1 khóa học tiếng nhật n5 bao nhiêu tiền? adelaide nam úc

Nội dung bài viết

The Nomad Queen – Nữ Hoàng Du Mục Quyên Nguyễn là một Travel Blogger đã có kinh nghiệm du lịch, sinh sống, học tập và làm việc ở nhiều quốc gia, và gần đây nhất là nước Úc xinh đẹp. Hãy cùng PTE HELPER lắng nghe những chia sẻ cũng kinh nghiệm quý báu của Quyên Nguyễn trong Hành trình chinh phục nhé!

Vì sao mình du học Úc ngành Điều dưỡng?

Từ hồi học Hàn Quốc học ở Việt Nam mình đã luôn mong có dịp sẽ đi du học, nhưng chưa có duyên. Sau một hai năm làm thông dịch viên và cũng có một số vốn nhất định, mình cũng có tìm hiểu một số con đường du học nước ngoài, vừa để có thêm chuyên môn bên cạnh hai ngoại ngữ và kĩ năng thông dịch [việc phụ], vừa để có thể du lịch, trải nghiệm cuộc sống nước ngoài.

Cứ nghĩ là sẽ học ở Hàn Quốc hay châu Âu [học miễn phí] chứ du học bằng tiền túi chưa bao giờ nằm trong kế hoạch của mình… Thế mà cuối cùng mình lại chọn du học Úc, lại là học Điều dưỡng! Đúng như ông bà nói “Người tính không bằng trời tính”, mình đã trở thành sinh viên ngành Điều dưỡng của nước Úc Đại Lợi sau 1,5 năm giữ thị thực lao động kì nghỉ.

Vì sao mình chọn Du học Úc từ Visa 462?

Với mình, du học Úc từ Visa 462 là một sự đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận tốt. Mình từng có bài viết so sánh thu nhập ở Úc và New Zealand, để thấy được thu nhập ở Úc… khủng thế nào! Cùng một ngành nghề nhưng ở Úc bạn được trả ít nhất 10, 15$ cao hơn, chưa kể các phúc lợi của người lao động. Thu nhập cao, dĩ nhiên chi phí sống cũng không rẻ.

Thế nhưng nếu so tỉ lệ thu nhập – chi phí, tỉ giá đồng đô la [dù đang rớt thê thảm] và chất lượng cuộc sống, thì người Úc có cuộc sống dư dả, thư thả hơn cư dân của các nước trong khối Commonwealth [Anh, Canada, NZ…]. Nhiều bạn của mình chia sẻ cụ thể rằng thu nhập một giờ làm việc thời vụ ở Úc cao hơn hẳn ở nước họ, trong khi vật giá, chi phí sống có thể nói là tương đương, vì vậy khi làm việc ở Úc, bạn có nhiều tiền dư để chi xài hơn sau khi trừ chi phí sống cở bản so với ở Anh, NZ, Canada.

Du học Úc từ Visa 462 cũng là một con đường để có tấm thẻ thường trú của Úc. Cuộc sống ở Úc an bình, thu nhập cao, số ngày nghỉ nhiều và an sinh xã hội tốt. Không chỉ người Việt Nam mà cả người Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Nam Mĩ, mà người Anh, Pháp, Ý, Canada, NZ cũng muốn tới Úc sống và làm việc để hưởng những phúc lợi này.

Định cư Úc không dễ dàng, thế nhưng không có gì là không thể nếu bạn có tầm nhìn và nghị lực. Có nhiều con đường để định cư Úc mà mình có chia sẻ trong blog này. Bạn có thể tham khảo những con đường định cư trong group Định cư và cuộc sống Úc. Với mình thì con đường du học Úc là phù hợp nhất.

Mình may mắn gặp được nhiều bạn bè quốc tế từng giữ Visa 462 như mình, sau khi cày gục mặt một hai năm thì cũng đã để dành tiền du học đã định cư thành công với con đường du học Úc từ Visa 462. Mình chưa từng [và hiện giờ cũng không] có ý định sổng cả đời ở châu lục này, vì thế giới còn rất nhiều nơi mình muốn đi, muốn trải nghiệm. Nhưng với cuốn hộ chiếu bị nhiều hạn chế của mình, tấm thẻ thường trú hay quốc tịch ở một đất nước phát triển là một khoản đầu tư xứng đáng. Vì vậy mình quyết định du học Úc.

Sau khi đã trở thành du học sinh thì mình gặp một chị người Trung Quốc, chị bảo mình may vì mới đi tầm 10 nước thôi đã biết Úc là nơi đáng sống nhất, vì chị đi tới 84 nước và đã từng du học, sống ở New Zealand, Mĩ, Singapore… thì mới quyết định tới du học Úc!

Nói thêm, Úc cho phép du học sinh làm việc hợp pháp 20 giờ 1 tuần trong kì học, và làm fulltime trong thời gian school holiday. Thường Semester 1 bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 tới khoảng tháng 5. Thường thi cử tới đầu hoặc giữa tháng 6 là xong xuôi, học kì 2 từ tháng 7/ tháng 8 – t10/t11, bạn có khoảng 4 tới 6 tháng trong năm là school holiday, có thể đi làm hợp pháp để tiết kiệm cho những kì sau.

Với thu nhập ít nhất 2x$ một giờ, trừ tiền nhà cửa ăn uống, bạn vẫn có một khoản tiết kiệm ổn. Chưa kể nếu tìm được việc lương 3x 1 giờ thì khả năng saving cũng dễ dàng hơn. Việc 3x 1 giờ hoàn toàn có khả thi nếu bạn có năng lực, nhìn xa, cầu tiến, mình sẽ chia sẻ thêm về việc làm thêm khi du học Úc trong blog cá nhân. So với các nước Anh Mĩ, châu Âu, Hàn Quốc có nhiều hạn chế về điều kiện làm việc, hoặc lương theo giờ thấp, du học Úc từ Visa 462 là sự lựa chọn phù hợp với người không dư dả về tài chính như mình.

Du học Úc từ Visa 462 tới cơ duyên đến với ngành Điều dưỡng

Du học Úc để lấy thường trú là mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu lâu dài của mình là có một bằng cấp chuyên môn để có thể tiếp tục phát triển bản thân, tạo ảnh hưởng tốt đến cộng đồng, lại vừa có thể đi du lịch, sống và làm việc khắp nơi trên thế giới.

Những ngành phù hợp với khả năng cá nhân mình và hai mục tiêu trên đếm trên đầu ngón tay, sau cùng mình chọn học Điều dưỡng. Không hiểu là mình chọn, hay nghề chọn mình. Vì khi mình định học cái khác thì lại thành ra không suôn sẻ, còn quay lại hướng học Điều dưỡng thì mọi chuyện đều diễn ra êm xuôi.

Điều dưỡng là một trong những ngành luôn nằm trong danh sách định cư dài hạn của Úc vì luôn có nhu cầu cao. Sau này nếu không sống ở Úc thì về quê nhà, hay đi nơi khác, với bằng cấp được công nhận toàn cầu, mình tin là mình có thể sống ổn.

Đam mê của mình là sống ở mỗi châu lục vài năm vì mình là nomad queen mà lị hị hị. Ở Mĩ hay châu Âu còn có những agency chuyên cung cấp travel nurse, nghĩa là những điều dưỡng đi làm hợp đồng ngắn hạn một tới vài tháng hay một hai năm, chủ yếu là hỗ trợ nhân lực ngắn hạn cho bệnh viện có nhu cầu.

Chi phí du học thì đắt đỏ thôi rồi. Mình đóng hơn 32 ngàn đô/1 năm nhân 3 năm, và mỗi năm các trường lại tăng 5-15%. Nhưng vì mục tiêu lâu dài, mình sẵn sàng đánh đổi, đầu tư thời gian, tiền bạc. Học ở châu Âu có thể miễn phí, nhưng khả năng có thường trú không cao, nên mình chọn học ở Úc để tiện đi lại sau này.

Gần 30 tuổi mới đi học lại, “sai lầm” hay là đúng đắn?

Có thể bạn nghĩ không đam mê ngành học thì làm sao có thể theo học tới cùng được. Nhưng đối với mình đam mê không quan trọng bằng sự kiên nhẫn và quyết tâm. Mình đã gần 30 tuổi rồi mới đi học lại Cử nhân Điều dưỡng, từ nhỏ tới khi học hết tấm bằng Cử nhân Hàn Quốc học, mình chưa bao giờ mình đam mê tới trường lớp gạo bài vở, nhưng mình luôn ham học hỏi và luôn muốn mỗi ngày một biết nhiều hơn.

Mình cũng sân si nên thích đi du lịch, mà dù đi du lịch bụi bặm đi nữa, muốn đi thì phải có tiền, muốn có tiền thì phải lao động. Mình may mắn sinh ra trong gia đình khó khăn, bố mẹ cần kiệm, nên để có tiền ăn xài [nhiều khi cũng phung phí], du lịch, mình phải tự làm việc kiếm tiền từ tuổi 14, 15. Mình đã quen với việc muốn có cái này phải hy sinh cái khác.

Nếu có 1 điều mình muốn nói về bước ngoặt này thì đó là: đừng lên kế hoạch nhiều quá mà hãy cứ bắt tay vào làm những gì mình muốn đi, người tính không bằng trời tính. Mình có định du học hay học ngành này đâu, nhưng rồi cuộc đời đưa đẩy đến đây. Mà kể chuyện Du học Úc từ Visa 462 của mình ra thì ai cũng bảo mình may mắn. Mình không giỏi giang, không thông minh hơn ai, làm việc nhiều lúc chậm chạp,… thôi, ai lại nói xấu mình quá nhỉ. Thế nhưng mình chưa bao giờ hạn chế mình không làm việc này, ngại làm việc kia và mình cũng luôn thấy tia sáng trong mọi hoàn cảnh dù là éo le nhất.

Mình thích đi du lịch thì có thể bỏ công việc, đi du lịch cả tháng, thích ăn gì thì ăn đó, thích yoga thì yoga, giờ thích học thì đăng kí đi học luôn. Chưa bao giờ ngừng lo nghĩ về tiền bạc nhưng mình chăm chỉ thích làm việc, kiếm tiền. Túi tiền của ông trời nhiều lắm, bạn có nhu cầu cỡ nào thì ông trời cho bạn bấy nhiêu, nhưng bạn phải chịu làm, chịu cực, chịu học hỏi, chịu đánh đổi. Và quan trọng nhất là bạn phải tự do trong suy nghĩ [free thinker]. Chỉ khi bạn cho phép trí tưởng tượng bay xa thì bạn mới có thể vượt qua những giới hạn thực tại.

Tóm lại thì Úc không phải là nơi đáng sống NHẤT trên thế giới. Người dân các nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Sĩ… có chất lượng sống cao hơn, nhưng khả năng định cư hơi khoai, trừ khi tìm được tình duyên. Con đường du học và lấy thường trú dạng skilled migrant của các nước Canada, New Zealand, Úc dễ dàng hơn nhiều.

Mình chọn điều dưỡng cũng vì làm điều dưỡng ở Úc lương cao. Lương cao để làm gì? Để gửi về VN nuôi bố mẹ, làm từ thiện cho những người chưa may mắn như mình. Hẳn ai trong chúng ta khi đi du học, định cư cũng có lúc cần gửi tiền về Việt Nam. Thay vì gửi tiền qua ngân hàng, nhập nhẳng nhiều bước chứng từ, chi phí cao và mất nhiều thời gian; gửi tiền tay ba [tìm 1 bên cần gửi tiền chiều ngược lại] thì nhiều rủi ro bị quỵt, bạn có thể tham khảo các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp.

Định cư Úc sau Du học Úc từ Visa 462

Một trong những câu hỏi mình nhận được nhiều nhất là khả năng định cư Úc sau khi giữ Visa 462 và làm việc ở Úc sau vài năm. Tới thời điểm hiện tại tháng 3/2020, theo mình biết, không có con đường định cư Úc trực tiếp từ Visa 462.

Tuy nhiên lợi thế của người có Visa 462 là có thời gian để sống và làm việc tại Úc, gặp nhiều du học sinh, người giữ visa tạm trú như mình để thu thập thông tin và chọn đúng đường đi để đạt được mục đích định cư Úc. Nếu làm chăm chỉ thì tiết kiệm tiền để du học là điều hoàn toàn khả thi như mình đã viết nhiều trên blog này.

Nếu bạn đã có visa lao động kì nghỉ Work and Holiday và muốn định cư Úc, câu hỏi đầu tiên bạn nên tự hỏi là mình có thể ở lại theo con đường nào, với khả năng, vốn liếng và các quy định về định cư hiện tại của chính phủ Úc. Mình tóm lược sơ vài con đường định cư để các bạn tham khảo:

Kết hôn

Nếu tìm được duyên thì các bạn có thể định cư Úc theo người bạn đời.

Chủ bảo lãnh

Đường bảo lãnh không đơn giản, nhưng không phải không khả thi, nếu bạn có nghề nằm trong danh sách được bảo lãnh, và chủ sẵn sàng đứng ra bảo lãnh bạn, thì có thể định cư Úc theo diện chủ bảo lãnh. Điều kiện của diện chủ bảo lãnh có thể bao gồm hạn chế về công việc, nghĩa là bạn chỉ được làm việc cho chủ đã bảo lãnh, và trong bất kì trường hợp nào, nếu chủ rút đơn bảo lãnh thì bạn cũng bị mất visa.

Úc có diện định cư tay nghề DAMA cho vùng thưa dân [regional], bạn cũng có thể tìm hiểu diện này.

Trước đây diện này khá đơn giản, ví dụ chỉ sau 2 năm giữ visa 457 là bạn được nộp hồ sơ chuyển lên PR [thường trú nhân]. Từ năm 2018/2019 thì luật thay đổi khá nhiều. Mình không tìm hiểu nhiều về diện chủ bảo lãnh nên không thể chia sẻ thêm.

Du học

Đây là con đường nhiều người lựa chọn vì khả thi hơn đường bảo lãnh. Bạn là người học chính, thành bại là ở bạn, không bị phụ thuộc chủ hay vợ/chồng [nếu chủ hoặc người bảo lãnh bạn dưới diện vợ/ chồng hủy visa thì bạn phải về nước bất kì lúc nào].

Sau khi chuyển sang visa du học sinh, bạn có thể nộp định cư theo diện tay nghề theo bang bảo lãnh [visa 491, 191] hay diện chủ bảo lãnh.

Từ đường du học tới định cư thì trong group mình chia sẻ ở trên có rất nhiều thông tin cụ thể. Bạn cũng có thể tìm và tham gia nhóm du học sinh trên facebook [search du học sinh + tên thành phố lớn]. Các bang của Úc có chính sách khác nhau, bạn có thể tìm hiểu trên google với cụm từ “immigration + tên bang”.

Về việc định cư thì mình muốn chia sẻ cách tìm thông tin thay vì đưa thông tin cụ thể cho bạn vì nhiều lý do:

  • Du học, định cư Úc là một quá trình không dễ dàng vì mỗi người có một câu chuyện khác nhau: về học vấn, khả năng ngôn ngữ, kinh nghiệm, ngành nghề sẽ học để định cư. Ai cũng phải tốn nhiều công sức để đạt được mục đích. Mục đích càng khó thì càng tốn thời gian và công sức. Trong đó kĩ năng tìm và lọc thông tin vô cùng cần thiết. Biết bao người nghe, tin lời “người ta” rồi bao công việc bị dở dang. Một là bạn mất thời gian để tiết kiệm tiền, hai là tốn tiền để tiết kiệm thời gian. Nếu bạn muốn được tư vấn từ A-Z thì liên hệ các công ty tư vấn có uy tín. Tuy nhiên rất nhiều người lừa lọc để lấy tiền những người non dạ, không chịu/ không biết đọc thông tin. Bạn muốn nghe lời ai đưa vài ngàn tới vài chục ngàn đô để ngồi không cũng có PR thì… chúc may mắn!
  • Thông tin về định cư Úc có thể thay đổi sau vài tháng/ 1 năm. Mình không tư vấn du học, định cư nên không nắm rõ thông tin. Trên các website chính thức của bang có thông tin chính xác nhất, các group thì đăng kinh nghiệm của hàng ngàn người. Tự đọc và phân tích thông tin giúp bạn có nhận định đúng đắn. Đọc hết thông tin cũng là lúc bạn sẽ có cái nhìn tổng quát để đề ra kế hoạch lâu dài.

Disclaimer: Mình không phải là người biết nhiều nhất. Các anh chị em đã qua đây cùng lúc hoặc sau mình có nhiều thông tin hơn mình, chuẩn bị du học kĩ hơn mình, mong muốn định cư mạnh mẽ. Mình sang rồi mới bắt đầu du học, mà định cư cũng không phải là mục đích cuối cùng. Mình tin là con người có số và nếu cố gắng trong mọi hoàn cảnh thì ở đâu bạn cũng thành công. Với bằng cấp và kinh nghiệm từ Úc thì bạn có thể sống và làm việc khắp muôn nơi.

Trong thời gian dịch bênh này chúng mình không có gì nhiều hơn… thời gian. Chúc mọi người tranh thủ lúc này làm được nhiều việc có ích cho bản thân và đạt được mục đích dài hạn!”

Bạn Quyên Nguyễn đã từng tham gia talkshow Du học Úc không tốn tiền – Talkshow#05 Thẳng & Thật cùng PTE Helper . Bạn đã chia sẻ hành trình lấy lại CẢ VỐN LẪN LỜI với số tiền bỏ ra cho hành trình du học của mình, xây dựng cho mình sự nghiệp và hiện tại đang có một cuộc sống thuận lợi tại xứ sở chuột túi. Hãy lắng nghe và “thu thập bí kíp” cho kế hoạch gỡ vốn của Quyên nhé!

Xem them bài viết:

  • là gì – Điều kiện, thủ tục, quy trình nộp visa 462 Úc
  • Các yếu tố được tính điểm trong thang ?
  • : visa “nhân đạo” mùa covid-19?

Tham khảo thêm: Thông tin chi tiết về chứng chỉ PTE Academic

Bạn có biết?

Đa số các bạn đi trước đã có visa 462 và đang làm việc tại Úc đều khuyến khích thi chứng chỉ PTE 30 – điều kiện tiên quyết để hoàn thiện hồ sơ xin visa 462 vì PTE dễ dàng chinh phục hơn những kỳ thi tiếng Anh khác. 

 PTE là bài thi đánh giá về năng lực sử dụng ngôn ngữ nên từ vựng trong bài thi thực tế, gần gũi, có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Bài thi PTE được thực hiện hoàn toàn trên máy tính, có tips/ mẹo làm bài; và được thực hành trên đề thi thật nên nếu may mắn bạn có thể gặp lại trong phòng thi.

Ngoài ra, PTE có thể cộng điểm chéo giữa các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết; vì vậy nếu bạn yếu 1 trong 4 kỹ năng thì có thể dùng các kỹ năng còn lại để kéo điểm; nâng điểm overall lên PTE 30 và dễ dàng đáp ứng yêu cầu của Visa 462.

Do đó, PTE được coi là sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho các bạn trẻ đã lâu không sử dụng tiếng Anh, có nền tảng kém hoặc quá bận rộn; không có nhiều thời gian luyện tập nhưng muốn đạt mục tiêu PTE 30 [IELTS 4.5] trong thời gian ngắn. 

Bên cạnh những ưu điểm trên, kết quả thi PTE có rất nhanh chóng; chỉ sau 2 đến 48 giờ, vì vậy có thể giúp bạn hoàn thiện hồ sơ visa 462 nhanh chóng và dành lấy 1 trong 1950 suất visa 462 sớm nhất. 

  • Thông tin chi tiết về chứng chỉ PTE Academic
  • Nên thi PTE hay IELTS? Kỳ thi nào dễ đạt điểm hơn?

Kết nối trao đổi trực tiếp với các bạn đi trước đã đạt điểm PTE 30 thành công cho visa 462

Để trao đổi trực tiếp với các bạn đã đạt điểm thi PTE 30 thành công; các bạn có thể tham gia group Luyện Thi PTE Đầu Tiên và Lớn Nhất Việt Nam hiện nay. Các bạn chia sẻ rất nhiều bí quyết thi PTE đạt điểm ngay từ lần đầu; kinh nghiệm rút ngắn thời gian lấy chứng chỉ tiếng Anh cho visa 462 chỉ trong vòng 2-3 tuần.

CỘNG ĐỒNG LUYỆN THI PTE ĐẦU TIÊN
VÀ LỚN NHẤT VIỆT NAM

CẨM NANG VISA 462 ĐẦY ĐỦ VÀ CHI TIẾT NHẤT

GIÚP BẠN ĐẾN ÚC SINH SỐNG VÀ LÀM VIỆC, KHÔNG CẦN DU HỌC HAY ĐỊNH CƯ!

10,000+ NGƯỜI ĐÃ TẢI EBOOK NÀY. BẠN ĐÃ TẢI CHƯA?

  • Giải đáp tất tần tật về Visa 462. Quyền lợi, điều kiện và hướng dẫn từng bước chi tiết để xin visa 462 thành công.

  • Các ngành nghề phổ biến giúp bạn nâng cao thu nhập theo diện visa 462.

  • Các hướng đi giúp bạn du học 0 đồng hay trở thành công dân Úc với visa 462.

  • Chia sẻ và trải nghiệm thực tế từ các bạn đi trước.

Họ và tên*

Số điện thoại

Email*

Bạn đã có chứng chỉ tiếng Anh chưa?

Bạn dự định khi nào sẽ nộp đơn xin visa 462?

Bạn đã biết đến PTE HELPER qua kênh nào?

Bạn có phải là học viên của PTE HELPER không?

NHẬN MIỄN PHÍ

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG CHINH PHỤC VISA 462 CHƯA?

ƯU ĐÃI TRẢ GÓP LÃI SUẤT 0%

CHỈ 35,000đ/NGÀY

Hours

Minutes

Seconds

Trong khi bạn chần chừ, do dự, các bạn khác đã hoàn thiện xong hồ sơ Visa 462. Hãy nhớ! Chúng ta chỉ có 1950 suất/ năm. Đừng để sự trì hoãn níu giữ chân bạn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

XEM NỘI DUNG CHI TIẾT KHÓA HỌC

Nếu bạn đang do dự, hãy đọc thêm những chia sẻ từ các bạn đi trước để có thêm động lực tiến lên nhé! Chúc bạn thành công!

Chủ Đề