Xây đứng dàn ý bài Tràng giang

Mục lục

  1. Dàn ý Phân tích Tràng giang
    1. Tìm hiểu về tác giả Huy Cận để lập dàn ý phân tích bài Tràng Giang
    2. Dàn ý chung phân tích bài thơ Tràng giang
    3. Dàn ý Phân tích bài Tràng giang hay nhất
    4. Dàn ý Phân tích Tràng giang của Huy Cận
    5. Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.
    6. Phân tích Tràng giang

Dàn ý Phân tích Tràng giang

Phân tích Tràng giang của Huy Cận ta thấy được nỗi buồn da diết ẩn dấu trong bức tranh thiên nhiên quê hương mênh mang và bất tận.

Đó là bức tranh quê được vẽ nên bởi một tâm hồn yêu quê hương tha thiết. Nhiều người khi phân tích Tràng giang đã bị chính sự bất tận bởi không gian và thời gian của bài thơ làm cho ấn tượng. Để hiểu rõ hơn những tâm sự ẩn chứa trong những nét vẽ ấy, cùng phân tích chi tiết bài thơ Tràng giang qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về tác giả Huy Cận để lập dàn ý phân tích bài Tràng Giang

Huy Cận [1919-2005] tên khai sinh là Cù Huy Cận

Ông tham gia hoạt động cách mạng và giữ nhiều trọng trách khác nhau

Giống như thanh niên thời đó, Huy Cận nhận thức được cuộc sống tù túng, tẻ nhạt, quẩn quanh nên thường có nỗi buồn cô đơn, điều này khắc họa khá rõ trong thơ ca

Các tác phẩm chính:

+ các tập thơ: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi,

+ văn xuôi: Kinh cầu tự

Phong cách nghệ thuật: thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí

Huy Cận là gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại

Dàn ý chung phân tích bài thơ Tràng giang

1. Mở bài

Giới thiệu về nhà văn Huy Cận và tác phẩm Tràng giang

2. Thân bài

Hoàn cảnh sáng tác của Tràng giang: Tháng 9/1938, trong một buổi chiều khi tác giả đạp xe ra bến Chèm nhìn dòng sông Hồng đang cuộn chảy.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ và lời đề từ: Mang âm hưởng Hán Việt trang trọng, cổ kính. Gợi ra cảnh sông nước mênh mang, con người hữu tình.

Khổ 1:

+ Từ láy điệp điệp kết hợp cùng trạng thái buồn: Nỗi buồn mênh mang lan tỏa như những đợt sóng trên sông nước.

+ Con thuyền xuôi mái nước song song và Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả: Nhuốm màu chia ly buồn bã, sự vật dường như muốn đứng yên lặng theo tâm trạng của nhà thơ.

+ Hình ảnh Củi một cành khô lạc mấy dòng: Cành củi lạc dòng vô định. Thân phận củi khô héo, lênh đênh trên sông.

Khổ 2:

+ Nhà thơ muốn nghe lắm Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều nhưng hoàn toàn không có tiếng đáp trả.

+ Từ vãn càng tạo ra cảm giác xa xôi, tẻ nhạt, quạnh vắng

+ Miêu tả trời lên sâu chót vót thay vì trời lên cao chót vót: Sâu ở đây gợi lên một nỗi buồn không đáy, nỗi buồn trải dài đến vô cùng tận của lòng người.

Khổ 3:

+ Hình ảnh bèo: Sự vật nhỏ bé, tầm thường thay cho lời diễn tả đến những kiếp người bấp bênh, trôi nổi, vô định.

+ Cấu trúc phủ định không một chuyến đò ngang không cầu gợi chút niềm thân mật: Xóa sạch sự kết nối của con người

Khổ 4:

+ Những câu thơ mang đầy màu sắc cổ điển

+ Sử dụng bút pháp chấm phá để vẽ lên bức tranh thủy mặc có núi, có mây, có cánh chim nghiêng, bóng chiều, khói hoàng hôn.

+ Liên tưởng đến câu thơ của Thôi Hiệu và so sánh.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của các phẩm.

Dàn ý Phân tích bài Tràng giang hay nhất

1. Mở bài

Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, ông là một tên tuổi lớn trong phong trào thơ mới 1930 1945. Phong cách thơ của ông được chia thành hai giai đoạn rõ rệt. Trước Cách mạng tháng Tám, các tác phẩm thơ của ông mang nỗi sầu về kiếp nhân sinh. Sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ của ông như được lột xác, trở nên lạc quan hơn.

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám vẽ nên bức tranh thiên nhiên cùng nỗi sầu ưu nhân thế đó chính là Tràng giang. Bài thơ trích từ tập Lửa thiêng, được Huy Cận sáng tác khi đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước. Bài thơ mang nỗi u buồn hoài cổ, vừa miêu tả thiên nhiên, vừa nói lên nỗi lòng bao tâm sự.

Tràng giang là bức tranh thiên nhiên rộng lớn, mênh mông cùng tâm trạng nhớ nhung quê hương da diết

2. Thân bài

Lời đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dàiđã phần nào khái quát được chủ đề của bài thơ. Đó chính là cảm giác cô đơn, nhỏ bé khi đứng giữa đất trời mênh mông, bao la. Chính sự bâng khuâng của chủ thể trữ tình càng làm cho cảnh vật thêm u sầu, lạc lõng.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả.

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Mở đầu bài thơ, Huy Cận đã khéo léo gợi lên một không gian bất tận. Qua không gian ấy, ta hiểu được tràng giang là gì. Ở đây, Huy Cận đã tinh tế khi kết hợp hai âm ang liền kề với nhau, điều ấy gợi lên trong lòng người đọc về một con sông không chỉ dài mà còn rộng mênh mông, bát ngát.

Hai từ láy điệp điệp song song ở hai câu đầu mang đậm sắc thái Đường thi. Không những thế, nó còn đầy tính gợi hình, giúp ta liên tưởng tới những con sóng cứ dập dìu lan xa, gối lên nhau để dòng nước cuốn đi miên man. Trên dòng sông sóng gợn điệp điệp với làn nước song song ấy xuất hiện một con thuyền xuôi mái lững lờ trôi. Ở đây, Huy Cận đã sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh. Dòng sông vốn có sự chuyển động là thế, nhưng ta vẫn cảm nhận một sự mênh mông, tĩnh lặng như tờ.

Trong đoạn thơ ấy, Huy Cận đã dùng hình ảnh thuyền và nước để sóng đôi với nhau. Thuyền rẽ sóng trôi trên nước, nhưng lại khiến nước cảm giác như bị chia xa, chẳng biết theo ngả nào. Sự xa cách được thể hiện rõ thuyền về nước lại, dường như thuyền với nước luôn là một sự đối lập, chẳng thể nào có thể cùng nhau sòng hành. Chính sự chia lìa ấy đã gợi nên trong lòng người nỗi sầu trăm ngả.

Khung cảnh thiên nhiên đìu hiu, tĩnh lặng

Câu cuối khổ một này chính là sự khẳng định rõ nét nhất về kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõngCủi một cành khô lạc mấy dòng.Ở đây, Huy Cận đã sử dụng phép đảo ngữ để làm toát lên nỗi cô đơn, lạc lõng trước vũ trụ bao la. Củi một cành chứ không phải một cây, mà ở đây lại là cành khô gợi lên sự khô héo, cạn kiệt sức sống. Sức sống đã héo mòn ấy còn mang nỗi sầu trôi nổi, lạc trên những dòng nước đang trôi không biết đi đâu, về đâu.

Cả một khổ thơ, người ta chỉ thấy sự rời rạc, bao la, vô định. Tất cả chẳng có một hứa hẹn gì về hội tụ, mà chỉ toàn là nước song song, sầu trăm ngả, Ở đây, Huy Cận đã dùng hình ảnh thiên nhiên buồn bã để gợi lên tâm trạng của lòng người. Đó là cảm giác lạc lõng giữa dòng đời bất tận, chẳng biết đi đâu về đâu.

Nỗi lòng lạc lòng, buồn vô tận ấy không những không được vơi bớt, mà còn được gợi mở hơn qua những hình ảnh quạnh vắng ở khổ hai:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

Chỉ một câu thơ thôi, Huy Cận đã khéo léo sắp xếp tới hai từ láy lơ thơ đìu hiu để vẽ nên bức tranh vắng lặng như tờ. Giữa khung cảnh cồn nhỏ ấy, người ta chẳng cảm nhận được chút gì ấm áp, mà chỉ toàn gió đìu hiu. Đó là một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều đến đáng sợ. Trước khung cảnh ấy, con người trở nên thật nhỏ bé và rồi phải tốt lên Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.Khung cảnh tĩnh lặng tới mức có thể nghe thấy ở đâu đó chút âm thanh xa xôi, không rõ rệt. Đâu cũng như một câu hỏi, một niềm khát khao mong mỏi của nhân vật trữ tình. Dường như đứng trước cảnh vật tĩnh lặng như vậy, người ta mong một âm thanh nào đó để biết rằng sự sống vẫn còn tồn tại nơi đây.

Sự đìu hiu của cảnh vật không chỉ cảm nhận qua không gian lặng như tờ ấy, mà ngay trong đôi mắt của nhân vật trữ tình, điều đó cũng được thể hiện rõ nét. Ở đây, Huy Cận đã sử dụng hình hình ảnh nắng và trời. Theo quy luật tự nhiên, nắng và trời phải gắn liền với nhau. Nhưng ở đây lại là nắng xuống trời lên. Dường như điều ấy thể hiện cho sự đối nghịch, chẳng có một điểm chung nào. Đôi mắt của nhà thơ không chỉ dừng ở trời và nắng mà như xuyên thấu cả vũ trụ. Từ không gian, thời gian đều được thu gọn vào ánh mắt ấy. Thiên nhiên lúc này thật mênh mông với sông dài, trời rộng, trong khi những gì thuộc về con người thì trở nên bé nhỏ bến cô liêu.

Dù cố gắng quan sát để thấy được sự sống giữa khung cảnh ấy, nhưng càng nhìn càng thấy hư không. Thế nên, nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn về những gì thân thuộc nhất như muốn sưởi ấm trái tim đang lạnh lẽo, cô đơn.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cần gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Tác giả đã cố gắng tìm kiếm những điều thân thuộc sưởi ấm tâm hồn. Nhưng chẳng có gì có thể sưởi ấm tâm hồn đang ngày một lạnh lẽo của tác giả. Hình ảnh bèo dạt khiến người ta liên tưởng đến những gì bấp bênh, trôi nổi. Đó giống như kiếp người vậy, chẳng biết đi đâu, về đâu, chỉ vô định giữa dòng đời. Trong đó, không phải là một vài cây bèo, mà đó là hàng nối hàng càng khiến lòng người càng đau đớn, cô đơn hơn.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng thể hiện sự vô định giữa không gian rộng lớn

Cùng với những cánh bèo hàng nối hàng ấy là bờ xanh tiếp bãi vàng. Dường như càng quan sát, tác giả càng thấy không gian được mở ra rộng lớn, bao la hơn. Dường như ở đây con người và thiên nhiên chẳng có chút gì của sự kết nối, hòa hợp.

Giữa dòng sông mênh mông bất tận ấy chẳng có lấy một chuyến đò. Những gì liên quan đến con người dường như đã bị thiên nhiên nhấn chìm, trở nên vô định. Thế nên đứng giữa không gian vốn là hoài niệm, vốn là ký ức ấy nhưng tác giả lại cảm giác lạc lõng, chẳng gợi chút niềm thân mật.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vờn con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Ở đoạn cuối này, Huy Cận đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên cực kỳ hùng vĩ, có một chút gì ấm áp. Những lớp mây đùn núi bạc mang một nét đẹp cổ điển, trữ tình. Đó là cảnh vật được tạo thành ánh nắng cuối ngày chiếu vào lớp mây nhìn như dát bạc. Thông qua từ đùn ta đã thấy sự vận động của thiên nhiên. Những lớp mây nối tiếp nhau xuất hiện, tạo nên sự hoạt động không ngừng nghỉ.

Hình ảnh chim nghiêng cánh nhỏ đã được tác giả khéo léo miêu tả. Dường như thông qua cánh chim ấy, tác giả muốn ẩn chứa tâm hồn bé nhỏ của mình. Tự so sánh mình là cánh chim nhỏ, đã quá mệt mỏi vì một ngày dài và giây phút ấy cần trở về nhà, trở về nơi có sự ấm áp.

Và ở câu cuối, ta thấy được nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của một người yêu quê. Đó là nỗi niềm nhớ quê hương da diết. Dù đứng giữa quê hương nhưng lại thấy xa lạ, quê hương của tuổi thơ chẳng còn ở đó nữa. Quê hương ấy giờ đây chẳng còn khói hoàng hôn, chẳng còn những người thân thuộc nhưng vẫn làm tác giả day dứt, xót xa. Phải yêu quê hương thắm thiết đến nhường nào, nhà thơ mới có thể bình tĩnh trước những thay đổi của vạn vật như vậy.

3. Kết bài

Tràng giang là sự kết hợp hoàn hảo giữa cổ điển và hiện đại. Nó được thể hiện qua cách dùng từ ngữ chọn lọc, qua những hình ảnh quen thuộc như: mây, sông, cánh chim, Mỗi hình ảnh đều gợi lên cho ta bao nỗi niềm, như được sống, được cảm nhận cùng nhà thơ vậy. Phân tích Tràng giang không chỉ cho ta thấy được nỗi lòng của con người trước sự thay đổi của thời thế, mà còn thấy được nét tài hoa trên từng câu chữ của Huy Cận.

Dàn ý Phân tích Tràng giang của Huy Cận

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Huy Cận và đặc điểm thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám: Huy Cận là một trong số những nhà thơ có nhiều đóng góp cho phong trào thơ Mới. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ ông mang nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của một người dân ý thức sâu sắc về cảnh ngộ của non sông đất nước và số phận con người.

Giới thiệu về bài thơTràng giang:Tràng giang[rút trong tậpLửa thiêng] là một trong số những sáng tác tiêu biêu nhất, đặc sắc nhất của Huy Cận.

2. Thân bài

a. Nhan đề và câu thơ đề từ

Nhan đề: sử dụng từ ngữ Hán Việt cùng âm tiết mởanggợi không gian cổ kính và tăng thêm liên tưởng về sự rộng lớn của dòng sông.

Câu thơ đề từ:

+trời rộng, sông dàigợi nên cái rộng lớn, mênh mông của thiên nhiên, của vũ trụ bao la

+bâng khuâng, nhớ một cảm xúc của nỗi buồn, của sự cô đơn, lạc lõng.

=>Ngay từ nhan đề và câu thơ đề từ, tác giả đã gợi nên cảm xúc bao trùm, xuyên suốt toàn bộ bài thơ.

Khổ 1:

Thiên nhiên rộng lớn, mênh mông:

+Hình ảnhsóng gợn

+Hình ảnh con thuyềncon thuyền xuôi mái nước song songcàng tô đậm thêm sự hoang vắng, cô quạnh của cảnh vật.

Tâm trạng của chủ thể trữ tình được bộc lộ một cách trực tiếp:buồn điệp điệp, sầu trăm ngảtác giả đã diễn tả nỗi buồn dài cùng cực, như không bao giờ nguôi, không bao giờ dứt trong tâm khảm của nhân vật trữ tình

Khổ 2

Bức tranh đã từng bước hoàn thiện hơn bằng những hình ảnh hết sức mới mẻ:cồn nhỏ, gió đìu hiu, làng xa, chợ chiều, bến cô liêugợi tả cảnh vật nhỏ bé, cô độc, thoáng lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp của cảnh vật nơi đây.

Âm thanhtiếng chợ chiềugợi nên sự mơ hồ, tàn tạ, hoang vắng.

Sông dài trời rộng bến cô liêunhấn mạnh cái cô liêu của cảnh vật và sự lạc lõng, trống vắng, cô đơn của con người.

Khổ 3

Khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn:hàng nối hàng, mênh mông

Hình ảnhbèogợi sự nổi trôi, vô định

Câu trúc phủ địnhkhông cầu không đòđã phủ định hoàn toàn những con đường để kết nối với cuộc đời

Khổ 4

Hình ảnh thơ cô điểnmây, chimtác giả đã vẽ nên một bức tranh về quê hương, đất nước,.

Nỗi nhớ, tình yêu quê hương, đất nước của tác giả qua hai câu thơ cuối bài.

3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.

Huy Cận là một trong những cây bút tiêu biểu của phong trào thơ mới trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Hồn thơ Huy Cận luôn chất chứa một nỗi buồn nhân thế, một nỗi sầu vạn kỉ, nỗi buồn tủi về thân phận bơ vơ, nhỏ bé trước cuộc đời đầy bất trắc. Rồi từ đó Huy Cận thường tìm đến những không gian dài rộng choáng ngợp để làm nổi bật cảm giác cô đơn, rờn rợn của con người mà Tràng giang là một không gian lý tưởng để nhà thơ bộc bạch tâm sự của mình.

Bài thơ chính là hình ảnh một con sông đẹp mà buồn, cổ điển mà hiện đại, được khúc xạ qua nỗi lòng Huy Cận. Một thi nhân mất nước đang sống bơ vơ giữa cuộc đời chưa tìm thấy hướng đi cho mình trong cảnh đời nô lệ.

Huy Cận là một tác giả xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, với một giọng thơ rất riêng ông đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới năm 1930 đến 1945. Ông vốn quê quán ở Hương Sơn Hà Tĩnh, trước cách mạng tháng tám thơ Ông mang nỗi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật. Với các tác phẩm tiêu biểu như Lửa Thiêng, vũ trụ ca, kinh cầu tự. Nhưng sau cách mạng tháng 8 tâm hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được xây dựng từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, bài thơ cuộc đời vẻ đẹp thiên nhiên nỗi sầu nhân thế một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ Tràng Giang. Đây là một trong những bài thơ hay tiêu biểu và nổi tiếng của nhà thơ được viết vào mùa thu năm 1939 in trong tập Lửa Thiêng. Bài thơ được gợi cảm hứng khi Huy Cận đứng ở bờ Nam Bến chèm, Sông Hồng. Nhìn cảnh mênh mông sông nước lòng với vợ buồn cám cảnh cho kiếp người nhỏ nhoi, trôi nổi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn, hoài nghi thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại được nét hiện đại đã in dấu ấn toàn diện tạo nên vẻ đẹp độc đáo của một bài thơ mới.

Ngay từ đầu khi mới đọc nhan đề Tràng Giang ta đã bắt gặp một chất thơ cổ điển mà trang trọng. Tràng Giang cũng chính là Trường Giang, có nghĩa là sông dài. Nhưng nhà thơ không viết Trường Giang mà lại viết Tràng Giang, tạo nên phép điệp âm, một tâm mở và nhờ vậy gợi lên hình ảnh một con sông rộng, mà còn dài thăm thẳm. Tràng Giang lại là một từ Hán Việt cổ điển nên cũng kín đáo, gợi hình ảnh con sông cổ kính, lâu đời. Dòng tràng giang vì vậy không chỉ có chiều dài rộng địa lý, mà còn có chiều sâu của thời gian của lịch sử. Đó là con sông như đã chảy từ ngàn xưa đã trầm tích vào trong mình chiều sâu của hàng nghìn năm lịch sử, hàng nghìn năm văn hóa và dường như đã trải qua bao áng cổ thi bất hủ muôn đời.

Duy chiến trường giang thiên tế lựu

[Lý Bạch].

Tiếp nối sự cổ kính trang trọng ở nhan đề, chất cổ điển càng được tô đậm hơn qua lời đề từ của tác phẩm.

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.

Câu thơ đề từ qua đã ôm trọn chủ đề của bài thơ, các hình ảnh trời rộng sông dài gợi những phạm vi không gian khác nhau từ thấp đến cao, từ xa đến gần một không gian lớn lao mênh mông có tầm vũ trụ. Hình tượng này còn trở đi trở lại nhiều lần trong bài thơ.

Sông Dài trời rộng bên cô liêu.

Nỗi bâng khuâng buồn nhớ, chứa đựng đầy khắp không gian cảnh nào cũng gợi buồn nên bâng khuâng là cảm giác xao xuyến, trống trải của con người khi đối diện trước không gian mênh mông, rộng lớn, thì nhớ lại là niềm hoài niệm của con người để điều gì đó đã khuất xa trong thời gian, không gian. Cả dòng thơ đã bộc bạch trực tiếp nỗi niềm, tâm trạng con người bộc lộ nỗi khắc khoải của hồn thơ Huy Cận. Huy Cận dường như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian [Xuân Diệu].

Chất cổ điển được nhà thơ thể hiện xuyên suốt bài thơ thông qua việc sử dụng các thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ, như con thuyền, dòng sông, Cánh bèo, mặt nước. Kết hợp với những hình ảnh tượng trưng thường gặp trong thơ cổ, Tràng Giang, bến cô liêu, mây cao, núi bạc, khói hoàng hôn. Ẩn sau những hình ảnh rất đỗi bình dị ấy ta bắt gặp nỗi buồn thấp thoáng của một con người đang chìm vào hư không, mong mỏi một sự giải thoát cho tâm hồn.

Cảnh sông nước mênh mông, đẹp mà buồn, khung cảnh thiên nhiên ấy gợi lên niềm khao khát của một con người không tìm thấy tâm hồn đồng điệu trong cuộc đời, trong một thế giới mà nỗi buồn thân phận cô đơn đã trở thành nỗi sầu vạn kỉ của kiếp người.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang,

Không cầu gọi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Đoạn thơ miêu tả hình ảnh dòng sông vắng lặng như tờ không một con thuyền, không cầu qua lại, chỉ có những cánh bèo nối hàng mà trôi vô hướng. Đây cũng là một hình ảnh mà ta thường bắt gặp trong thơ ca cổ điển, hình ảnh những cánh bèo trôi vô định, không phương hướng gợi ra sự trôi nổi, lênh đênh, thân phận bèo bọt của một kiếp người. Dòng sông mênh mông thì không một chuyến đò ngang, không một nhịp cầu nối bờ, gợi ra đôi bờ của dòng sông như hai thế giới hoàn toàn xa lạ cách biệt cứ song song, lặng lẽ tiếp bãi vàng, không một chút niềm thân mật, không giao cảm giao hòa.

Dòng sông Tràng Giang ở dưới buồn và đẹp bao nhiêu thì ở trên lại có bầu trời sâu chót vót, mang một nét đẹp rất cổ điển.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiếu sa.

Hai câu thơ đã gợi cho ta nhớ đến câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Đỗ Phủ [Trung Quốc].

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Trên cái nền mênh mông của không gian, mây trôi thành cồn lớp lớp mây cao đùn núi bạc, rồi lên một cánh chim. Chim nghiêng cánh nhờ bóng chiếu xa.

Một con chim đã nhỏ lại nghiêng cánh Trăng làm cho nó nhỏ nhoi đến tội nghiệp. Đúng là cánh chim của thơ mới lãng mạn, vì cánh chim ấy không chỉ gợi ra sự nhỏ bé mà còn cô liu, lặng lẽ, cánh chim ấy sà xuống phía cuối chân trời như một tia nắng nhỏ buổi chiều rớt xuống. Đặc biệt là cánh chim ấy ta đã bắt gặp trong cổ thi khá nhiều.

ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

[chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan].

Chim mới về rừng tìm chốn ngủ.

[Chiều Tối của Hồ Chí Minh].

Mặc dù là một bài thơ mới lãng mạn nhưng Tràng Giang lại hội tụ những nét nghệ thuật độc đáo mang đậm dấu ấn đường thi. Bài thơ được làm theo thể thất ngôn trường thiên, đậm chất cổ điển làm cho nỗi buồn như chủ đạo cả bài thơ dường như cũng được kéo dài ra vô tận. Cách tổ chức tạo ra hình ảnh song song Thuyền về nước lại, nắng xuống trời lên, Sông dài trời rộng bờ sang bãi vàng. Những hình ảnh này kết hợp với nhịp điệu thơ truyền thống 3/4 gợi ra một âm hưởng trôi chảy, xuôi chiều. Một âm điệu thơ mênh mang, xao xuyến giữa hồn thơ và núi sông đất nước. Hai sắc thái cổ điển còn được bộc lộ qua cách sử dụng nghệ thuật đối đường thi tạo ra vẻ cân xứng, trang trọng, mở ra các chiều của không gian bao la, bát ngát. Đâu chỉ dừng lại ở đó ý vị cổ điển còn được nhà thơ Huy Cận khai thác triệt để qua việc dùng các từ ngữ, từ láy, hình ảnh mang đậm âm điệu cổ kính. Rải rác khắp bài thơ là hệ thống một loạt từ láy Tràng Giang, điệp điệp, song song, điều hưu, rờn rợn, lớp lớp. Tất cả đã tạo nên cho tui phẩm của Huy Cận một nét đẹp cổ điển rất riêng mang phong cách của riêng nhà thơ không thể pha lẫn vào đâu được.

Trang giang được sáng tác trong giai đoạn 1930 đến 1945 là một bài thơ mới lãng mạn nên màu sắc thơ ca bao trùm bài thơ phần lớn là màu sắc hiện đại.

Trước hết nét hiện đại trong bài thơ thể hiện ở những hình ảnh, âm thanh rất chân thực đời thường mà ta dễ bắt gặp trong cuộc sống thường nhật. Đó là các hình ảnh không ước lệ không đẹp một cách hoa mỹ, mà mang một vẻ đẹp giản dị chân quê. Hình ảnh một cành củi khô trôi chông chênh, vô định trên dòng nước cánh bèo trôi dạt nối hàng lênh đênh, ánh nắng, hoàng hôn nhạt nhòa soi rọi thưa thớt, đâu đây còn có âm thanh vụn vặt của văn chợ chiều. Tất cả làm nên một bức tranh quê hương gần gũi, quen thuộc bởi nó như một bức tranh thu nhỏ của quê hương sông nước Việt Nam.

Nét hiện đại trong bài thơ Tràng Giang còn được thể hiện ở một cái tôi mạnh dạn, táo bạo, giám trực tiếp bộc lộ nỗi buồn của riêng mình, mà đó cũng là nỗi buồn của cả một thế hệ thanh niên yêu nước thời bấy giờ chưa tìm thấy lối đi đúng đắn. Nỗi buồn man mác, bâng khuâng của cái tôi trữ tình ấy ẩn chứa sâu mỗi câu chữ của cả bài thơ.

Mở đầu bài thơ ta đã bắt gặp một nỗi buồn khó tả quang cảnh sông nước mênh mông, tất bật, bất tận.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi nước máy song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Ngay câu đầu bài thơ không chờ nói sông mà nói buồn nói về một nỗi buồn bất tận bằng một hình ảnh ẩn dụ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, như một nỗi buồn trùng trùng, điệp điệp khó dứt con thuyền thường là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh cô đơn vô định. Ở đây con thuyền xuôi mái theo dòng nước, hai vật vốn gắn bó xuôi chiều theo nhau ấy vậy mà ở đây thuyền và nước chỉ song song với nhau chứ không thân thiết. Bởi nước xuôi trăm ngả, thuyền theo ngả nào thuyền đi với dòng để rồi chia ly với dòng. Câu thơ thứ ba đã nói tới sự chia lìa tan tác Thuyền về nước lại sầu trăm ngả, thuyền buồn vì phải sẽ dòng, nước buồn vì không biết đi về đâu. Câu cuối đoạn này càng thể hiện tập trung cho kiếp người nhỏ nhoi lạc lõng vô định củi một cành khô lạc mấy dòng. Ca khổ thơ đầu đã vẽ nên một không gian sông nước bao la rời rạc hờ hững qua các đường nét con thuyền gánh củi gợn sóng. Theo đó là nỗi buồn điểm Điệp, sâu trăm ngả, không chỉ làm cho thuyền buồn cành củi buồn vợ xuống dòng sông buồn mà cả cái tôi trữ tình càng thêm được buồn khôn nguôi.

Khổ thơ thứ hai tiếp tục mạch cảm xúc của đoạn dạo đầu.

Lơ thơ còn nhỏ gió đìu hiu

Đầu Tiếng Làng xã Vạn chợ chiều,

Nắng xuống trồi lên sau chót vót

Sông dài trời rộng bên cô liêu.

Một cái còn nhỏ nơi thơ vắng vẻ lại thêm ngọn gió đìu hiu càng vắng vẻ buồn hơn như bị cuộc sống bỏ quên. Đến đây đã xuất hiện tín hiệu sống của con người, nhưng đó chỉ là âm thanh vật vẫn mông lung của một chợ chiều, làng xa đã vãn càng tăng thêm cảm giác bị bỏ quên ở đây. Hai dòng cuối cùng càng tô đậm thêm cảm giác lạc lõng, chơ chọi, không gian được mở ra ba chiều hết kích cỡ, năng xuống, trời lên, sông dài, trời rộng, nhưng lại không ăn nhập với nhau. Trong hai dòng thơ này nhà thơ đã đem đặt bên nhau những yếu tố không có gì là buồn để tạo nên một cảnh buồn, bởi lẽ giữa cái không gian bao la choáng ngợp ấy nhà thơ càng thấy mình như nhỏ nhoi biết bao. Cái mênh mông và im lặng đến đáng sợ như muốn nuốt chửng con người, nên đã buồn lại càng buồn hơn.

Tiếp nối sự dự nhập bởi nỗi cô đơn, do chiều cao vô cùng của bầu trời đem lại, thì những câu thơ tiếp theo sau đây nhẹ tựa như một tiếng thở dài đầy bâng khuâng và sầu muộn, của cái tôi trước tạo vật hững hờ. Nỗi sầu muộn đó sẽ còn tiếp tục gây ám ảnh, khi cái tôi trữ tình đối diện với một thiên nhiên gần như ngoảnh mặt làm ngơ với bao nỗi niềm cần sẻ chia của con người.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang,

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Giờ đây trên dòng sông chỉ có bèo duy nhất, bèo hàng nối hàng, không có đò ngang, không cầu bắc không một công trình mang dấu người, chỉ lặng lẽ thiên nhiên với thiên nhiên. Buồn lan theo cảnh trải dài ra bờ xanh, Bãi sậy, buồn tràn ngập cái tâm hồn thi sĩ mà không sao tả xiết.

Kết thúc bài thơ cũng là đỉnh điểm của nỗi buồn, nỗi buồn khó tả kết tụ thành một nỗi nhớ da diết thường trực. Đó cũng là một nét tâm trạng hiện đại, mới mẻ.

Lòng quê rờn rợn vờn con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Lòng quê rờn rợn là lòng thương nhớ quê nhà bắt nguồn từ sông nước Tràng Giang, thiên nhiên không chỉ là nơi gửi gắm nỗi buồn mà còn là nơi gửi gắm lòng thương quê nhà. Yêu thiên nhiên cũng là lĩnh vực biểu hiện lòng yêu đất nước, câu thơ cuối vừa phủ định không khói hoàng hôn, vừa khẳng định cũng nhớ nhà. Thể hiện trong bài Hoàng Hạc lâu cũng kết thúc bằng hai câu.

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khỏi sống cho buồn lòng ai.

Thơ xưa cần đến cái gợi nhớ để nhớ, nhưng Huy Cận không cần cái gợi nhớ cũng òa lên nức nở. Điều đó chứng tỏ nỗi nhớ thương quê nhà luôn thường trực, gia giết trong tâm khảm nhà thơ.

Tràng Giang, thật đúng là một thi phẩm tuyệt tác của phong trào thơ mới, cả bài thơ vừa mang màu sắc cổ điển, lại hòa lẫn với phong vị hiện đại đã mang đến cho người đọc một cảm xúc rất mới mẻ và khó quên. Bài thơ đúng như lời của Huy Cận Tràng Giang là bài thơ tình, tình gặp cảnh một bài thơ về tâm hồn./.

Phân tích Tràng giang

Lời đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài khái quát chủ đề của cả bài thơ là một nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai khi đứng giữa đất trời mênh mông, rộng lớn và bao la. Bài thơ toát lên vẻ đẹp vừa hiện đại, vừa cổ điển, cũng là một nét đặc trưng trong thơ của Huy Cận.

Mở đầu bài thơ là cảnh sông nước, khổ thơ đầu làm người đọc liên tưởng đến con sông thăm thẳm chứa đựng biết bao nỗi buồn miên man

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện khá rõ ngay từ bốn câu đầu tiên này. Với một loạt những từ ngữ gợi nỗi buồn thê lương buồn, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng kết hợp với từ láy điệp điệp, song song ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái của thơ Đường thidường như đã lột tả được hết thần thái và nỗi buồn vô biên, vô tận của nhà thơ.Trên dòng sông gợi sóngấy là hình ảnhmột con thuyền xuôi mái, lững lờ trôi thể hiện trong tĩnh có động nhưng sao người đọc vẫn cảm thấy vẻ lặng tờ, mênh mông của thiên nhiên, một dòng tràng giang dài và rộng mênh mang, vô tậnbiết bao. Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận và lòng người cũng đầy ắp những nỗi buồn khó tả. Hình ảnh thuyền, nước vốn đi liền với nhau, thế mà Huy Cận lại để chúng xa cách nhau thuyền về nước lại sao nghe mà xót xa thế. Chính vì thế mà gợi lên trong lòng người một nỗi sầu trăm ngả. Lượng từ trăm kết hợp cùng chỉ số mấy đã thổi vào câu thơ một nỗi buồn dài vô tận, không có điểm dừng.

Nỗi buồn ấy được trút hết vào câu thơ cuối củi một cành khô lạc mấy dòng, Huy Cận đã khéo dùng phép đảo ngữ kết hợp với các từ ngữ chọn lọc, thể hiệnsự cô đơn, lạc lõng trước cảnh sắc bao la, rộng lớn. Một gợi lên sự cô đơn, đơn chiếc, cành khô: gợi lên sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, còn lại thân xác trơ trụi, khô héo, lạcmang nỗi sầu vô đinh, trôi nổi, không có định hướng trên mấy dòng là thể hiện sự chảy trôi một cách hư vô. Hình ảnh cành củi khô cứ trôi mãi trong vô định khiến người đọc cảm thấy trống vắng, cô đơn đến lạ, thể hiện một kiếp người long đong, đang trôi dạt giữa cuộc sống bộn bề chật chội.

Đến khổ thơ thứ hai dường như muốn đẩy nỗi hiu quạnh tăng lên gấp bội.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Hai câu thơ đầu phảng phất một khung cảnh đìu hiu, buồn man mác của một làng quê nghèo, thiếu sức sống. Hình ảnh cồn nhỏ với tiếng gió thổi đìu hiu như phủ lên mình một nỗi buồn mặc định đến da diết. Đến nỗi nhà thơ phải đặt một câu hỏi sao ngay cả tiếng ồn ào của phiên chợ chiều cũng không nghe thấy hay phải chăng phiên chợ đó cũng buồn hiu quạnh như ở nơi đây. Từ đâu cất lên thật thê lương, không điểm tựa để bấu víu. Sông dài, trời rộng, bến cô liêu , khung cảnh hiện lên qua câu thơ của Huy Cận sao mà hoang sơ, tiêu điều thế, nơi bến nước không có một bóng người qua lại, không có một tiếng động của cỏ cây hay tiếng thở của con người xung quanh chỉ có đất trời dài rộng, cô đơn lẻ loi một mình. Hai câu thơ cuối tác gải đã mượn trời, sông để tả cái mênh mang vô định của đất trời, của lòng người. Nahf tơ không dùng trời cao mà lại dùng trời sâu để đo chiều sâu thực sự là nét tunh tế, độc đáo trong thơ Huy cận. Câu cuối đoạn như nói hết, lột tả hết nỗi buồn sâu thẳm không biết ngỏ cùng ai, nhà thơ đã phải nói thẳng sự cô liêu.

Sang khổ thơ thứba, tác gải muốn tìm sự ấm áp của đất trời mênh mông nhưng dường như cảnh sắc thiên nhiên lại không như lòng người mong đợi

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Đọc khổ thơ thứu 3, người đọc cảm nhận một sự chuyển biến, vận động của thiên nhiên, không còn buồn rầu, u mê như những khổ thơ đầu và khổ thơ thứ 2.Từ dạt đã diễn tảtinh tế sự chuyển biến của vạn vật thiên nhiênTuy nhiên nó lại được gắn liền với hình ảnh bèo màbèo thìvốn vô định, trôi nổi khắp nơi, không có nơi bấu víu cứ lặng lẽ dạt về đâu, chẳng biết dạt về đâu, cũng chẳng biết dạt được bao nhiêu lâu nữa. Mặt nước mênh mông không có một chuyến đò. Tác giả chỉ đợi chờ một chuyến đò để thấy được rằng sự sống đang tồn tại nhưng dường như điều này là không thể.

Đến khổ thơ cuối cùng, những cảm xúc, bút pháp của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm, nét vẽ chấm phá dùng rất đắc điệu

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Nét chấm phá trong hình ảnhmây cao và núi bạc giống như trong thơ Đường càng khắc sâu sự cô đơn, buồn phiền.Hình ảnh chim nghiêng cánh và bóng chiều sa là sự hữu hình hóa cái vô hình của tác giả. Bóng chiều làm sao có thể nhìn thấy được nhưng qua ngòi bút và con mắt của tác giả người ta đã hình dung ra được trời chiều đang dần buông xuống. Mây ở đây chất chồng lênnhau, ánh lên trong nắng chiều, làm cho cả bầu trời trở nên đẹp đẽ và rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy, một cánh chim nhỏ nhoi xuất hiện. Cánh chim bay giữa những lớp mây cao đẹp đẽ, hùng vĩ như càng làm nổi bật lên cái nhỏ bé của nó. Nó đơn côi giữa dất trời bao la,như tâm hồn nhà thơ bơ vơ giữa cuộc đời chông chênh vậy.

Sang hai câu thơ cuối cùng chính là nỗi nhớ nhà nhớ, nhớ quê được tác giả bộc lộ một cách rõ ràng, tất cả những tình ảm ấy nhàthơ chẳng biết gửi vào đâu mà chỉ biết chất chứa đong đầy trong trái tim mình. Hai từ dờn dợn gợi nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng trước cảnh hoang vắng của một chiều khi hoàng hôn buông xuống. Câu thơ muốn nói lên nỗi nhớ quê hương da diết của nahf thơ khi đứng trước sông nước rợn ngợp.Không khói hoàng hôn nghĩa là không một yếu tố ngoại cảnh nào tác động trực tiếp nhưng cảnh vật vẫn gợi trong lòng nhà thơ một nỗi nhớ quê cha đất tổ. Câu thơ cuối như bộc lộ tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm xuyên suốt bài thơ. Lúc nào trong lòng Huy Cận cũng mang một cái tình quê sâu đậm, một nỗi nhớquê da diết khôn nguôi.

Tràng giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.Bài thơ Tràng giang của Huy Cận với sự kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh. Qua đó khắc họa được tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của Huy Cận. Dưới hình thức một bài thơ mang đậm phong cách thơĐường thi, kết cấu mạch lạc và cái tài sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả, bài thơ hiện lên như một bản hòa ca mà ở đó, các nốt nhạc đều hợp sức tấu lên khúc ca yêu thiên nhiên, đất nước. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết :Tràng giang là một bài thơ ca non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc.

Bài thơ tràng giang là bài thơ đặc sắc trong cuộc đời thơ ca của Huy Cận.Bài thơ là sự kết hợp bút pháp hiện thực đan xen bút phápcổ điển đã khắc họamột bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh, qua đó bộc lộtâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của nhà thơ.Bài thơ tràng giang của Huy Cậnđãđể lạirất nhiều tình cảm, ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề