Ý thức to chức kỷ luật của học sinh

Nghị luận về tính kỉ luật của học sinh ngày nay

  • 1. Nghị luận tính kỉ luật của học sinh ngày nay mẫu 1
  • 2. Nghị luận tính kỉ luật của học sinh ngày nay mẫu 2
  • 3. Nghị luận tính kỉ luật của học sinh ngày nay mẫu 3
  • 4. Nghị luận tính kỉ luật của học sinh ngày nay mẫu 4

Tính kỉ luật là gì? Tính kỉ luật hiện nay được thực hiện như thế nào? VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về tính kỉ luật của học sinh ngày nay để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

  • Nghị luận xã hội về câu nói Kẻ mạnh chưa hẳn là kẻ thắng, kẻ thắng mới là kẻ mạnh
  • Nghị luận xã hội về câu nói Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại chính là lòng yêu nước
  • Nghị luận xã hội bàn về hiện tượng lãng phí thời gian nhàn rỗi của giới trẻ
  • Nghị luận xã hội về suy nghĩ vai trò của ý thức cộng đồng trong cuộc sống hôm nay
  • Nghị luận xã hội về câu nói "Không có áp lực, không có kim cương"
  • Nghị luận xã hội câu nói: "Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống"
  • Nghị luận xã hội: Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

1. Nghị luận tính kỉ luật của học sinh ngày nay mẫu 1

Cha mẹ cho ta cuộc sống, dạy ta những bài học quý giá để có thể đương đầu với những khó khăn, thách thực trong cuộc sống. Thế nhưng, trường học là nơi nuôi dưỡng và dạy chúng ta rất nhiều bài học hơn nữa để ta có thể trở thành những con người có ích trong xã hội. Vì thế, những kỉ luật học đường rất quan trọng trong việc nuôi dạy nhân cách và học thức của mỗi người.

Kỷ luật học đường là những quy định, nề nếp mà học sinh, sinh viên cần phải nghiêm chỉnh chấp hành. Ngoài những kỉ luật trong thi cử, học tập, học sinh cần phải nghe theo những quy định về nề nếp, sinh hoạt. Những điều đó nhằm rèn luyện cho học sinh không chỉ những vốn kiến thức hữu ích, mà còn tạo nên những tính cách, phẩm chất quan trọng cho mỗi người.

Ở mỗi một ngôi trường sẽ có thể có những quy định riêng để phù hợp với định hướng, văn hóa của mỗi môi trường. Tuy nhiên sẽ cần có những quy định chung dành cho tất cả các học sinh ở khắp các nơi trên thế giới. Trường học là nơi cung cấp những nguồn tri thức bổ ích, hiệu quả, vì thế cần phải tạo ra một môi trường hòa đồng, thân thiện để các bạn học sinh có cơ hội công bằng để tìm tòi khám phá. Vì thế, việc chấp hành các quy định về làm bài tập về nhà, tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa, không được gian lận trong thi cử đều hướng đến mục đích tối ưu hóa việc học tập trên trường. Việc tuân thủ những quy định, bài tập ấy phản ánh một người sống có kỷ luật hay không. Việc sống có kỷ luật sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao trong công việc, đồng thời được thầy cô bạn bè mến mộ.

Bên cạnh đó, việc tuân thủ các kỷ luật học đường như trong vấn đề ý thức giao tiếp cũng rất quan trọng. Trong khi hiện nay, vấn nạn đánh nhau, chửi bậy, bạo lực trong học đường có xu hướng trở nên bị phổ biến hơn gây nên hậu quả rất xấu trong môi trường học đường. Thì việc tuân thủ quy định không tham gia đánh nhau, không sa vào các tệ nạn xã hội. Bạn bè cần chan hòa, thân thiện, cùng nhau thi đua giúp đỡ sẽ giúp cho các hành vi xấu không có cơ hội mở rộng trong môi trường văn hóa học đường. Hay việc tuân thủ quy định về đồng phục, đầu tóc, không được trang điểm,… khi đến trường cũng giúp giữ gìn nét đẹp mộc mạc, giản dị của các bạn học sinh.

Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ phát triển và yêu cầu ngày càng cao hơn của mỗi cá nhân học sinh. Nhiều bạn thường xuyên phá vỡ các kỷ luật, không quan tâm đến hậu quả của những hành động mình làm dẫn đến những việc làm thiếu sót, đáng buồn. Các bạn không tích cực học tập, tham gia đầy đủ các lớp học nhưng vẫn muốn điểm cao, dẫn đến các hành vi quay cóp, gian lận. Rồi thay vì nhẹ nhàng, hòa đồng cùng các bạn đồng niên khi xảy ra tranh cãi, nhiều bạn chọn cách xử lý bằng bạo lực, đánh nhau. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, số lượng tội phạm học đường có thể sẽ tăng cao, và nhân cách của những người học sinh sẽ ngày càng bị sa sút nghiêm trọng.

Để ngăn chặn những hành vi không tuân thủ kỉ luật học đường, nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp và quản lý chặt chẽ những hành vi tiêu cực. Các biện pháp từ khuyên răn, nhắc nhở cho đến xử lý mạnh mẽ, triệt để cần được áp dụng linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng.

2. Nghị luận tính kỉ luật của học sinh ngày nay mẫu 2

Để phát triển bản thân và thành công trong học tập, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có đó là tính kỉ luật. Ít người sinh ra đã can đảm; rất nhiều trở thành như vậy qua rèn luyện và kỷ luật. Chính nhờ biết kỉ luật, con người mới trở nên mạnh mẽ và thành công trong cuộc sống này.

Kỉ luật là những nguyên tắc, quy định của bản thân và xã hội nhằm đảm bảo cho bản thân phát triển, xã hội ổn đinh

Tính kỉ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm hướng đến đạt được mục tiêu đã đề ra trong công việc và thành công trong cuộc sống. Nhờ có tính kỉ luật con người mới tập trung được năng lực, vượt qua khó khăn trở ngại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt đến thành công.

Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định của tập thể, của tổ chức mọi lúc, mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn được thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể.

Hiện trang tính kỉ luật của học sinh hiện nay:

Một hiện trạng dễ thấy đó là học sinh ngày nay thiếu hẳn tính kỉ luật. Nó không những còn một vài hiện tượng le tẻ mà đã lan rộng khắp trong hầu hết các học sinh. Rất nhiều học sinh không có ý chí trong học tập do buông bỏ kỉ luật đối với bản thân. Học sinh lơ là trong học tập, ham chơi hơn ham học. Nhiều học sinh nghiện ngập game, facebook và chạy theo các thú vui giả trí tầm thường, nguy hại.

Học sinh ngày nay không chăm lo tu dưỡng tính kỉ luật. Không những thế, họ còn xem thường kỉ luật của nhà trường và xã hội. Nhiều học sinh không trực nhật khi đến phiên mình. Họ tham gia hoạt động của trường, lớp một cách bắt buộc. Khi tham gia giao thông, họ đội nón bảo hiểm một cách miễn cưỡng… Trong gia đình họ thường cãi lời người lớn. Ngoài xã hội, họ tỏ ra bướng bỉnh, ngang tàng, bất chấp pháp luật.

Thiếu tính kỉ luật, học sinh lười biếng trong học tập. Nhân cách, đạo đức cũng suy thoái nghiêm trọng. Từ đó, số học sinh có kết quả học tập yếu kém ngày càng nhiều. Bạo lực học đường ngày càng phổ biến. Tỉ lệ tội phạm trong độ tuổi học sinh tăng đến mức báo động.

Để bản thân tiến bộ và thành công trong công việc, mỗi người phải có tính kỉ luật. Một điều chắc chắn rằng, nếu không có tính kỉ luật, không có nhiệm vụ nào được hoàn thành, không có kết quả nào được tạo ra, bản thân sẽ lười biếng, xã hội sẽ rối loạn.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho học sinh thiếu tính kỉ luật. Trước hết do bản thân học sinh. Khi ở trong điều kiện đời sống vật chất học sinh tỏ ra lười biếng hơn và ỷ lại vào gia đình. Các phương tiện thông tin giải trí thu hút sự quan tâm của học sinh. Sự tiêu nhiễm các văn hóa phẩm đọc hại đối với học sinh khiến học sinh buông bỏ các giá trị đạo đức tốt đẹp. Nhà trường, gia đình, xã hội chưa thật sự nghiêm khắc trong nhiệm vụ rèn luyện tính kỉ luật của học sinh.

Có tính kỉ luật, học sinh sẽ kiên trì trong học tập. Học sinh không ngại khó ngại khổ hay chán nản trong nhiệm vụ học tập đầy gian nan. Có tính kiên trì, học sinh sẽ bám sát các nhiệm vụ học tập, luôn hoàn thành tốt các bài học, bài tập và nghĩa vụ của mình trong học tập. Nhờ đó, thành tích học tập sẽ cao hơn, năng lực phát triển hơn. Tính kỉ luật tạo ra niềm tin tưởng vào bản thân, sống có ước mơ, hoài bão và lý tưởng cao đẹp.

Tính kiên trì giúp cho cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội của học sinh có nề nếp và kỉ cương hơn.

Muốn tiến bộ trong học tập, trở thành người hữu ích cho xã hội mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính kỉ luật.

Trước hết là trong nhiệm vụ học tập, học sinh phải kiên trì học tập tốt. Tuân thủ nội qui, quy định trường lớp và thực hiện nghiêm túc quyền hạn và nghĩa vụ của mình đối với tập thể.

Trong gia đình, thực hành lối sống và những nguyên tắc của gia đình. Tham gia làm việc nhà, phu giúp người thân. Biết kính trọng và nghe lời người lớn tuổi. Không lơ là hay cẩu thả trong lối sống và hành vi ứng xử.

Ngoài xã hội, biết chấp các quy định và chuẩn mực xã hội và pháp luật. Không phá hoại tài sản công cộng, giữ gìn trật tự chung. Không hút thuốc nơi công cộng. Cũng không được dẫm cỏ, hái hoa trong công viên…

Kỉ luật là một đức tính cần thiết có ở mọi học sinh. Có tính kỉ luật bản thân mới kiên trì, tự tin trong công việc. Không có tính kỉ luật nhất định học sinh sẽ thất bại trong học tập và trong cuộc sống.

“Kỉ luật là chiếc cầu nối giữa công việc và thành tựu” [Jim Rohn]. Thành công của mỗi con người do chính họ quyết định. Tính kỉ luật chính là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có trên con đường tìm kiếm thành công trong cuộc sống này.

3. Nghị luận tính kỉ luật của học sinh ngày nay mẫu 3

Nếu như chúng ta luôn coi gia đình là một tế bào, và tế bào đó như đã tạo nên xã hội thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ phản ánh quán trình học tập cũng như là ý thức và trách nhiệm của các bạn học sinh. Có lẽ cũng chính bởi vậy, nhà trường cần phải có kỷ luật học đường và dường như để có thể kiểm soát hành vi của học sinh.

Kỉ luật học đường được hiểu đó chính là những quy tắc, quy định, những điều lệ được đặt cho cho cả giáo viên và học sinh để có thể như để cùng nhau xây dựng một môi trường có kỉ luật và khuôn phép. Kỉ luật học đường đồng thời cũng như được xem là một công cụ hữu hiệu để quản lý cũng như dùng kiểm soát những hành vi của các thành viên trong nhà trường đặt ra và có những hình thức xử lý vi phạm.

Ta như hiện nay tại các trường học kỉ luật học đường lại như đã được biểu hiện rất rõ. Cụ thể đó chính là thể hiện ở trang phục, đầu tóc, giữ gìn vệ sinh, trật tự trong lớp, cũng như là thái độ đối với thầy cô giáo, và đồng thời cũng chính là trách nhiệm đối với mỗi bài học. Tất cả dường như những điều đó sẽ tạo nên một môi trường lành mạnh và trong sáng. Và đến trường học có những quy định, những kỷ luật đó chính là vào các buổi thứ 2, thứ 4, thứ 6 các em phải mặc nghiêm chỉnh đồng phục, sơ vin. Còn các ngày còn lại là mặc đúng đồng phục không cần sơ vin,…

Ta như cũng có thể thấy được rằng mỗi nhà trường đều có một nội quy, thường thì sẽ được đặt tấm bảng này ở ngoài cổng trường hoặc khi ngay gần cột cờ để nhắc nhở các em chú ý chấp hành đúng. Đặc biệt là khi ta đã gọi là kỉ luật học đường thì cần yêu cầu mọi thành viên trong nhà trường dường như cũng phải chấp hành và tuân thủ nghiêm minh.

Kỷ luật học đường như được xuất phát từ ý thức của mỗi cá nhân, và kỷ luật này như từ học sinh đến thầy cô giáo cần phải chấn chỉnh lại ý thức để xây dựng ngôi trường ngày càng văn minh hơn, kỷ cương hơn.

Và phải nói rằng mặc dù nhà trường là nơi để học hỏi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm giữa thầy cô giáo với học sinh, đó được coi như là nơi tình bạn được ươm mầm. Đó có lẽ chính là cái nôi để chúng ta có thể định hướng được tương lai của bản thân mình từ bây giờ. Và cũng chính bởi vậy hình thành và trau dồi kỉ luật học đường ta cũng như thường xuyên không những góp phần xây dựng nhà trường phát triển mà nó như cũng còn hoàn thiện được nhân cách và lối sống cho bản thân mình.

Ta cũng như đã thấy được mỗi học sinh đến trường đều biết tuân thủ những kỉ luật học đường, và học sinh như không vi phạm những quy định được đề ra thì sẽ tạo thành thói quen tốt giúp cho bản thân mỗi học sinh rèn luyện bản thân mình hằng ngày. Ngược lại, nếu như chính bản thân các thầy cô cũng phải là những người cần phải chấp hành kỉ luật học đường trước tiên và làm đúng đắn nhất để có thể làm gương cho học sinh. Nếu như mà nhà trường quy định không được đánh học sinh bằng roi, thước kẻ nhưng thầy cô lại vi phạm quý định này đặt ra từ trước không chấp hành thì chính thầy cô đã để lại ấn tượng xấu đối với học sinh và cũng không làm gương cho các em học sinh noi theo được. Vì vậy có thể nói kỷ luật học đường không chỉ được đăht ra với học sunh mà còn chính là với giáo viên. Giáo viên phải làm gương cho các em noi theo.

Có thể nói rằng chính vấn để kỉ luật học đường cần được thầy cô giáo tuyên truyền và đưa ra những biện pháp để có thể cưỡng chế để bắt buộc học sinh phải hình thành thói quen tốt hằng ngày. Và cũng chính vì như thế nhà trường sẽ là nơi cung cấp tri thức vừa là nơi giáo dục làm người rất ý nghĩa và lành mạnh.

4. Nghị luận tính kỉ luật của học sinh ngày nay mẫu 4

Chúng ta thường hô vang khẩu hiệu“Vì lợi ích 10 năm trồng cây và vì lợi ích 100 năm trồng người”. Đã từ lâu gắn bó và ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ học trò khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhà trường không chỉ là nơi để truyền dạy kiến thức mà còn là các nôi để xây dựng, hình thành nên tính cách, đạo đức của mỗi con người. Chính vì thế, kỷ luật học đường luôn là vấn đề được quan tâm và chú trọng hàng đầu. Bạn có suy nghĩ gì về kỷ luật học đường? Nghị luận xã hội về kỷ luật học đường sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề này.

Kỷ luật là gì? Trước hết, chúng ta có thể hiểu kỷ luật là những quy định của tập thể trong một phạm vi nào đó, nhằm mục đích cho sự phát triển toàn diện của tập thể đó. Đối chiếu sang kỷ luật học đường thì đây chính là những nội quy trong môi trường học đường mà giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nghiêm túc, để có thể đạt được hiệu quả dạy tốt, học tốt.

Chẳng hạn như, học sinh cần đi học đúng giờ, giáo viên cần lên lớp đúng tiết thì quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức mới có thể trọn vẹn, đầy đủ, đạt hiệu quả tối đa. Hay đơn giản như việc nhà trường quy định mặc đồng phục khi đến trường vào sáng thứ 2 đầu tuần, để mang tính đồng bộ, thẩm mỹ chung cho toàn trường. Nếu bạn không chấp hành quy định đó thì đây cũng coi như là vi phạm kỷ luật học đường vì nó không đâu khác chính là ý thức của con người.

Vấn đề kỷ luật học đường dù ở thời kỳ nào cũng cần được quan tâm và chú trọng. Đặc biệt là hiện nay khi kinh tế – xã hội đất nước ngày càng phát triển, mạng internet phủ sóng khắp mọi nơi, các em giờ đây được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng cũng có không ít những thông tin tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của học trò.

Chính vì thế, vấn nạn học đường ngày nay đang là hồi chuông báo động mà các nhà trường cần có những hình thức xử phạt nghiêm với những học sinh có biểu hiện chống đối, cố tình không thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp học. Đối với các trường hợp thường xuyên đi trễ, không làm bài tập, nói chuyện riêng trong lớp, gây gổ với bạn, nghỉ học vô lý do,… giáo viên chủ nhiệm cần thông báo ngay cho gia đình và xử phạt nghiêm khắc, để kịp uốn nắn các em khi còn chưa quá muộn.

Một người học sinh lễ phép với người lớn, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh, tuân thủ đúng kỷ luật, nội qua giờ học, luôn biết tự trau dồi kiến thức cho bản thân thì tất yếu sẽ trở thành người con ngoan, trò giỏi. Đây chính là những nhân tố giúp đất nước ta sánh vai với các cường quốc, năm châu như điều Bác Hồ từng mong mỏi.

Để kỷ luật học đường thật sự đạt hiệu quả cao thì thầy cô giáo phải luôn là tấm gương sáng, gương mẫu chấp hành, nói điều hay làm việc tốt. Đồng thời thường xuyên động viên, khuyến khích học trò cố gắng phấn đấu học tập, lồng ghép các câu chuyện trong cuộc thực tế về các tấm gương người tốt, việc tốt để các em có thêm động lực để cố gắng, phát huy tiềm năng trong mỗi cá nhân.

Nhà trường chính là cái nôi để giáo dục, là tiền đề quan trọng để bồi dưỡng nhân cách của con người, để hướng họ thành những người công dân tốt cho đất nước. Bài nghị luận xã hội về kỷ luật học đường mang đến bài học về kỷ luật. Kỷ luật học đường được thực hiện tốt sẽ là yếu tố then chốt, để nâng cao chất lượng đào tạo học sinh của mỗi trường học.

-------------------------------------

Nghị luận xã hội về tính kỉ luật của học sinh ngày nay vừa được VnDoc.com sưu tập và gửi tới bạn đọc. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được tính kỉ luật của học sinh ngày nay. Kỉ luật là những nguyên tắc, quy định của bản thân và xã hội nhằm đảm bảo cho bản thân phát triển, xã hội ổn đinh. Kỉ luật học đường rất quan trọng trong việc nuôi dạy nhân cách và học thức của mỗi người. Kỷ luật học đường là những quy định, nề nếp mà học sinh, sinh viên cần phải nghiêm chỉnh chấp hành. Việc nghiêm chỉnh chấp hành kỉ luật giúp con người có những nề nếp. Kỷ luật học đường được thực hiện tốt sẽ là yếu tố then chốt, để nâng cao chất lượng đào tạo học sinh của mỗi trường học. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập nhé.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội về tính kỉ luật của học sinh ngày nay, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề