Www.tuổi thọ trung bình ở nước ta năm 2024

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng nhanh và đạt 73,6 tuổi vào năm 2021, cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á nhưng bình quân sống khỏe chỉ 64 tuổi.

Ngày 26-12, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế đã tổ chức kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam [26-12], tổng kết và triển khai kế hoạch dân số năm 2023.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Nguyễn Doãn Tú, các kết quả công tác dân số đạt được trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt, Việt Nam đã khống chế được tốc độ gia tăng dân số và mức sinh thay thế được duy trì trong suốt 16 năm qua. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, khi tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,6 tuổi vào năm 2021 và cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh.

Tuổi thọ của người dân Việt Nam tăng cao nhưng thực sự sống khỏe mạnh chỉ ở mức 64 tuổi

Tuy nhiên, công tác dân số vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức khi mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Cùng với đó, tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện.

Theo số liệu về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023 của Tổng Cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 là 100,3 triệu người, tăng 834,8 nghìn người, tương đương tăng 0,84% so với năm 2022. Trong tổng số, nam là 50 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 50,3 triệu người, chiếm 50,1%. Tỷ số giới tính của dân số là 99,5 nam/100 nữ.

Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh và cơ bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Tỷ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng do những thành tựu phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện.

Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2023 là 73,7 tuổi [năm 2022 là 73,6 tuổi], trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,5 tuổi.

Tuổi thọ của người Việt tăng nhưng số năm sống có bệnh tật nhiều [Ảnh người dân khám sàng lọc tại Bệnh viện Bạch Mai: N.P].

Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], trong 10 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ hai. Tuy nhiên số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước.

Mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

PGS.TS Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Người cao tuổi Việt Nam mắc rất nhiều bệnh. Mỗi người cao tuổi trung bình chịu đựng 14 năm sau của cuộc đời với nhiều bệnh tật phối hợp.

Cụ thể, trung bình một người trên 60 tuổi mắc 3-4 bệnh, đặc biệt, những người trên 80 tuổi có thể mắc trên 6 bệnh. Đây là gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như gia đình, đặc biệt là vấn đề chăm sóc.

Ngoài bệnh tật, người cao tuổi Việt Nam còn có sức khỏe yếu kém phải phụ thuộc nhiều vào sự trợ giúp của người chăm sóc, dụng cụ hỗ trợ trong cuộc sống.

Bộ Y tế đưa ra 3 yếu tố quan trọng dẫn đến số năm sống với bệnh tật của người dân Việt Nam còn ở mức cao.

Thứ nhất, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý dẫn đến hạn chế phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt cũng như gia tăng bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng.

Thứ 2, sự gia tăng nhanh của gánh nặng bệnh không lây nhiễm.

Thứ 3, sự gia tăng các yếu tố nguy cơ về môi trường.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, tình hình dịch bệnh năm 2023 tuy được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân.

Năm 2023, cả nước có hơn 163.900 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết [41 trường hợp tử vong]. 170.200 ca mắc bệnh tay chân miệng [31 ca tử vong], 17 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu [2 người tử vong].

Ngoài ra, có 379 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 54 trường hợp mắc bệnh bạch hầu [5 người tử vong].

Nội dung trên được các chuyên gia chia sẻ chiều ngày 15/12, tại chương trình Làm gì để chủ động ứng phó với xã hội già hóa dân số?

Thông tin về tình hình già hóa dân số tại Việt Nam, TS. Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam có dân số gần 100 triệu người, số người từ 60 tuổi trở lên là 12,6 triệu người, chiếm khoảng 11,86% dân số. Dự báo đến năm 2030, sẽ có khoảng 18 triệu người, chiếm 17,5% dân số, tức là cứ 6 người dân thì có hơn 1 người cao tuổi.

Theo ông Hoàng, Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia có tốc độ già hóa rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển. Theo các số liệu dự báo dân số, đến năm 2038 Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn dân số già [khi số người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 20% dân số] và là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, chỉ mất khoảng 27 năm trong khi các nước phát triển mất nhiều thập kỷ, có nước đến hơn 1 thế kỷ.

Ông Hoàng phân tích, già hóa dân số Việt Nam có đặc điểm như dân số cao tuổi tăng nhanh ở nhóm tuổi cao nhất, số lượng và tỷ lệ người cao tuổi nhóm từ 80 tuổi trở lên tăng nhanh nhất. Phần lớn người cao tuổi sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Tỷ lệ người cao tuổi sống ở nông thôn là 67,2% [tương ứng là 7,7 triệu người], gấp 2 lần người cao tuổi sống ở khu vực thành thị và chủ yếu là làm nông nghiệp; đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn.

Theo kết quả Điều tra biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình ngày 1/4/2011, số lượng người từ 60 tuổi trở lên đạt hơn 8,6 triệu người [chiếm 10% tổng dân số], tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7%. Như vậy, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn "già hóa dân số" vào năm 2011.

Bên cạnh đó, người cao tuổi chủ yếu sống tại gia đình, với 61,3% người cao tuổi sống chung với con cái. “Tuy nhiên, mô hình gia đình ở Việt Nam tiếp tục thay đổi mạnh chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân, ngày càng có nhiều người cao tuổi không sống chung với con cháu”, ông Hoàng lý giải.

Với tốc độ già hóa dân số nhanh, ông Hoàng cho rằng sẽ làm tăng gánh nặng kinh tế, xã hội để duy trì ổn định cuộc sống khoẻ mạnh của nhóm người cao tuổi. Vì vậy, việc chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để đáp ứng nhu cầu của dân số già, theo dự báo mới nhất là sẽ bắt đầu là năm 2038, sẽ là một thách thức rất lớn ở nước ta.

Dẫn chứng việc này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết, với các nước phát triển, quá trình già hoá dân số diễn ra từ từ, nhưng hệ thống an sinh xã hội cũng đã vấp phải những thách thức giữa tiết kiệm, tích lũy và bảo hiểm cho người cao tuổi. Những thách thức này nảy sinh từ mối quan hệ giữa quy mô dân số già ngày càng tăng, quy mô dân số lao động giảm dần, tạo thêm áp lực cho quốc gia và người lao động khi phải cân đối nguồn lực cho tiết kiệm bảo hiểm tuổi già thông qua hệ thống an sinh xã hội.

Đối với nước ta, việc xây dựng một hệ thống an sinh xã hội phù hợp càng khó khăn, phức tạp hơn vì cùng một lúc phải đầu tư cho phát triển và thích ứng với già hoá dân số.

TS. Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế. Ảnh - Sức khỏe và Đời sống.

Mặt khác, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cao [73,6 tuổi] nhưng tuổi thọ khỏe mạnh chỉ là là 63,2 tuổi ở nam và 70,0 tuổi ở nữ, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, người cao tuổi nam giới có 8 năm phải sống với bệnh tật, nữ giới là 11 năm sống chung với bệnh tật, bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, đối diện với nguy cơ giảm chức năng sống, các hoạt động hàng ngày do quá trình lão hóa.

Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của người cao tuổi. Bệnh viện, các chuyên khoa về lão khoa và hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở các cấp chưa bắt kịp với nhu cầu của người cao tuổi.

GS. Nguyễn Đình Cử, Nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đánh giá, già hóa dân số trên thế giới cũng như ở nước ta là hoàn toàn không thể đảo ngược và ngày càng trầm trọng, bởi mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao nên tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số ngày càng lớn.

Mặc dù vậy, GS. Nguyễn Đình Cử cũng nhìn nhận, già hóa dân số không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội, có thể vượt qua thách thức do già hóa, nếu thực hiện được già hóa khỏe mạnh.

“Cao tuổi nhưng khỏe mạnh, người lao động có thể kéo dài tuổi làm việc. Khi đó, người cao tuổi vẫn duy trì được việc làm có thu nhập, xã hội vượt qua nỗi lo thiếu lao động, suy giảm tăng trường kinh tế. Già hóa khỏe mạnh sẽ mang lại lợi ích kép là giảm chi phí thuốc men, duy trì được thu nhập”, GS. Nguyễn Đình Cử nhấn mạnh.

Mặt khác, khi số lượng người cao tuổi càng lớn, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ dành riêng cho người cao tuổi, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe càng đa dạng và càng nhiều, từ đó cũng tạo cơ hội cho việc phát triển lĩnh vực này.

Chủ Đề