Xuất khẩu phi mậu dịch là gì

Xuất khẩu phi mậu dịch là gì

Hàng phi mậu dịch là loại hàng không được buôn bán, tức là ko có thanh toán, nó bao gồm các loại hình: biếu tặng, hàng mẫu, quảng cáo, hành lý cá nhân…. những loại ko phải thanh toán. Nhập khẩu phi mậu dịch thì là hàng nhập không có Contract (hợp đồng) và 2 bên thường dùng Agreement (thỏa thuận) để thay thế Hàng nhập khẩu phi mậu dịch là hàng nhập khẩu không phải để bán

Hàng nhập theo hình thức mậu dịch hay phi mậu dịch thì đều phải trả phí vận chuyển quốc tế và trị giá tính thuế (khai với HQ) Nhập phi mậu dịch có lợi ích đặc biệt là bên mua không phải tra tiền bên bán, giá thường thấp nên kê khai hải quan đóng thuế ít.... hình thức nhập phi mậu dịch là nhập hàng tặng, viện trợ…chứ không phải dùng để nhập hàng về bán.

Căn cứ điểm I mục 3 Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan quy định :
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm:
1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
2. Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên;
3. Hàng viện trợ nhân đạo;
4. Hàng hoá tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
5. Hàng mẫu không thanh toán;
6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc của người xuất nhập cảnh;
7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
9. Hàng phi mậu khác.
Cả hàng phi mậu dịch và mậu dịch đều có hóa đơn (invoice). Tuy nhiên, trên hóa đơn hàng phi mậu dịch có thêm dòng chữ: The good is no commercial value hoặc The value for customs purpose only….
Khi tiến hành làm thủ tục nhập hàng hóa phi mậu dịch, bên nhập khẩu hoặc XK vẫn phải mở tờ khai và đóng thuế (nếu có) cho lô hàng đó, người ta hay gọi là : "Tờ khai phi mậu dịch''

Hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch là hàng hóa xuất nhập khẩu không mang mục đích thương mại, không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch có thuế phải nộp thuế ngay trước khi thông quan hàng hóa.

Quy trình cụ thể:

1/ Đăng ký tờ khai: 

Hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu phi mậu dịch.


1. Giấy tờ phải nộp gồm:
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính.
b) Vận tải đơn (trừ trường hợp hàng hóa mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế): 01bản sao.
c) Văn bản uỷ quyền (nếu ủy quyền người khác ): 1 bản chính.Ngoài ra, tuỳ theo hình thức nhập khẩu phi mậu dịch, sẽ phải nộp thêm các giấy tờ sau:

d) Tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính.

e) Quyết định hoặc giấy báo tin của cơ quan công an cho phép cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép trở về định cư ở Việt Nam, hoặc hộ chiếu Việt Nam hoặc Giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn có giá trị về nước thường trú, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu: 01 bản sao có công chứng kèm bản chính để đối chiếu (theo Thông tư số 16/2008/TT- BTC ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe gắn máy hai bánh không nhằm mục đích thương mại).

g) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức từ nước ngoài vào Việt Nam: 01 bản sao.

h) Giấy phép nhập khẩu hàng hóa (đối với trường hợp nhập khẩu hàng có điều kiện): 01 bản chính.

i) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có): 01 bản gốc.

k) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hóa: 01 bản sao.

l) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có.

Hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu phi mậu dịch.

1. Giấy tờ phải nộp gồm:
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính.
b) Văn bản uỷ quyền (nếu ủy quyền người khác ): 1 bản chính.

Ngoài ra, tuỳ theo hình thức nhập khẩu phi mậu dịch, sẽ phải nộp thêm các giấy tờ sau:


c) Văn bản cho phép xuất khẩu viện trợ nhân đạo và tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp xuất khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính.

d) Văn bản cho phép định cư ở nước ngoài của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp xuất khẩu tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình): 01 bản sao có công chứng.

e) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức ra nước ngoài: 01 bản sao có công chứng.

g) Giấy phép xuất khẩu hàng hóa (đối với trường hợp xuất khẩu hàng có điều kiện): 01 bản chính.

h) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có.

*Tùy theo từng mặt hàng doanh nghiệp có thể nộp bổ sung:

- Đơn xin nhập khẩu / xuất khẩu hàng hoá phi mậu dịch.
- Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng đóng gói không đồng nhất): 1 bản chính, 1 bản sao.

2/ Kiểm tra thực tế hàng hóa:

Hình thức kiểm tra: 

Hàng phi mậu dịch xuất nhập khẩu đều phải kiểm tra thực tế hàng hóa, hình thức, mức độ kiểm tra do Lãnh đạo chi cục Hải quan quyết định theo quy định tại điểm III.2, mục I, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC.

3/ Danh mục miễn thuế hành lý, quà biếu theo chế độ phi mậu dịch:

a/ Hàng nhập khẩu là quà biếu, quà tặng: Căn cứ điểm 4 phần II mục D Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

+Trị giá không quá 30 triệu đồng đối với hàng tặng cho tổ chức Việt Nam.
+Trị giá không quá 1 triệu đồng đối với hàng tặng cho cá nhân Việt Nam.nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng.

Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế theo quy định trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt trừ một số trường hợp được miễn thuế toàn bộ:

+Đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt đồng bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể

+Lô hàng quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện, nghiên cứu khoa học.

+Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi thuốc chữa bệnh về cho thân nhân tại Việt Nam là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa có xác nhận của chính quyền địa phương.

b/ Định mức miễn thuế của người nhập cảnh: Căn cứ Bảng định mức ban hành kèm theo Nghị định 66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002.

*Lưu ý:
     -Mục 1, 2, 3 trẻ em dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này.

     -Cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngoài tiêu chuẩn hành lý miễn thuế theo định mức trên còn được xét miễn thuế số hàng hóa mang theo trị giá không quá 1 triệu đồng để làm quà biếu, tặng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Hành lý của người nhập cảnh (vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích của chuyến đi) phải khai báo hải quan trong các trường hợp:

-Vượt định mức miễn thuế.
-Hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi.
-Dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập.
-Mang theo thuốc gây nghiện.
-Mang theo thuốc chữa bệnh trên 30 USD.
-Mang theo ngoại tệ trị giá trên 7.000 USD hoặc  đối với các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trên 15.000.000VND.

KHAI BÁO HẢI QUAN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH.

1. Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.

2. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP, do Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định. Riêng hàng hóa hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ (hàng ngoại giao / đại sứ quán) thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.

3. Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Thông quan hàng hóa phi mậu dịch
a) Việc ký, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan do công chức hải quan tại khâu cuối cùng thực hiện.
b) Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì việc ký, đóng dấu xác nhận “đã làm thủ tục hải quan” do Lãnh đạo Chi cục thực hiện.

Thủ tục hải quan được hoàn thành, hàng hóa được thông quan sau khi các công việc trên được thực hiện.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT  

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (hàng phi mậu dịch) gồm:

1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

2. Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này.

3. Hàng hóa viện trợ nhân đạo.

4. Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế.

5. Hàng mẫu không thanh toán.

6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh có thời hạn.

7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân.

8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế.

Người khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch là một trong các đối tượng sau đây:

1. Chủ hàng.

2. Người được chủ hàng uỷ quyền bằng văn bản.Địa điểm làm thủ tục xuất nhập khẩu phi mậu dịch: Các chi cục hải quan cửa khẩu.


Xuất khẩu phi mậu dịch là gì

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (Phi mậu dịch).

Căn cứ theo quyết định số 3125/QĐ-TCHQ ngày 15/01/2013 về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Theo đó, sẽ áp dụng hai mẫu phiếu nghiệp vụ mới đối với quy trình xuất, nhập khẩu hàng hóa phi thương mại.

- Mẫu 01/PYCNV/2012: Phiếu yêu cầu nghiệp vụ được hải quan dùng thông báo trả hồ sơ chưa đủ điều kiện để đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu/nhập khẩu phi mậu dịch.
- Mẫu 02/PTN-BGHS/2012: Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan hàng phi mậu dịch.

Địa điểm làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.


- Hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch chuyển cảng đến theo quy định.
- Hàng hóa xuất khẩu phi mậu dịch làm thủ tục hải quan tại các Chi cục Hải quan được thành lập theo quy định.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch gồm 4 bước: 


1. Tiếp nhận, kiểm tra chi tiết hồ sơ, đăng ký tờ khai hải quan.
2. Kiểm tra thực tế hàng hóa xác nhận kết quả kiểm tra.
2. Tính, thu thuế và lệ phí hải quan.
4. Phúc tập hồ sơ.

Hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch áp dụng cho quy trình này gồm: 


- Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam. 
- Của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo.
- Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân.
- Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế. 
- Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế…

Về mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa XK, NK phi mậu dịch áp dụng Thông tư số 190/2011/TT-BTC quy định mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.


Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (ký hiệu là HQ/2011-PMD) và phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (ký hiệu là PLHQ/2011-PMD) được in song ngữ tiếng Việt Nam và tiếng Anh. Mỗi loại tờ khai và phụ lục tờ khai gồm 2 bản (01 bản Hải quan lưu và 01 bản người khai lưu).

Xuất khẩu phi mậu dịch là gì

COMMENTS

Thông tư số 190/2011/TT-BTC Quy định về mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa XK, NK phi mậu dịch.

Ngày 20/12/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 190/2011/TT-BTC quy định mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.

Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (ký hiệu là HQ/2011-PMD) và phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (ký hiệu là PLHQ/2011-PMD) được in song ngữ tiếng Việt Nam và tiếng Anh. Mỗi loại tờ khai và phụ lục tờ khai gồm 2 bản (01 bản Hải quan lưu và 01 bản người khai lưu).

Tờ khai và phụ lục tờ khai có nền màu hồng và có dòng chữ “XNK-PMD” trên nền tờ khai, phụ lục tờ khai; tờ khai và phụ lục tờ khai có kích thước là khổ A4 (21cmx29,7cm)

Tờ khai và phụ lục tờ khai được phát miễn phí cho người khai hải quan để làm thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục địch thương mại (hàng phi mậu dịch).

Người khai hải quan có thể kê khai trực tiếp trên tờ khai, phụ lục tờ khai hoặc kê khai theo định dạng chuẩn của tờ khai, phụ lục tờ khai trên máy tính và nội dung kê khai được in ra trên tờ khai (HQ/2011-PMD) và phụ lục tờ khai (PLHQ/2011-PMD).

Người khai hải quan khi kê khai trực tiếp trên tờ khai, phụ lục tờ khai và cán bộ, công chức hải quan khi đăng ký số tờ khai, xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, ký tên trên tờ khai, phụ lục tờ khai chỉ được sử dụng một loại mực, không dùng loại mực đỏ, bút chì hoặc các thứ mực dễ phai không thể hiện rõ nội dung kê khai, đăng ký, xác nhận, không được tẩy xóa, sửa chữa nội dung đã kê khai, đăng ký, xác nhận trên tờ khai, phụ lục tờ khai.

Thông tư cũng hướng dẫn chi tiết các nội dung cụ thể cần kê khai theo các tiêu chí/ ô trên tờ khai, phụ lục tờ khai để người khai hải quan kê khai chính xác nội dung yêu cầu. Đồng thời Thông tư cũng quy định trách nhiệm của Tổng cục Hải quan, trách nhiệm của Cục hải quan tỉnh, thành phố; trách nhiệm của Chi cục Hải quan trong việc in, phát hành và quản lý tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2012. Bạn đọc có thể tham khảo Thông tư số 190/2011/TT-BTC ngày 20/12/2011 của Bộ Tài chính tại mục Thư viện văn bản trên Cổng thông tin điện tử hải quan.

Sau khi có tình trạng một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng làm thủ tục NK hàng phi mậu dịch với số lượng lớn nhằm mục đích kinh doanh. Cục Hải quan TP.HCM đã chỉ đạo các chi cục hải quan cửa khẩu khi làm thủ tục đối với lô hàng tiêu dùng có số lượng lớn, trị giá cao phải yêu cầu người NK chứng minh được hai nội dung, gồm:

1. Hàng hóa NK không mang tính chất kinh doanh, không đưa ra thị trường tiêu thụ.

2. Hàng hóa NK không xuất phát từ việc mua bán với tổ chức, cá nhân nước ngoài mà do tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu, tặng. Đồng thời, trình bày lí do được các tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu, tặng.

Theo Điều 104 Thông tư 128/2013/TT-BTC năm 2013 Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hoá XK, NK thay thế Thông tư số 194/2010/TT-BTC năm 2010 của Bộ Tài chính (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-11-2013).

Hàng hóa biếu, tặng được miễn thuế là hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các cá nhân Việt Nam với trị giá hàng hoá không vượt quá 1 triệu đồng, hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 1 triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 nghìn đồng được miễn thuế (không phải làm thủ tục xét miễn thuế NK).

Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế, miễn thuế thì phải nộp thuế đối với phần vượt.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu phi mậu dịch, nhập khẩu phi mậu dịch theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC?

Trả lời:
Điều 73 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch như sau:

1. Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.

2. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch do Lãnh đạo Chi cục hải quan quyết định theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP.

Riêng hàng hoá hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.

3. Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Thông quan hàng hoá phi mậu dịch
Việc ký, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan do công chức hải quan tại khâu cuối cùng thực hiện.

5. Theo dõi và thanh khoản đối với dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm nhập, tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, người nhập cảnh, xuất cảnh không nhằm mục đích thương mại

a) Đến thời hạn tái xuất người khai hải quan phải thực hiện thủ tục tái xuất dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơ tại Chi cục hải quan nơi tạm nhập. Trường hợp tái xuất tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm nhập thì sau khi đã làm thủ tục tái xuất Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tái xuất có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi tạm nhập, gửi kèm bản chụp tờ khai hải quan (bản lưu hải quan) để thanh khoản hồ sơ theo quy định.

b) Đến thời hạn tái nhập người khai hải quan phải thực hiện thủ tục tái nhập dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơ tại Chi cục hải quan nơi tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm xuất thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục tái nhập, người khai hải quan có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Chi cục hải quan nơi tạm xuất để thanh khoản hồ sơ theo quy định.

c) Quá thời hạn chưa tái xuất, chưa tái nhập thì người khai hải quan bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.