Việt bản tin về những hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường anh chị

Trong những ngày của tháng 11, các thầy, cô giáo ở tất cả các trường học trong cả nước đang sôi nổi với nhiều phong trào, hoạt động thi đua dạy tốt để chào mừng ngày “lễ hội” của các thầy cô - những người làm công tác giáo dục.

Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo”, tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng, truyền đạt tri thức và đạo làm người cho bao lớp học trò nối tiếp nhau.

Lịch sử của ngày 20/11 được bắt đầu từ một Tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ thành lập ở Paris, Pháp vào tháng 7/1946 lấy tên là F.I.S.E [Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục]. Nǎm 1949 tại hội nghị Vacsxava, Ba Lan, tổ chức FISE đã xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ" bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những nǎm kháng hiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã quan hệ với tổ chức FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của giáo giới trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên [Thủ đô nước Áo], trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập [22/7/1951], Công đoàn giáo dục Việt Nam được kết nạp là một thành viên của FISE

Từ 26 đến 30/8/1957 tại thủ đô Vacxava, có 57 nước tham dự hội nghị FISE. Trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam. Đoàn Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này, lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào năm 1958. Những nǎm sau đó, ngày này cũng được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20-11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của anh chị em, giáo viên kháng chiến.

Sau ngày đất nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa của Quốc tế hiến chương các nhà giáo đã hoàn thành sứ mạng lịch sử với giáo giới Việt Nam. Và ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống với mọi nội dung của giáo giới Việt Nam và nhân Việt Nam.

Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những cô cậu học trò thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính, là những hình ảnh thân thương, không thể nào quên...Sẽ mãi theo chúng ta trên bước đường đời.

Theo Vietnamnet

Page 2

Trong những ngày của tháng 11, các thầy, cô giáo ở tất cả các trường học trong cả nước đang sôi nổi với nhiều phong trào, hoạt động thi đua dạy tốt để chào mừng ngày “lễ hội” của các thầy cô - những người làm công tác giáo dục.

Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo”, tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng, truyền đạt tri thức và đạo làm người cho bao lớp học trò nối tiếp nhau.

Lịch sử của ngày 20/11 được bắt đầu từ một Tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ thành lập ở Paris, Pháp vào tháng 7/1946 lấy tên là F.I.S.E [Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục]. Nǎm 1949 tại hội nghị Vacsxava, Ba Lan, tổ chức FISE đã xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ" bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những nǎm kháng hiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã quan hệ với tổ chức FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của giáo giới trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên [Thủ đô nước Áo], trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập [22/7/1951], Công đoàn giáo dục Việt Nam được kết nạp là một thành viên của FISE

Từ 26 đến 30/8/1957 tại thủ đô Vacxava, có 57 nước tham dự hội nghị FISE. Trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam. Đoàn Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này, lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào năm 1958. Những nǎm sau đó, ngày này cũng được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20-11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của anh chị em, giáo viên kháng chiến.

Sau ngày đất nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa của Quốc tế hiến chương các nhà giáo đã hoàn thành sứ mạng lịch sử với giáo giới Việt Nam. Và ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống với mọi nội dung của giáo giới Việt Nam và nhân Việt Nam.

Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những cô cậu học trò thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính, là những hình ảnh thân thương, không thể nào quên...Sẽ mãi theo chúng ta trên bước đường đời.

Theo Vietnamnet

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG

 NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11

Hòa trong không khí cả nước chào mừng 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam [20/11/1982 – 20/11/2019]. Trường Tiểu học Hưng Khánh hưởng ứng  phong trào thi đua sôi nổi trong công tác dạy và học với các nội dung như:

- Phát động đợt thi đua trong học sinh, chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 trên tất cả tuần học trong tháng 11/2019.

- Các chi đội, lớp nhi đồng tổ chức sinh hoạt truyền thống với chủ đề “Tôn sư trọng đạo” lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp của tuần học 11,12.

- Các lớp thực hiện tuần học “Dạy tốt – Học tốt” ở tuần học thứ 11.

- Thực hiện nghiêm túc các nội quy: Đi học chuyên cần, đúng giờ, đồng phục đúng quy định, có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp, cư xử tế nhị, lịch sự, có văn hóa…

Sáng ngày 20/11, Trường Tiểu học Hưng Khánh tổ chức hoạt động “Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11” diễn ra vui tươi, xúc động.

Trong buổi chúc mừng có sự tham dự của cô giáo  Đinh Thị Hồng Anh - BT chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường; thầy Nguyễn Ngọc Chiến - PBT chi bộ - P. Hiệu trưởng; thầy Nguyễn Anh Tuân - P. Hiệu trưởng cùng toàn thể các thầy cô giáo, các cô bác cán bộ công nhân viên và các em học sinh có mặt đầy đủ.

Hoạt động chúc mừng được tổ chức theo hai điểm trường để thuận tiện trong việc đi lại của học sinh. Mỗi điểm trường đều được xây dựng kịch bản và các hoạt động văn hóa văn nghệ tương đối giống nhau.

Thông qua hoạt động chúc mừng là dịp để toàn thể học sinh Nhà trường thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đồng thời bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với quý thầy cô đã và đang giảng dạy tại Trường Tiểu học Hưng Khánh. Em Lê Hà Phương Linh – Liên đội trưởng và em Trần Thị Như Quỳnh – Liên đội phó, thay mặt toàn thể các bạn học sinh toàn trường nói lên những lời tri ân xúc động của các em dành cho các thầy cô giáo nhân ngày 20/11 và bày tỏ tình cảm kính trọng, biết ơn của các em bằng những bông hoa tươi thắm.

HS tặng hoa cô Hiệu trưởng trong chương trình chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Qua chương trình chúc mừng, các em học sinh đã thể hiện tình cảm của mình bằng những bài ca, điệu múa về mái trường và thầy cô rất sôi nổi, vui tươi.

      

Tiết mục văn nghệ chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Chương trình chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Trường Tiểu học Hưng Khánh đã khép lại trong không khí vui tươi, đầm ấm. Vinh dự và tự hào, mỗi nhà giáo, cán bộ, viên chức, lao động của Nhà trường sẽ luôn cố gắng nỗ lực để góp phần xây dựng Nhà trường trở thành một trường có chất lượng cao và thân thiện, đáp ứng lòng mong mỏi của các cấp xã hội và phụ huynh HS thân yêu.

    Dưới đây là một số hình ảnh trong dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11:

      Đại diện hội phụ huynh học sinh năm học 2019 - 2020 tặng hoa chúc mừng nhà trường nhân ngày 20-11

                   Một tiết mục văn nghệ của các em học sinh điểm trường Tĩnh Hưng.

Tiết mục múa sạp của học sinh nhà trường

Video liên quan

Chủ Đề