Ý nghĩa của việc nghiên cứu các giai đoạn thực hiện tội phạm

Các giai đoạn thực hiện tội phạm. Phân biệt chuẩn bị phạm tội, Phạm tội chưa đạt, Tội phạm hoàn thành, Tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội. Khái niệm, đặc điểm, Phạm vi, Mức độ trách nhiệm hình sự [TNHS] trong các giai đoạn thực hiện tội phạm theo BLHS 2015 như sau:

Phân biệt các giai đoạn thực hiện tội phạm

1. Khái niệm:

Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm. Được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh giá sự diễn biến mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt.

2. Phân loại:

Quá trình thực hiện tội phạm [lỗi cố ý] có ba giai đoạn: + Giai đoạn chuẩn bị phạm tội + Giai đoạn phạm tội chưa đạt

+ Giai đoạn tội phạm đã hoàn thành.

Các giai đoạn phạm tội chỉ diễn ra trong các tội được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp.
Đối với tội vô ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không mong muốn hậu quả xảy ra cho nên tội vô ý chỉ có thể là những tội đã hoàn thành, không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt.

4. Phân biệt khái niệm, đặc điểm, phạm vi,  mức độ TNHS trong các giai đoạn thực hiện tội phạm:

Nội dung Chuẩn bị phạm tội Phạm tội chưa đạt Tội phạm hoàn thành Tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội
Khái niệm Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm
[Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015]
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
[Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015]
Giai đoạn hành vi phạm tội làm thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được nêu trong cấu thành tội phạm quy định trong luật. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
[Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015]
Đặc điểm Thứ nhất, CBPT tồn tại dưới dạng “hành vi” và hành vi chuẩn bị liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện tội phạm như: tìm kiến công cụ, phương tiện phạm tội; tạo Điều kiện cần thiết khác [nghiên cứu, xem xét địa hình nơi dự định thực hiện tội phạm,..],..

Thứ hai, ý định phạm tội đã được biểu hiện ra bên ngoài. Thời điểm muộn nhất của giai đoạn CBPT là thời điểm trước lúc người phạm tội thực hiện hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm [là những dấu hiệu chung cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật] hoặc hành vi đi liền trước hành vi  khách quan

– Thứ ba, nguyên nhan không thực hiện tội phạm được đến cùng là do khách quan ngoài ý muốn [yếu tố giúp phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội]

– Thứ nhất, người phạm tội đã trực tiếp thực hiện tội phạm qua việc: [i]Thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoặc

[ii] Thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan.

– Thứ hai, người phạm tội chưa thực hiện tội phạm đến cùng [tức chưa hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu về mặt khách quan trong cấu thành tội phạm [dấu hiệu phân biệt với tội phạm hoàn thành]- Thứ ba, nguyên nhân không thực hiện tội phạm đến cùng là do: + Khách quan ngoài ý muốn hoặc

+ Sai lầm của người phạm tội [về đối tượng tác động hay công cụ, phương tiện,…] như: bắn nhưng đạn không nổ, thuốc độc không đủ liều lượng,…

Cần phân biệt Tội phạm hoàn thành cới Tội phạm kết thúc: + Tội phạm hoàn thành: hành vi phạm tội thỏa mãn hết các dấu hiệu về mặt pháp lý quy định trong luật.

+ Tội phạm kết thúc: hành vi phạm tội thực sự chấm dứt trên thực tế.-> Hai thời điểm trên có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau.

– Nửa chừng: tức phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

– Tự ý, tức phải: + Tự nguyện chấm dứt hành vi phạm tội.

+ Chấm dứt một cách dứt khoát: triệt để, từ bỏ hẳn ý định phạm tội.

Phạm vi trách nhiệm hình sự Chỉ phải chịu TNHS đối với những tội quy định tại khoản 2 Điều 14 BLHS 2015 Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt [Điều 15] Mọi hành vi tội phạm hoàn thành về nguyên tắc đều phải chịu TNHS Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. [Điều 16]

Lưu ý: chỉ là người phạm tội được miễn TNHS, tức vẫn bị coi là tội phạm.

Mức độ trách nhiệm hình sự Hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các Điều luật cụ thể [Khoản 2 Điều 57] Nếu Điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà Điều luật quy định. [khoản 3 Điều 57] Áp dụng theo quy định tại từng Điều luật của tội phạm cụ thể

theo thukyluat

» Tư vấn về các giai đoạn thực hiện tội phạm

» Luật sư bào chữa


Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong Bộ luật hình sự 2015 phân tội phạm ra làm bốn nhóm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiệm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sự phân biệt bốn nhóm tội phạm như vậy vừa là biểu hiện cơ bản của sự phân hóa trách nhiệm hình sự, vừa là cơ sở thống nhất cho sự phân hóa trách nhiệm hình sự....

Phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm

KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Gửi email: 

Hoặc chat trực tiếp trên website

ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

 

I. Sự cần thiết của phân loại tội phạm 

Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự của Nhà nước ta rất đa dạng, phức tạp, xâm phạm, đến các lĩnh vực khác nhau. Phân loại tội phạm là sự cần thiết vì:

  • Để sắp xếp, hệ thống hóa các tội phạm trong Bộ luật Hình sự theo từng chương, bảo đảm tính khoa học, thuận lợi cho công tác nghiên cứu và áp dụng.

  • Để xác định tội phạm theo tính chất và mức độ nguy hiểm, từ đó quy định hình phạt và áp dụng hình phạt.

  • Để áp dụng biện pháp ngăn chặn do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cho phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

  • Để xác định thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn xóa án tích cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của các tội phạm cụ thể..v..v..

 

II. Căn cứ để phân loại tội phạm

Có nhiều căn cứ để phân loại tội phạm.

1. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và mức hình phạt với các tội phạm

Tội phạm được chia thành 4 loại:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng:

  • Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

  • Quy định về tội phạm ít nghiêm trọng trong Bộ luật hình sự 2015 đã mở rộng hơn so với Bộ luật hình sự 1999. Bộ luật hình sự cũ chỉ căn cứ vào mức hình phạt tù có thời hạn không quá 3 năm nên không bao quát hết các khung [ khung cơ bản ] không có hình phạt tù. Do đó quy định theo hướng ngoài mức phạt tù có thời hạn là 3 năm còn có phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ là phù hợp.

+ Tội phạm nghiêm trọng:

  • Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

+ Tội phạm rất nghiêm trọng:

  • Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:

  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

  • Có thể thấy một trong các điểm khác biệt lớn nhất ở Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật hình sự 1999 là đã tách quy định về phân loại tội phạm ra thành một điều luật riêng, không còn chung với điều luật quy định về khái niệm tội phạm. Việc này đã góp phần đảm bảo tính minh bạch khi các chủ thể áp dụng Bộ luật để nghiên cứu và thực thi. 

2. Căn cứ vào hình thức lỗi của tội phạm

Tội phạm được chia thành hai loại:

  • Tội phạm được thực hiện do cố ý;

  • Tội phạm được thực hiện do vô ý.

3. Căn cứ vào tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Tội phạm được chia thành:

  • Tội phạm không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

  • Tội phạm có tình tiết tăng nặng;

  • Tội phạm có tình tiết giảm nhẹ.

 4. Căn cứ vào loại cấu thành tội phạm

Tội phạm được chia thành:

  • Tội phạm có cấu thành vật chất;

  • Tội phạm có cấu thành hình thức.

5. Căn cứ khác để phân loại tội phạm

Ngoài ra, có thể phân loại tội phạm theo những căn cứ khác nhau như căn cứ vào loại khách thể, căn cứ vào số lượng người cố ý cùng thực hiện tội phạm…

III. Ý nghĩa của việc phân loại tội phạm

1. Ý nghĩa lý luận

  • Phân loại tội phạm là cơ sở để xác định và xây dựng các biện pháp pháp lý hình sự tương ứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xác định chính sách hình sự cụ thể đối với từng hành vi phạm tội cụ thể [ chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội -  chương X Bộ luật hình sự, chính sách xử lý hành vi chuẩn bị phạm tội…vv…]

  • Mặt khác, phân loại tội phạm cũng có vai trò quan trọng trong việc triển khai chính sách hình sự thông qua nhận thức và phản ứng của Nhà nước đối với các tội có tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì có biện pháp xử lý khác nhau. Nó chi phối hầu hết các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự về tội phạm, hình phạt, thẩm quyền điều tra, xét xử…vv…

  • Trong hoạt động lập pháp, phân loại tội phạm là cơ sở để xây dựng các chế định về tội phạm và hình phạt, là cơ sở thống nhất để xây dựng các khung hình phạt cho tội phạm cụ thể.

  • Ngoài ra, phân loại tội phạm còn là cơ sở để xác định đường lối đấu tranh với các tội phạm khác nhau cũng như các ngành  tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, mà yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự được đặt ra và trở thành nguyên tắc của Luật hình sự.

  • Phân loại tội phạm thành các nhóm khác nhau là biểu hiện của sự phân hóa trách nhiệm hình sự ở góc độ lập pháp. Bên cạnh đó, nghiên cứu chế định phân loại tội phạm trong mối quan hệ thống nhất các chế định khác sẽ tạo tiền đề cho việc nhận thực đúng bản chất của tội phạm, đánh giá đúng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là cơ sở để hoàn thiện pháp luật hình sự.

2. Ý nghĩa thực tiễn

  • Phân loại tội phạm có ý nghĩa trước hết đối với việc áp dụng nhiều quy phạm phần chung và phần các tội phạm Bộ luật hình sự, như: chế định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chế định các giai đoạn phạm tội, chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm  hình sự… Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật hiện hành, những người chuẩn bị phạm  tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội họ chuẩn bị phạm là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; ...v.v...

  • Ngoài ra, việc phân loại tội phạm còn có ý nghĩa chi phối đối với việc áp dụng một số chế định của luật tố tụng hình sự. Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; các quy định về thời hạn đưa vụ án ra xét xử hoặc ra các quyết định cụ thể đối với từng loại tội phạm cụ thể...v.v...

  • Kết luận, phân loại tội phạm là đòi hỏi cần thiết cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật cũng như áp dụng luật, chính vì thế vấn đề này được đặt ra trong các bộ luật. Việc phân loại tội phạm chẳng những hỗ trợ cho việc áp dụng đúng luật mà nếu nhìn rộng ra, nhà làm luật còn có thể dựa vào tính nguy hiểm cho quan hệ xã hội mà nó xâm hại để đánh giá, nhằm bảo vệ cho chế độ chính trị hiệu quả hơn.

Trân trọng!

Ex: Trường Trịnh

KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Gửi email: 

Hoặc chat trực tiếp trên website

ĐỂ ĐƯỢC MIỄN PHÍ TƯ VẤN MỌI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Lưu ý: Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng khi đọc bài viết mà không để ý hiệu lực của điều luật thì có thể dẫn tới sai sót nếu áp dụng ngay vào thực tiễn.

Để chắc chắn và cẩn trọng nhất, khách hàng có thể Liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về nội dung này.

LUẬT QUANG PHONG

Văn phòng tại Hà Nội: Số 2/115, Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 9B, Tổ 10, Khu 1, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Hotline: 0984.560.266 -  0978.412.600

Email:      

Website: luatquangphong.com

LUẬT QUANG PHONG

 - Tư vấn mọi vấn đề liên quan để khách hàng có  lựa chọn tối ưu nhất cho vụ, việc trên;

 - Soạn hồ sơ cho khách hàng;

 - Đại diện đến cơ quan nhà nước làm thủ tục nộp      hồ sơ, theo dõi tình trạng hồ sơ, nhận kết quả;

 - Bàn giao giấy tờ [kết quả] cho khách hàng;

 - Chuyển hồ sơ lưu cho khách hàng



Các tin khác

Video liên quan

Chủ Đề