việc theo dõi khi điều trị với loại thuốc này cần thực hiện sát sao.

Cần được chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc chữa trầm cảm

Điều trị trầm cảm càng sớm, người bệnh càng được chữa khỏi nhanh chóng và ít để lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần và thể chất, do vậy hãy đi khám ngay khi có những dấu hiệu sớm của bệnh.

Trầm cảm là bệnh tâm lý, ngoài việc sử dụng đúng loại thuốc phù hợp thì hiệu quả điều trị bệnh còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng của bác sĩ tâm lý. Do đó, người bị bệnh trầm cảm cần khám và điều trị bệnh ở những địa chỉ uy tín, bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm.

Chủ Đề