Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản biết người biết ta

Cho đoạn trích sau, trả lời các câu hỏi dưới [Ngữ văn - Lớp 8]

1 trả lời

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em [Ngữ văn - Lớp 6]

3 trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi [Ngữ văn - Lớp 9]

1 trả lời

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Việt Nam quê hương ta.”

Bài làm

       Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn 

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

       Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.

Loigiaihay.com

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc

Đề bài: Viết một đoạn văn [khoảng 5 – 7 dòng] nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc, trong đó có sử dụng ít nhất ba phó từ và ba số từ. Chỉ ra nghĩa của các phó từ và số từ trong đoạn văn đó.

Dàn ý: Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc

-  Mở đoạn: Giới thiệu chung về văn bản “Bạch tuộc”

- Thân đoạn: Cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản:

+ Cần phải dũng cảm và kiên cường khi gặp phải khó khăn , thử thách trong cuộc sống

+ Chúng ta hãy  luôn đoàn kết, thể hiện tinh thần đội  nhóm để vượt qua gian nan.

+ Chúng ta cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên và không ngừng khám phá những điều mới mẻ mà thiên nhiên mang lại.

- Kết đoạn: Cảm nhận chung của em về đoạn trích.

Bài giảng Ngữ văn 7 Bạch tuộc - Cánh diều

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc [Mẫu 1]

Bạch tuộc là một đoạn trích kể về cuộc chiến đấu giữa con người với một loài vật khổng lồ. Qua văn bản em đã rút ra được những bài học cho mình: thứ nhất, cần phải dũng cảm và kiên cường khi gặp phải khó khăn , thử thách trong cuộc sống. Thứ hai, đó là chúng ta hãy luôn đoàn kết, thể hiện tinh thần đội nhóm để vượt qua gian nan. Thứ ba, đó là chúng ta cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên và không ngừng khám phá những điều mới mẻ mà thiên nhiên mang lại.

Số từ: một, thứ nhất, thứ hai, thứ ba,..

Phó từ: đã, lại, hãy, ...

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc [Mẫu 2]

Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm văn học mà ở đó tác giả tưởng tượng hư cấu dựa trên những thành tựu khoa học và công nghệ. Văn bản Bạch tuộc là một trong những minh chứng tiêu biểu cho loại truyện này. Khi chưa tiếp xúc với con bạch tuộc ngoài đời thực chúng ta có thể hình dung về con vật này thông qua tưởng tượng của nhà văn Véc- nơ như sau: con bạch tuộc dài chừng tám mét, đôi mắt của nó màu xanh xám nhìn thẳng và không động đậy; bạch tuộc có khoảng tám chín chiếc râu tua rua dài loằng ngoằng gấp đôi thân. Những cái răng bằng sừng của chúng cứ mở ra khép lại. Một con vật kì lạ, thân hình là một khối thịt lớn chừng hai mươi hai lăm tấn và có sự biến đổi màu sắc từ xám sang nâu đỏ. Và một điều đặc biệt ở loài vật này là chúng có khả năng phun ra thứ độc màu đen để phòng thủ khi gặp nguy hiểm. Đó là loài bạch tuộc khổng lồ mà chúng ta bắt gặp khi đến với Véc-nơ.

- Trong đoạn văn trên đã sử dụng các số từ và phó từ là:

+ Số từ: tám mét, tám chín chiếc râu, một con vật…

+ Phó từ: những tác phẩm, con vật này, mở ra, khép lại…

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc [Mẫu 3]

Bạch tuộc là một trích đoạn rất hay mô tả sinh động cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên. Cách thuyền trưởng Nemo và những người trên tàu chiến đấu với con bạch tuộc đã dạy cho em ba bài học lớn. Bài học thứ nhất là hãy dũng cảm và kiên cường khi gặp phải khó khăn thử thách. Bài học thứ hai là bài học về sự đoàn kết, kề vai sát cánh cùng chiến đấu vượt qua gian nan. Bài học thứ ba, cũng là bài học lớn nhất, đó là phải sống hòa hợp và biết ơn môi trường sống, mẹ thiên nhiên, không ngừng khám phá tìm tòi những điều kỳ bí xung quanh.

Chú thích:

- Số từ: in đậm

+ một: bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ trung tâm “trích đoạn”

+ nhất: bổ sung ý nghĩa thứ tự cho danh từ trung tâm “bài học”

+ hai: bổ sung ý nghĩa thứ tự cho danh từ trung tâm “bài học”

+ ba: bổ sung ý nghĩa thứ tự cho danh từ trung tâm “bài học"

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc [Mẫu 4]

Văn bản Bạch tuộc để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất về sự nguy hiểm của tự nhiên và sự dũng cảm của con người. Thứ nhất, đó là thiên nhiên ẩn chứa đầy sự nguy hiểm, rình rập thể hiện qua sự xuất hiện của một con bạch tuộc khổng lồ, tấn công con người. Thứ hai, những người trên tàu đã đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau cùng tiêu diệt con quái vật biển và tiếp tục hành trình. Qua đó, em thấy được sự tưởng tượng của con người là vô hạn, nó không vô nghĩa mà thể hiện cả ý chí, nguyện vọng mà người viết muốn gửi gắm đến người đọc. 

- Số từ: thứ nhất, thứ hai → biểu thị thứ tự xuất hiện

Số từ: một → biểu thị số lượng

- Phó từ: nhất → biểu thị mức độ

Phó từ: đã → biểu thị thời gian

Phó từ: cùng → biểu thị sự tương tự

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc [Mẫu 5]

Sau khi học xong văn bản Bạch tuộc, tôi cảm thấy trí tưởng tượng của con người thực là phong phú. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, tàu ngầm vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm sơ khai và chúng ta mới chỉ biết sơ qua về loài bạch tuộc. Thế nhưng Véc-nơ, tác giả của Hai vạn dặm dưới đáy biển đã đưa vào tác phẩm của mình những tưởng tượng phong phú đi trước thời gian. Những tưởng tượng đó đã khiến tôi khâm phục sự sáng tạo của con người.

Phó từ: đang

Số từ: hai vạn

 Nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm: bổ sung ý nghĩa số lượng của chiều sâu dưới đáy biển.

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc [Mẫu 6]

Văn bản “Bạch tuộc” đã cho thấy rằng trí tưởng tượng của con người là vô cùng phong phú. Nhà văn viết tác phẩm ở thời điểm mà tàu ngầm mới đang trong giai đoạn thử nghiệm, còn bạch tuộc thì mới chỉ một vài người nhìn thấy. Nhưng hình ảnh về chiếc tàu ngầm cũng như con bạch tuộc được miêu tả trong văn bản lại thật chân thực, sống động. Không chỉ vậy, qua văn bản này, tác giả còn gửi gắm một bài học giá trị rằng khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống, con người cần có lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết để vượt qua.

Phó từ: đã, bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian.

Số từ: một, bổ sung ý nghĩa về mặt số lượng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Vì sao cuối đoạn trích, nhân vật tôi lại ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học

Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng

Viết một đoạn văn tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế

Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế

Video liên quan

Chủ Đề