Xua còn có tên gọi khác là gì

Nói về tên gọi Sài Gòn thì lâu nay vô số người tò mò. Theo tác giả tập sách Tạp ghi Việt Sử Địa [tập 3, NXB Trẻ] Nguyễn Đình Đầu thì: “Tên Sài Gòn xuất hiện rất sớm, có lẽ ngay từ buổi đầu khi lưu dân Việt Nam tới khẩn hoang vùng đất này từ cuối thế kỷ 16 hay đầu thế kỷ 17".

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết thêm: "Hiện mới nhận diện được hai chữ Hán Nôm Sài Gòn, mà Lê Quý Đôn đã ghi trong Phủ biên tạp lục viết năm 1776, kể lại biến cố: Tháng 4 [1672], Nguyễn Dương Lâm chia quân làm hai đạo nhân đánh úp lũy Gò Bích, chặt đứt bè nổi và xích sắt, tiến thẳng vào thành Nam Vang. Nặc Đài chết, Nặc Thu ra hàng. Tháng 7 rút quân về lập Nặc Thu làm chính quốc vương đóng ở Cao Miên, Nặc Nộn làm Thứ trưởng Quốc vương đóng ở Sài Gòn, hàng năm triều cống" [Lê Qúy Đôn toàn tập, trang 62].

"Như vậy, hai chữ Hán Nôm Sài Gòn đã xuất hiện từ 1776 để nói lên cái tên Sài Gòn của một địa phương đã có ít nhất từ năm 1776 đến nay, không hề thay đổi, vẫn giữ nguyên một dạng mãi mãi”, ông Đầu khẳng định.

Đường xe lửa Sài Gòn - Gò Vấp năm 1910

Ảnh: TL của Tam Thái

Sài Gòn là nơi có nhiều... củi gòn 

Quay lại với những tài liệu của Trương Vĩnh Ký mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho rằng là “người đầu tiên bàn về nguồn gốc địa danh Sài Gòn một cách cẩn trọng nhất”, tác giả Tạp ghi Việt Sử Địa trích luận bàn của Trương Vĩnh Ký như sau: “Sài Gòn là tên xưa đặt cho thành phố Hoa kiều bấy giờ. Theo tác giả Gia Định thông chí, Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ [để đun, đốt]; Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn hoặc cây bông gòn [nhẹ và xốp hơn bông thường]. Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh những đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận. Người Pháp gọi thành phố là Sài Gòn vì thấy tên này có ghi trong các bản đồ địa lý của tây phương vẽ, ở đây người ta gọi thành phố bằng một tên phổ thông nhưng nôm na, xưa nay tên này chỉ chung cả địa phận tỉnh Gia Định”.

Cây gòn đại thụ bên cạnh kênh Tàu Hũ được nhiếp ảnh gia Tam Thái chụp năm 1995

Ảnh: Tam Thái

Mặc dù có nhiều “nghi án’ về tên gọi Sài Gòn nhưng cho đến nay, theo ông Nguyễn Đình Đầu vẫn chỉ 3 giả thuyết chính: Thứ nhất là Sài Gòn bởi Đề Ngạn [người Hoa đọc Tai - Ngon], vì cho rằng người Hoa xây dựng Chợ Lớn từ năm 1778, rồi đặt tên cho thành phố đó là Tai - Ngon, người Nam bắt chước phát âm lại là Sài Gòn. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu lập luận khác để bác quan điểm này: “Chúng tôi phỏng định vùng Chợ Lớn tức Sài Gòn phố thị xưa đã thành lập từ năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam để lập ‘xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Từ đó con cháu người Tàu ở nơi Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương. Như vậy có Sài Gòn rồi mới có Tai - Ngon’.

Giả thuyết Sài Gòn để nói nơi có nhiều củi gòn thì cũng chỉ “nghe người ta nói” chứ không phải Trương Vĩnh Ký chủ trương. Không hiểu sao Vương Hồng Sển cũng theo đó mà gán cho Trương Vĩnh Ký mạnh hơn: “Trong tập Souvenirs Historiques cụ Trương Vĩnh Ký quả quyết người Khmer có trồng gòn chung quanh đồn cây Mai và chính người còn thấy vài gốc cổ thụ này tại vùng đất ấy năm 1885”. Sự thật, qua quá trình cẩn trọng tìm kiếm các tư liệu so sánh, ông Nguyễn Đình Đầu khẳng định trong sách: “Các tác phẩm của Trịnh Hoài Đức không có chỗ nào giải nghĩa hoặc chú thích về hai chữ Sài Gòn”.

\n

Đường nối từ Sài Gòn - Chợ Lớn vào thế kỷ 19 [nay là đường Nguyễn Trãi]

Ảnh: TL của Tam Thái

Chợ Bình Tây xưa

Ảnh: T.L

Ông Đầu viết tiếp: "Trên báo Le Courrier de Saigon số ra ngày 20.1.1868 lại nêu giả thuyết: Tên Sài Gòn có lẽ biến đổi từ chữ Kai – gòn, tên gọi loại cây sản xuất ra bông gòn. Cây gòn, có rất thường ở Nam Kỳ, hay được dùng làm hàng rào cây tươi. Vào thời kỳ người Nam chiếm đóng xứ này, dân đó có một đồn lũy với đặc thù ấy, bởi thế có tên gọi Sài Gòn”.

Chưa kể, sách Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ năm 1875, Trương Vĩnh Ký công bố một danh sách 187 địa danh Việt – Miên có 57 tên thị trấn, trong đó Sài Gòn gọi là Prei Nokor.

Một góc Sài Gòn xưa qua những bức ảnh cũ còn sót lại

Ảnh: T.L

"Trong quá trình tìm ra cách đọc cho đúng địa danh Khmer Prei Nokor: nên gọi là Prei Nagaram, hoặc Prei Nagara hay Prei Nagar", nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu phân tích, rồi đi đến kết luận: “Theo thiên kiến kẻ viết bài này: nếu Prei Nagar đọc"‘tắt" cho hợp với thế độc âm của người Việt thành Rai N’gar hoặc Rai Gar hay Rai Gor, do đó Rai Gor [là cách đọc-PV] không còn xa nhau lắm, nghe ra khá xuôi tai. Rai Gon [ở nguyên bản viết tay có lẽ là Rài Gòn] là lối phiên âm tên thành phố bằng mẫu tự La tinh sớm nhất [1747] mà chúng tôi đã may mắn tìm thấy như đã dẫn chứng, rồi từ Rài Gòn đến Sài Gòn chỉ còn bước ngắn sau một thời gian, Rài Gòn rơi rụng, còn Sài Gòn thì tồn tại mãi đến ngày nay”.

Kể từ đó địa danh Sài Gòn tồn tại ít nhất 300 năm. Kể từ 1674 đến 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chia Sài Gòn phát triển thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1674 - 1861: Sài Gòn chỉ là tên Nôm, tục danh, tuy rất thông dụng. Giai đoạn 1861 - 1975 là địa danh hành chánh. Sau này Sài Gòn có tên gọi TP.HCM lại "liên tục phát triển", trở thành một trong những đầu tàu kinh tế, văn hóa của đất nước. 

Tin liên quan

Hoàng hôn trên Hồ Tây

Có lẽ không ai còn nhớ thuở khai thiên lập địa, hồ này có tên gọi là gì.

Cũng như Đại La – Thăng Long - Đông Đô - Bắc Thành – Hà Nội hay đối với Sông Cái – Nhị Thuỷ – Nhị Hà - Hồng Hà, trải qua đằng đẵng các thời kỳ lịch sử, Hồ Tây cũng có những tên gọi khác nhau. Điều này phụ thuộc vào ý nghĩa văn hóa từng thời đại, cũng như ý chí chủ quan của con người, nên mỗi tên gọi ấy đều gắn với từng sự tích, từng câu chuyện dân gian.

Đầm Xác Cáo

Đầm Xác Cáo có lẽ là tên gọi xưa nhất của Hồ Tây. Tên gọi này gắn với sự tích con Hồ ly tinh chín đuôi. Sự tích kể rằng nơi đây ngày xưa là rừng rậm hoang vu và nhiều gò núi. Ở đó, có một con Hồ ly tinh chuyên tác oai tác quái quấy nhiễu đời sống dân lành. Nhưng việc diệt trừ Hồ ly tinh được kể trong các câu chuyện dân gian cũng khác  nhau. Một chuyện cho rằng Lạc Long Quân vì thương xót con dân nên đã dâng nước biển dìm chết con cáo và tạo ra hồ nước. Một câu chuyện khác kể về Huyền Thiên cũng vì thương xót và nghe lời cầu khẩn của dân chúng mà diệt trừ con cáo. Việc diệt trừ xảy ra ác liệt, khi con cáo bị diệt xong đã tạo ra một hồ nước. Từ đó, hồ có tên là Đầm Xác Cáo.

Nguyễn Huy Lượng trong Tụng Tây Hồ phú có câu:

Trước bạch hồ nào ở đó làm hang,

Long vương hổ nên vùng đại trạch

là để nói về sự tích này.

Hồ Kim Ngưu

Hồ Kim Ngưu gắn với sự tích con trâu vàng. Song sự tích này được kể khác nhau. Một câu chuyện kể rằng con Kim ngưu khi nghe tiếng chuông của ông Khổng Lồ ngỡ là tiếng trâu mẹ gọi, bèn chạy từ Trung Quốc sang đến bên quả chuông lớn. Nó cứ loay hoay tìm quanh quả chuông, rút cuộc làm đất lở khiến cả quả chuông và mình sụt xuống tạo thành một vực sâu. Về sau mưa làm ngập lụt tạo thành hồ, cả quả chuông lẫn con trâu vàng đều không vớt được.

Câu chuyện khác thì kể rằng ngày xưa ở Núi Tiên Du có con Trâu vàng bị một Pháp sư yểm bùa, vùng dậy chạy. Chạy mãi, chạy mãi qua mỗi nơi, bằng sức mạnh của mình, nó đều tạo ra các dấu tích. Cuối cùng nó chạy tới đầu Sông Tô gặp một hồ nước, nó nhao xuống bơi lội thỏa thích rồi ở luôn trong lòng như đứa con lưu lạc vừa tìm được mẹ. Từ đó, Hồ Tây có tên là Hồ Kim Ngưu và dân gian còn truyền tụng câu:

Trâu vàng ẩn mãi giữa hồ,

Nước dù cạn vẫn mịt mù tăm hơi.

Lãng Bạc

Theo Tây Hồ chí thì sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa bi hùng của Hai Bà Trưng, Tướng quân Mã Viện với tư cách là kẻ thôn tính văn hóa đã gọi Hồ Tây là Lãng Bạc với ý nghĩa hồ đầy sóng vỗ. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa rõ nhất vào những ngày giông bão, mặt hồ rộng, sóng nước nổi lên ầm ầm, tạo ra một cảnh hồ hùng tráng và nên thơ.

Làng mạc ven Hồ Tây xưa - Ảnh tư liệu

Dâm Đàm

Dâm Đàm với ý nghĩa là đầm tràn đầy nước. Có lẽ ý nghĩa ấy muốn nói tới sự rộng lớn, mênh mang sóng nước của Hồ Tây. Tên gọi này cũng không biết chính xác được gọi trong thời gian nào, nhưng theo cố  GS. Trần Quốc Vượng thì Dâm Đàm có tên thật từ thời Lý - Trần [Thế kỷ X – XV] với huyền tích Lý Nhân Tông ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù, có thuyền tới gần, trên có hổ, Mục Thận quăng lưới bắt hổ, hóa ra đó là Thái sư Lê Văn Thịnh, và ông cho rằng Dâm Đàm nghĩa là Hồ mù sương.

Câu chuyện về vụ Thái sư Lê Văn Thịnh mưu hại Vua Lý Nhân Tông được các sách ghi chép khác nhau. Sách Việt điện u linh, Truyện Thái uý Trung duệ Vũ Lượng Công của Lý Tế Xuyên [Thế kỷ XIII] có đoạn viết: “Trong thời Lý Nhân Tông, quan Thái sư Lê Văn Thịnh nuôi được một tên gia nô người Đại Lý, có thuật lạ đọc thần chú biến được thành hổ báo. Lê Văn Thịnh cố dỗ dành tên gia nô dạy pháp thuật cho mình, sau khi học được rồi thì Văn Thịnh lập mưu giết chết tên gia nô và định dùng nó để hại Vua cướp ngôi”.

Vụ án Đâm Đàm này là một câu chuyện hoang đường, nó chỉ có thể là một màn nguỵ trang cho một sự tranh giành quyết liệt trong nội bộ triều đình nhà Lý vào cuối Thế kỷ XI và sự thất thế dẫn đến việc buộc phải ra đi của Lê Văn Thịnh. Hoặc giả, nó phản ánh về sự mâu thuẫn tôn giáo, tư tưởng xã hội của thời đại.

Lúc này, Nho giáo đang dần khẳng định vị trí của mình mà Lê Văn Thịnh là người khai khoa cho lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam. Lê Văn Thịnh quê ở Bắc Ninh, ông đỗ đầu khoa Minh kinh bác học năm 1075, đời Lý Nhân Tông, ông từng làm chức Thị lang Bộ Binh.

Năm 1084, ông làm Chánh sứ đi sứ sang Tống, bằng tài ngoại giao, ông đòi lại được vùng đất Vật Dương, Vật ác [Cao Bằng] từ triều đình phương Bắc. Vì công lao của ông đối với triều chính, Lê Văn Thịnh được phong Thái sư năm 1096.

Sử sách không thấy ghi mâu thuẫn triều chính của Lê Văn Thịnh nên khi vụ án Dâm Đàm xảy ra, ông bị xích sắt đóng cũi và bị đày lên thượng nguồn Sông Thao nhưng không bị giết vì nhà Vua đã nghĩ đến công lao của ông.

Còn Mục Thận làm nghề chài lưới đánh bắt cá ở Dâm Đàm, nhờ có công cứu Vua Lý Nhân Tông nên được phong làm Đô uý và được ban đất quanh hồ làm thực ấp. Khi mất, ông được lập đền thờ ở Làng Võng Thị, truy phong tước Thái úy Duệ Lượng Công.

Thật là:

Đền Mục Lang hương lửa chẳng rời,

Tay lưới phép còn ghi công bắt hổ

[Nguyễn Huy Lượng – Tụng Tây Hồ phú]

Một vụ án đậm chất thần bí, hoang đường ma thuật phản ánh mâu thuẫn tôn giáo của một thời đại. Về sự việc này, Vua Tự Đức [1848 – 1883] có thơ vịnh:

Yên ba cửa dĩ ký bình tung,

Tự liệu quân vương giải cấu phùng.

Võng lý vô ngư hoàn hữu hổ

Tây Hồ hà loạn thiếu ngư long.

[Khói sóng đã lặng yên, việc cũ qua rồi, Giúp rập nhà Vua, mà gỡ bỏ mối gặp gỡ. Trong lưới không có cá, chỉ có hổ. Lo gì Hồ Tây mà thiếu cá!]

Tây Hồ

Sử sách ghi rằng: “Đến năm 1573, để tránh tên húy của Vua Lê Thế Tông là Duy Đàm, người ta đổi là Tây Hồ”.

Cái tên Tây Hồ có từ đó, ngoài lý do trên, có lẽ việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Trung Quốc cũng có Tây Hồ nổi tiếng ở Hàng Châu. Việc đặt tên các địa danh, sông hồ của Việt Nam theo Trung Quốc là chuyện bình thường. Nhiều người giải thích rằng Tây Hồ nghĩa là hồ phía Tây Kinh thành, e không hợp lý. Cũng như Hà Đông, nếu xem bản đồ Hà Nội, thì địa danh trên không đúng theo phương vị Đông và Tây.

Tây Hồ là cách đọc Hán Việt của Hồ Tây, và Hồ Tây đã trở thành cái tên gần gũi, lâu dài, nên thơ nhất đối với người Hà Nội cũng như nhân dân cả nước.

Đoài Hồ

Chúa Trịnh Tạc [1657 – 1682] được phong tước Tây Vương, nên địa danh có chữ Tây bị ông ra lệnh đổi thành Đoài [quẻ Đoài thuộc phương Tây – ý nghĩa như nhau, âm và chữ khác nhau] như Sơn Tây gọi thành Xứ Đoài, bởi vậy nên Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ.

Nhưng cái tên Đoài Hồ không được dùng lâu, đến hết đời Chúa Trịnh Tạc dân ta gọi lại như cũ là: Hồ Tây.

* Tiêu đề do Tòa soạn đặt

Trích Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long


Video liên quan

Chủ Đề