Viết về một thương hiệu nổi tiếng bằng tiếng Anh

Từ vựng thể hiện một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần thiết cho việc dạy và học ngoại ngữ. Nó là cơ sở để phát triển tất cả các kỹ năng khác: đọc hiểu, nghe hiểu, nói, viết, chính tả và phát âm. Từ vựng là công cụ chính để học sinh cố gắng sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả. Nói về tầm quan trọng của từ vựng, nhà ngôn ngữ học David Wilkins lập luận rằng: “without grammar little can be conveyed, without vocabulary nothing can be conveyed - Không có ngữ pháp thì không thể chuyển tải được ít ngữ pháp, không có từ vựng thì không thể chuyển tải được gì”. Bài học hôm nay chúng ta hãy thử sức với từ vựng “Brand Awareness” nhé!

Hình ảnh minh hoạ cho Brand Awareness

1. Brand Awareness có nghĩa là gì

Brand Awareness được phiên âm là ˌbrænd əˈwer.nəs/

Brand Awareness có nghĩa là nhận thức thương hiệu

Theo từ điển, Brand Awareness được cho là kiến thức về tên của một công ty và các sản phẩm mà nó bán; mức độ mà mọi người quen thuộc hoặc thích một thương hiệu cụ thể

Ngoài ra Brand Awareness – nhận thức thương hiệu là một thuật ngữ chung mô tả mức độ quen thuộc [nhận biết] của người tiêu dùng với một thương hiệu hoặc các sản phẩm của thương hiệu đó. Nói một cách đơn giản, nhận thức về thương hiệu là thước đo mức độ đáng nhớ và dễ nhận biết của một thương hiệu đối với đối tượng mục tiêu.

Hình ảnh minh hoạ cho Brand Awareness

2. Một số ví dụ minh hoạ

  • The ability of clients to remember or response to a product under various circumstances is referred to as brand awareness.
  • Khả năng khách hàng ghi nhớ hoặc phản hồi sản phẩm trong nhiều trường hợp khác nhau được gọi là nhận thức về thương hiệu.
  •  
  • In consumption patterns, marketing administration, and business development, brand awareness is a critical consideration. The capacity of a customer to recognize or recall a brand plays a significant role in purchase choices.
  • Trong các mô hình tiêu dùng, quản trị tiếp thị và phát triển kinh doanh, nhận thức về thương hiệu là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Khả năng nhận biết hoặc nhớ lại thương hiệu của khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn mua hàng.
  •  
  • A customer could even buy the thing unless they are interested in product classification and the brand within that group. Consumers must be able to recall enough differentiating features to keep making purchases, but brand awareness does not always imply they have to be able to recollect a specific registered trademark.
  • Một khách hàng thậm chí có thể mua thứ đó trừ khi họ quan tâm đến phân loại sản phẩm và thương hiệu trong nhóm đó. Người tiêu dùng phải có khả năng nhớ lại đủ các đặc điểm khác biệt để tiếp tục mua hàng, nhưng nhận thức về thương hiệu không phải lúc nào cũng có nghĩa là họ phải có khả năng nhớ lại một nhãn hiệu đã đăng ký cụ thể.
  •  
  • The recalled set and the contemplation set, which comprise particular brands that people evaluate in their purchase decisions, are strongly connected to brand awareness.
  • Nhóm gợi nhớ và nhóm suy ngẫm, bao gồm các thương hiệu cụ thể mà mọi người đánh giá trong quyết định mua hàng của họ, có mối liên hệ chặt chẽ với nhận thức về thương hiệu.
  •  
  • Brand awareness is a strong marketing approach that encourages customers to acquire an innate affinity for a company's products and services. Most marketing tactics focus on making a brand recognized and unforgettable since it is the major driver of customer loyalty and, eventually, sales.
  • Nhận thức về thương hiệu là một phương pháp tiếp thị mạnh mẽ nhằm khuyến khích khách hàng có được mối quan hệ bẩm sinh với các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Hầu hết các chiến thuật tiếp thị đều tập trung vào việc làm cho một thương hiệu được công nhận và khó quên vì nó là động lực chính thúc đẩy sự trung thành của khách hàng và cuối cùng là doanh số bán hàng.

3. Từ vựng liên quan đến Brand Awareness

Từ vựng

Ý nghĩa

Brand-aware

Biết tên của các công ty và sản phẩm họ bán; quen thuộc hoặc thích một thương hiệu cụ thể hoặc quen thuộc với các thương hiệu khác nhau tồn tại

Branded merchandise

Một tập hợp các đối tượng được gắn nhãn hiệu của công ty, tên công ty hoặc phương châm. Các mặt hàng khuyến mại có thể có giá trị từ quà tặng rẻ tiền đến quà tặng VIP. Dù bằng cách nào, chúng thường được phân phối để nâng cao nhận thức về thương hiệu và / hoặc quảng bá một sự kiện

Off-brand

Không có tên thương hiệu nổi tiếng [= tên do công ty sản xuất nó đặt cho sản phẩm]

Brand ambassador

Đại sứ thương hiệu

 

[một người được công ty trả tiền hoặc tặng sản phẩm miễn phí để đổi lấy việc mặc hoặc sử dụng sản phẩm của công ty đó và cố gắng khuyến khích người khác làm như vậy]

Brand architecture

Cách một công ty tổ chức và đặt tên cho các sản phẩm của mình để cho người tiêu dùng thấy sự khác biệt và giống nhau giữa chúng

Hình ảnh minh hoạ cho Brand Awareness

Thực hành từ vựng có mối liên hệ chặt chẽ với việc áp dụng từ vựng vào các sự kiện thực tế trong cuộc sống của học sinh. Người học sẽ dễ dàng tiếp thu từ vựng nếu họ thực hành nó bằng cách liên kết các từ với các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày của họ. Người học sẽ ghi nhớ thành công danh sách từ bằng cách tạo ra một sự kiện thực tế. Điều này có thể được thực hiện trong lớp học cũng như ở nhà và chắc chắn sẽ giúp học sinh giải trí và có kết quả tích cực. Qua bài học này hi vọng rằng các bạn đã bỏ túi cho mình nhiều điều thú vị về việc học từ vựng cũng như kiến thức về từ vựng “Brand Awareness” nhé.

Những câu slogan tiếng Anh đơn giản, dễ hiểu nhưng lại có ý nghĩa truyền tải sâu xa của 10 thương hiệu nổi tiếng dưới đây sẽ giúp các bạn học tiếng Anh một cách hiệu quả hơn. Đừng quên bỏ túi ngay những từ vựng tiếng Anh qua những câu slogan nổi tiếng này nhé!

Slogan tiếng Anh của các thương hiệu nổi tiếng trên Thế giới

>> Xem thêm: Những câu slogan tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất mọi thời đại

10 câu slogan tiếng Anh của các thương hiệu nổi tiếng

1. Câu slogan nổi tiếng của hãng đồ thể thao Adidas: “Không có gì là không thể – Impossible is nothing”

Adidas là thương hiệu nổi tiếng về đồ thể thao, câu slogan cực chất “Impossible is nothing” đã gắn với Adidas ngay từ những ngày đầu thương hiệu này được thành lập. Câu slogan có ý nghĩa thúc đẩy tất cả mọi người hãy trải nghiệm những điều tuyệt vời của thể thao, tận hưởng lợi ích tốt đẹp mà nó mang đến. Thông điệp đơn giản nhưng ý nghĩa và dễ hiểu này đã khiến Adidas trở thành cái tên hàng đầu được yêu thích trên toàn thế giới hiện nay.

2. Câu slogan nổi tiếng của Burger King, đây là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới: “Have it your way – Thưởng thức theo cách của bạn”

Mở đầu chiến dịch quảng cáo với thông điệp “Have it your way”, Burger King dường như chế giễu ông lớn McDonald’s – hãng thức ăn nhanh hàng đầu bấy giờ về phương thức sản xuất hàng loạt. Hãng này cho rằng việc ăn uống được coi là cả một nghệ thuật vì vậy mọi người nên thưởng thức theo cách riêng của mình. Chiến dịch này đã được hưởng ứng một cách nhanh chóng sau đó và giúp Burger King vươn lên ở vị trí thứ 2, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Burger King.

3. Câu slogan nổi tiếng của hãng Apple – Tập đoàn công nghệ máy tính nổi tiếng của Mỹ: “Think different – Hãy khác biệt”

Apple và hình ảnh quả táo cắn dở không còn xa lạ với bất kỳ ai. Apple đặc biệt không phải chỉ ở giá trị của sản phẩm mà nó còn thể hiện bởi giá trị sức mạnh của tinh thần. Để có được điều này thì sự đóng góp của slogan “Think Different” đóng vai trò khá quan trọng. Đây cũng chính là chiến lược mà Apple hướng tới: sự khác biệt hoàn toàn trên thị trường. Đúng như chiến lược của mình, người dùng có thể nhận thấy sự khác biệt hoàn toàn từ mẫu mã, tính năng sản phẩm, hệ điều hành,… khi sử dụng sản phẩm của Apple, và nó cũng chính là sức mạnh to lớn mà Apple hiện đang sở hữu.

4. Câu slogan nổi tiếng của thương hiệu Citibank – Dịch vụ ngân hàng 24/24 giờ: “The city never sleeps – Thành phố không bao giờ ngủ”

Bạn nghĩ sao khi nghe slogan: “The city never sleeps”? Câu Slogan này có ý nghĩa là ngân hàng Citibank luôn cung cấp dịch vụ 24/24, vào bất cứ lúc nào mà bạn cần. Câu slogan này cũng mang lại cho người nghe sự yên tâm và hài lòng mặc dù họ chưa từng sử dụng dịch vụ của Citibank.

5. Câu slogan nổi tiếng của Timex – Hãng đồng hồ Timex: “It takes a lickin’ and keeps on tickin! – Cứ đều đặn tích tắc đúng giờ!”

Những câu slogan thường được các thương hiệu làm cho đơn giản, dễ nhớ và ngắn gọn nhất có thể. Song, với Timex, đây không hẳn là một khẩu hiệu ngắn nhưng vẫn khiến người ta dễ hiểu dễ nhớ vô cùng nhờ vào việc chơi chữ lickin – tickin tạo ra chút nhạc điệu khiến cho người nghe cảm thấy vô cùng hứng thú, ngoài ra chất lượng tuyệt vời của sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp cho Timex có được sự tin tưởng và yêu thích của đông đảo người dùng.

6. Câu slogan nổi tiếng của hãng thẻ Visa: “It’s everywhere you want to be – Bất cứ nơi nào bạn đến”

Thông qua câu slogan, hãng visa muốn gửi tới tất cả các khách hàng của mình một thông điệp vô cùng ý nghĩa: Chỉ cần sở hữu tấm thẻ visa này bạn có thể tới bất cứ đâu mà mình thích, làm bất cứ việc gì mình muốn, thoải mái trải nghiệm và tận hưởng trọn vẹn cả thế giới.

7. Câu slogan nổi tiếng của hãng gà rán KFC: “It’s finger lickin’ good – Vị ngon trên từng ngón tay”

Câu slogan này của KFC tới một cách rất tình cờ nhân một ngày Dave Harman người được nhượng quyền kinh doanh chuỗi cửa hàng KFC xuất hiện trên truyền hình với hình ảnh đang ăn thịt gà. Ngay sau đó khán giả đã gọi điện tới chương trình và phàn nàn rằng Harman đang liếm ngón tay. Ông liền đáp trả một cách hài hước rằng “Well it’s finger lickin’ good”. và thật bất ngờ là câu nói này lại vô cùng phù hợp để trở thành câu slogan của KFC và được tất cả mọi người đón nhận cho tới tận bây giờ.

8. Câu slogan nổi tiếng của MaxWell House – Hãng cà phê nổi tiếng ở Mỹ: “Good to the last drop! – Thơm ngon đến giọt cuối cùng”

Trong một lần tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt tới hội chợ ở Mashville đã được mời ly cà phê của MaxWell House, ly cà phê có hương vị quá tuyệt vời đến nỗi ông phải thốt lên rằng “Good the last drop!” Câu nói đã ngay lập tức được MaxWell House sử dụng làm slogan và thậm chí sau này còn nổi tiếng hơn cả tên thương hiệu MaxWell House.

9. Câu slogan nổi tiếng của hãng điện tử LG: “Life’s Good – Cuộc sống tươi đẹp”

Câu slogan có ý nghĩa không chỉ ở nội dung mà nó còn thể hiện ngữ nghĩa phía sau của cả một thương hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc, đây cũng chính là mục tiêu mà LG cố gắng để hướng tới. au quãng thời gian dài cố gắng, hiện nay LG đang là thương hiệu đứng đầu trên thế giới trong việc sản xuất các mặt hàng điện tử dân dụng, di động và các thiết bị trong gia đình. Đúng như slogan của mình, LG đã giữ đúng lời hứa mang tới cuộc sống tốt đẹp với những sản phẩm cực chất lượng.       

10. Câu slogan nổi tiếng của Nike – Hãng đồ thể thao Nike: “Just do it – Cứ làm đi”

Câu chuyện ra đời về slogan của Nike cực bất ngờ và thú vị. Trong thời gian đầu khi mới thành lập, Philip Hampson Knight – người sáng lập và chủ tịch của Nike vô cùng đau đầu trong việc tìm ra một slogan ưng ý cho thương hiệu của mình. Đến lúc ông đã quá thất vọng ông chợt buột miệng nói “Just do it” và thật bất ngờ câu nói này lại trở thành câu slogan tuyệt vời và gắn liền với Nike cho tới tận bây giờ.

Những câu slogan tiếng Anh này ngắn gọn nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa mà các thương hiệu muốn truyền tải tới khách hàng của mình. Các bạn có thể ghi nhớ để ứng dụng ngay trong những tình huống thực tế sau này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề