Viêm mào tinh hoàn điều trị bao lâu thì khỏi

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng mào tinh hoàn bị viêm sưng, đôi khi đi kèm với viêm tinh hoàn. Bệnh khiến phần mào tinh hoàn sưng tấy bìu gây ra cơn đau tại vị trí và những triệu chứng khác. Viêm mào tinh hoàn hầu hết là do nhiễm trùng [vi khuẩn hoặc virus], xảy ra nhiều ở nam giới dưới 35 tuổi.

Người bệnh sẽ được điều trị chủ yếu bằng phương pháp nghỉ ngơi kèm thuốc kháng sinh. Một số trường hợp khác sẽ được áp dụng các biện pháp hỗ trợ vào quá trình điều trị.

Viêm mào tinh hoàn là gì?

Viêm mào tinh hoàn là một hội chứng lâm sàng gây đau, sưng. Thời gian phát bệnh thường kéo dài không quá 6 tuần. Bệnh thường do sự nhiễm trùng và hệ quả của bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường xảy ra ở độ tuổi 14 – 35 tuổi. Người bệnh sẽ có những triệu chứng lâm sàng điểm hình là đau dữ dội ở vị trí tinh hoàn. [1]

Mào tinh hoàn là một thành phần thiết yếu trong hệ sinh sản của nam giới, có chức năng lưu trữ và cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng bên trong trước khi chuyển đến ống dẫn tinh. Mào tinh hoàn có kích thước từ 5 – 6cm, do khoảng 12 ống xuất tập hợp tạo thành. [2]

Mào tinh hoàn là một cơ quan có cấu trúc hình ống thon dài, cuộn tròn nằm ở phần trên tinh hoàn. Mào tinh hoàn được chia làm 3 phần đầu, thân và đuôi tinh hoàn. Trong đó, đuôi tinh hoàn là phần liên kết với ống dẫn tinh, nơi chuyển tinh trùng trưởng thành đến ông phóng tinh.

Tinh trùng ở tinh hoàn ở dạng loãng do có một lượng chất lỏng khá lớn lẫn bên trong tinh trùng. Khi được chuyển vào mào tinh hoàn thông qua đầu mào tinh hoàn, tinh trùng sẽ được hấp thụ các chất dinh dưỡng từ niêm mạc mào tinh hoàn. Đây được gọi là quá trình nâng cao chất lượng tinh trùng.

Viêm mào tinh hoàn có hai loại là viêm mào tinh hoàn cấp tính và viêm mào tinh hoàn mạn tính. Dựa vào thời gian bệnh để có thể phân biệt cấp tính và mạn tính, thời gian viêm mào tinh hoàn cấp tính diễn ra là 6 tuần. Nếu sau 6 tuần, người bệnh vẫn không hết triệu chứng thì có khả năng cao là viêm mào tinh hoàn mạn tính.

Viêm mào tinh hoàn là một bệnh tuy không quá nguy hiểm ở mức độ cấp tính nhưng vẫn gây khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh đáng kể bởi cơn đau ở phần mào tinh hoàn và tinh hoàn. Tuy vậy, nếu viêm tinh hoàn cấp tính không được điều trị kịp thời và phát triển thành viêm tinh hoàn mạn tính sẽ nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.

Vì vậy, người bệnh ngay khi phát hiện những cơn đau bất thường ở tinh hoàn, mào tinh hoàn hoặc những dấu hiệu lâm sàng khác cần đến bệnh viện thăm khám ngay để nhận điều trị kịp thời.

Sự khác biệt giữa viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn

Về cơ bản, viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn có cơ chế bệnh sinh giống nhau, là tình trạng viêm, sưng tấy gây ra cảm giác đau đớn vùng bìu tinh hoàn. Trong đó, viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm ống cuộn trên đầu tinh hoàn. Trong khi đó, viêm tinh hoàn là tình trạng viêm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào thuộc bộ phận tinh hoàn, bao gồm ống cuộn mào tinh hoàn.

Có thể hiểu rằng, viêm mào tinh hoàn là một bệnh lý nằm trong viêm tinh hoàn. Hai bệnh lý này có thể xảy ra cùng một lúc, khi phạm vi nhiễm trùng của tinh hoàn lan rộng lên đến phần ống cuộn mào tinh hoàn.

Vì cơ chế bệnh sinh của viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn không khác nhau nên phương pháp điều trị cho trường hợp cấp tính cũng giống nhau, đó là dùng thuốc kháng sinh, giảm viêm, giảm đau và nghỉ ngơi tại giường.

Triệu chứng bệnh viêm mào tinh hoàn

Bệnh viêm mào tinh hoàn đặc trưng bởi cơn đau bìu cường độ cao. Những trường hợp nặng cơn đau cũng lan rộng lên đến bụng người bệnh. Triệu chứng này xảy ra ở hầu hết mọi ca bệnh, dù là có xuất hiện nhiễm trùng mào tinh hoàn hay không.

Phần mào tinh hoàn của người bệnh đồng thời có tình trạng sưng tấy, xơ cứng và sung huyết.

Những triệu chứng của bệnh viêm mào tinh hoàn đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Thậm chí, các triệu chứng cũng làm tăng thêm nguy cơ mắc những bệnh lý nghiêm trọng khác liên quan đến hệ tiết niệu và chức năng sinh sản ở người bệnh.

Triệu chứng viêm mào tinh hoàn bao gồm:

  • Đau bìu, cơn đau quặn có thể lan đến vùng bụng
  • Chảy mủ niệu đạo
  • Sốt
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau khi chạm hoặc nắn tinh hoàn và mào tinh hoàn
  • Mào tinh hoàn sưng tấy
  • Nhịp tim nhanh
  • Hạ huyết áp

Nguyên nhân gây bệnh viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn chủ yếu là do sự nhiễm trùng tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục gây ra, và nguyên nhân nhiễm trùng thì rất đa dạng. Ngoài ra, những ca bệnh viêm mào tinh hoàn không do nhiễm trùng cũng khá phổ biến. Viêm tinh hoàn không do nhiễm trùng có thể là hậu quả sau chấn thương đột ngột.

1. Viêm mào tinh hoàn do nhiễm trùng

Viêm mào tinh hoàn do nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp nhất trong các ca bệnh. Nhiễm trùng là tình trạng vi khuẩn hoặc virus gây hại xâm nhập vào cơ thể và làm tổn thương thành niêm mạc các bộ phận trong cơ thể bao gồm mào tinh hoàn.

Trong đó, bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs là lý do hàng đầu gây ra nhiễm trùng ở người. Lý do là vì là tinh hoàn và mào tinh hoàn nằm ở gần vị trí với bộ phận sinh dục nam giới. Khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra, mào tinh hoàn nằm ở khu vực gần, có khả năng tiếp xúc cao nhất với các vi sinh vật gây hại. Vì vậy, bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs thường là nguyên nhân khiến mào tinh hoàn bị viêm do nhiễm trùng nhiều nhất.

Cụ thể, đối tượng thường bị viêm mào tinh hoàn do nhiễm trùng là nam giới dưới 35 tuổi. Đặc biệt là  các loại vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Chlamydia và vi khuẩn gây bệnh lậu là những loại vi khuẩn được tìm thấy nhiều nhất trong các ca bệnh viêm mào tinh hoàn do nhiễm trùng.

Đối với nam giới 35 tuổi trở lên, viêm mào tinh hoàn có thể là hậu quả của đường ruột gram âm. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là nam giới có bệnh sử hoặc sức khỏe tiết niệu yếu, người bệnh có đặt ống thông đường tiểu dẫn lưu hoặc từng thực hiện thủ thuật tiết niệu trong thời gian gần.

Bên cạnh đó, viêm mào tinh hoàn do nhiễm trùng cũng còn do những nguyên nhân khác như:

  • Tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs đều có nguy cơ cao gây ra viêm mào tinh hoàn
  • Nhiễm trùng tiểu
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt
  • Nhiễm virus quai bị
  • Nhiễm virus, vi khuẩn lao. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm gặp

2. Viêm mào tinh hoàn không do nhiễm trùng

Viêm mào tinh hoàn không do nhiễm trùng thường đến từ những lý do như kích ứng hóa chất và nguyên nhân thứ phát hoặc chấn thương tại chỗ. [3]

các nguyên nhân thứ phát được hiểu là những bệnh tiết niệu khác dẫn đến viêm mào tinh hoàn. Một số nguyên nhân viêm mào tinh hoàn không do nhiễm khuẩn bao gồm:

  • Tắc nghẽn niệu đạo hoặc ống dẫn tiểu
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Người từng gắn ống thông dẫn lưu bàng quang
  • Người gặp chấn thương đột ngột ở vùng háng

Tình trạng viêm mào tinh hoàn phổ biến như thế nào?

Viêm mào tinh hoàn được xếp vào một trong những căn bệnh tiết niệu dễ mắc phải. Ở Hoa Kỳ, năm 2022 thống kê có hơn 600.000 ca viêm mào tinh hoàn, rơi vào các đối tượng từ 18 – 35 tuổi.

Nguyên nhân mà viêm mào tinh hoàn trở thành một bệnh phổ biến là bởi vì mào tinh hoàn có rất nhiều khả năng bị nhiễm trùng do hoạt động tình dục, cách thức giữ vệ sinh cơ thể và cơ quan sinh dục, và chất lượng vệ sinh ở môi trường sống.

Bên cạnh đó, nam giới càng lớn cũng sẽ dễ mắc những bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, do sự yếu dần của hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ dịch nhiễm trùng từ tác nhân bên ngoài môi trường. Các bệnh này là những yếu tố thứ phát hàng đầu để gây ra viêm mào tinh hoàn ở nam giới trên 35 tuổi.

Nguy cơ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn

1. Đối tượng, độ tuổi

Không có một nghiên cứu nào chứng minh ở độ tuổi nào sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn hơn những độ tuổi khác. Tuy nhiên, từng độ tuổi sẽ có những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh khác nhau.

Tuy nhiên, nhận thấy rằng nam giới ở độ tuổi từ 18 -35 là đối tượng dễ bị viêm mào tinh hoàn. Nguyên nhân đến từ nhiễm trùng và sự phát triển của các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đặc trưng ở nhóm tuổi này, tần suất hoạt động tình dục sẽ thường xuyên hơn những độ tuổi khác, từ đó nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiết niệu, bao gồm viêm mào tinh hoàn cũng tăng lên khá cao.

Do vậy, bộ y tế luôn khuyến cáo mỗi người cần đi khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để quản lý được tình trạng sức khỏe cơ thể, phòng ngừa tối đa các bệnh tình dục và bệnh tiết niệu có thể mắc phải.

2. Yếu tố rủi ro tăng khả năng mắc bệnh

Những yếu tố rủi ro khiến người bệnh tăng khả năng viêm mào tinh hoàn mà người bệnh cần lưu ý và đề phòng:

  • Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn
  • Người có bệnh sử các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Bệnh sử nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc đường tiết niệu
  • Người từng can thiệp các thủ thuật y tế có ảnh hưởng đến đường tiết niệu như đặt ống thông hoặc ống dẫn tiểu
  • Không cắt bao quy đầu dương vật
  • Biến chứng từ phẫu thuật đường tiết niệu
  • Phì đại tuyến tiền liệt

Viêm mào tinh hoàn có lây không?

Viêm mào tinh hoàn chủ yếu là sự truyền nhiễm từ vi khuẩn gây bệnh. dù bệnh viêm mào tinh hoàn không được xếp vào bệnh lây truyền cho đường tình dục, nhưng bệnh vẫn có thể lây truyền nếu quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn. Đặc biệt, những người bị viêm mào tinh hoàn do hậu quả của bệnh truyền qua đường tình dục càng có khả năng truyền nhiễm bệnh sang cho người khác cao hơn.

Biến chứng viêm mào tinh hoàn

Nếu người bệnh viêm mào tinh hoàn không được điều trị sớm, ít nhất trong thời gian 6 tuần giai đoạn cấp tính, bệnh sẽ phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt là khả năng sinh sản cũng sẽ chịu tác động xấu, nguy cơ cao dẫn đến vô sinh.

Những biến chứng đến từ viêm mào tinh hoàn sẽ liên quan nhiều đến sự tổn thương của da bìu. Người bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải những biến chứng sau đây nếu không được điều trị viêm mào tinh hoàn kịp thời:

  • Áp xe da bìu
  • Viêm tinh hoàn
  • Tình trạng sưng và nhiễm trùng lan rộng khắp vùng da bìu
  • Viêm mào tinh hoàn mạn tính. Tăng nguy cơ mắc các bệnh tiết niệu khác nguy hiểm hơn

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm mào tinh hoàn dù cấp tính hay mạn tính cũng cần đến gặp bác sĩ ngay khi vừa phát hiện triệu chứng của bệnh hoặc là nghi ngờ bệnh.

Bệnh viêm mào tinh hoàn không có khả năng tự khỏi mà không cần điều trị. Nguy hiểm hơn, viêm mào tinh hoàn cấp tính nếu kéo dài 6 tuần sẽ trở thành mạn tính. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ phải thực hiện những điều trị dài hạn, nặng hơn là các biện pháp can thiệp nếu tình trạng tổn thương ở da bìu nghiêm trọng.

Điều này đầu tiên sẽ ảnh hưởng khá lớn đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tiếp đến, bệnh cũng sẽ có tỷ lệ điều trị dứt điểm không cao. Hơn nữa, bệnh sẽ là tiền đề cho các bệnh lý tiết niệu khác, bao gồm vô sinh.

Vì vậy, người bệnh viêm mào tinh hoàn cần đến gặp bác sĩ sớm khi có dấu hiệu lâm sàng để được chẩn đoán và nhận chỉ định điều trị chính xác từ bác sĩ.

Chẩn đoán bệnh viêm mào tinh hoàn như thế nào?

Hai bước chẩn đoán viêm mào tinh hoàn gồm đánh giá lâm sàng và dựa trên mẫu kết quả xét nghiệm dịch niệu đạo, nuôi cấy nước tiểu, siêu âm doppler tinh hoàn và mào tinh hoàn, tổng phân tích máu, đo tốc độ máu lắng.

Trong buổi chẩn đoán, bác sĩ sẽ thu thập những thông tin về triệu chứng lâm sàng mà người bệnh đang có. Xem xét tình trạng sưng đau bằng cách sờ nắn mào tinh hoàn. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra để loại bỏ trường hợp xoắn tinh hoàn ở người bệnh, đặc biệt là đối tượng dưới 30 tuổi và có tình trạng đau bìu cấp tính.

Xét nghiệm dịch niệu đạo hoặc xét nghiệm PCR là phương pháp chẩn đoán đến kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs như lậu, chlamydia. Kết quả của xét nghiệm sẽ cho biết nguyên nhân gây ra viêm mào tinh hoàn ở người bệnh.

Đối với những ca bệnh mà không nhận thấy sự nhiễm khuẩn trong niệu đạo, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu và nuôi cấy để nước tiểu để tiếp tục tìm ra nguyên nhân viêm mào tinh hoàn và điều trị bệnh theo đúng hướng.

Điều trị viêm mào tinh hoàn

Điều kiện tiên quyết trong bất kỳ phương pháp điều trị viêm mào tinh hoàn là để mào tinh hoàn nghỉ ngơi. Người bệnh cần giảm các cọ xát, va chạm hoặc kích thích lên phần mào tinh hoàn. Đồng thời kết hợp tiêm truyền hoặc uống thuốc điều trị và thuốc giảm đau để làm thuyên giảm các triệu chứng. [4]

Cụ thể, các phương pháp điều trị viêm mào tinh hoàn thường được chỉ định trong phác đồ gồm:

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi tại giường. Để bìu ở vị trí cao bằng cách sử quần lót hỗ trợ cơ quan sinh dục đứng thẳng. cần giảm tối đa các sự cọ xát, chườm lạnh gây kích ứng ở vị trí mào tinh hoàn và da bìu
  • Sử dụng thuốc: Tùy vào các triệu chứng và cường độ cơn đau mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau. Chủ yếu, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc giảm đau chống viêm, hoặc kháng sinh phổ rộng, và uống theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Với người bệnh nghi ngờ nhiễm trùng huyết, bác sĩ cũng có thể chỉ định tiêm kháng sinh nhóm aminoglycosid định kỳ mỗi ngày
  • Thực hiện thủ thuật can thiệp: Dành cho những trường hợp áp xe và tràn mủ ở màng tinh hoàn. Bác sĩ sẽ cần thực hiện giải phẫu để dẫn lưu cho người bệnh. Phẫu thuật cắt bỏ mào tinh hoàn có thể được xem xét cho những ca bệnh mạn tính, không đáp ứng tất cả phương pháp điều trị phía trên.

Cách phòng ngừa viêm mào tinh hoàn

Không có cách ngăn chặn hoàn hoàn viêm mào tinh hoàn ở người. Tuy nhiên, nam giới vẫn có thể thực hiện phòng ngừa tối ưu bệnh bằng cách quản lý sức khỏe tiết niệu, thói quen tình dục và vệ sinh cơ thể tốt.

Một số cách giúp nam giới có thể phòng tránh viêm mào tinh hoàn:

  • Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. Đồng thời, giữ ý thức và thực hiện tốt về tình dục an toàn để phòng ngừa bệnh STDs
  • Cắt bao quy đầu trong độ tuổi phù hợp và quy định
  • Giữ vệ sinh cho môi trường xung quanh, đặc biệt là khu vực nhà tắm, phòng vệ sinh
  • Tiêm phòng đầy đủ các bệnh STDs, quai bị, lao

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.

Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 0287 300 6858 [TP HCM] hoặc 1800 6858 – 024 7106 6858 [Hà Nội] để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: //tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 1800 6858 – 0247 106 6858
  • TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 0287 300 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: //www.facebook.com/benhvientamanh
  • Website: //tamanhhospital.vn

Viêm mào tinh hoàn là một bệnh xảy ra khi ống cuộn trên của tinh hoàn xuất hiện tình trạng sưng tấy, kèm hoặc không kèm chảy mủ. Bệnh gây ra những cơn đau thắt ở vùng tinh hoàn và mào tinh hoàn, đôi lúc sẽ lan lên vùng bụng của người bệnh gây bất tiện trong đời sống hằng ngày và nguy cơ vô sinh cao về sau.

Phần lớn nguyên nhân của viêm mào tinh hoàn là do nhiễm trùng từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs. Vì thế, nam giới có thể phòng ngừa bệnh bằng cách thực hiện tình dục an toàn, hạn chế số lượng bạn tình quá cao và vệ sinh cơ quan sinh dục tốt cũng như môi trường phòng tắm, phòng vệ sinh tốt.

Chủ Đề