1 tháng là bao nhiêu?

Khoảng thời gian 1 tháng sau khi chào đời rất quan trọng, giúp bé thích nghi với cuộc sống khác biệt hoàn toàn so với trong bụng mẹ, do đó việc chăm sóc trẻ cũng vất vả hơn rất nhiều cho cả mẹ và bé.

Về mặt sinh lý bình thường khi còn ở trong bụng mẹ, bào thai sẽ phát triển theo tư thế cuộn tròn, do đó trẻ 1 tháng tuổi sau khi chào đời hầu hết vẫn chưa thể duỗi thẳng cơ thể mà tay, chân, cổ vẫn còn hình dáng hơi cong cong. Tuy nhiên, các bà mẹ không nên quá lo lắng vì trẻ 1 tháng tuổi sẽ dẫn dẫn duỗi thẳng ra trong quá trình phát triển của cơ thể để trở về tư thế thẳng bình thường.

Trẻ 1 tháng tuổi theo bản năng sẽ bắt đầu biết bám và tìm đường đến nguồn dinh dưỡng cho mình, đó chính là bầu vú mẹ để mút sữa. Một số động tác khác dần hình thành như khả năng cầm nắm, bé có thể nắm lấy bất cứ thứ gì đặt trong lòng bàn tay mình như ngón tay của mẹ chẳng hạn. Bên cạnh đó trẻ 1 tháng tuổi cũng thường xuyên và rất thích xòe rộng bàn tay.

Một số biểu hiện có vẻ bất thường nhưng thật sự là sinh lý của trẻ như trẻ sơ sinh thường có nhiều biểu hiện giật mình, duỗi thẳng tay chân và sau đó nhanh chóng co tròn lại.

3.2 Tạo giấc ngủ cho bé

Khi bé ngủ chính là lúc cơ thể trẻ 1 tháng tuổi đang phát triển. Khi ngủ, cơ quan tuyến yên của cơ thể sẽ tiết hormone giúp bé phát triển cả về chiều cao cũng như cân nặng. Vì vậy, ở giai đoạn trẻ 1 tháng tuổi sẽ cần ngủ rất nhiều, trung bình 15-16 giờ và có thể lên tới 20 giờ mỗi ngày.

Cha mẹ nên chăm sóc giấc ngủ cho bé, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để bé có giấc ngủ ngon và đầy đủ. Khi ngủ không đủ giấc sẽ làm bé quấy khóc, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cân nặng của trẻ.

3.3 Chế độ ăn của mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt, vì vậy để có được nguồn sữa đầy đủ dưỡng chất thì bắt buộc chế độ ăn của bà mẹ phải đầy đủ các chất dinh dưỡng và di chuyển sang cơ thể bé qua sữa mẹ khi bé bú.

Trong chế độ ăn uống, các mẹ nên uống nhiều nước, ăn đủ rau xanh, thịt cá, trứng, sữa để tăng dinh dưỡng vào sữa mẹ, giúp bé sẽ có nhiều dưỡng chất và tăng cân nhanh hơn.

. Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất, mời bạn cùng Vua Nệm theo dõi những nội dung trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

1. 1 năm có bao nhiêu tuần, quý, ngày, giờ, giây ?

1.1. 1 năm có bao nhiêu quý?

Quý là đại lượng được dùng để đại diện cho khoảng thời gian tương với 3 tháng. Như vậy, mỗi quý có 3 tháng, tương đương một năm sẽ có 12 tháng/3 tháng là 4 quý. Trong đó: 

  • Quý 1 tính từ tháng 1 đến tháng 3
  • Quý 2 tính từ tháng 4 đến tháng 6
  • Quý 3 tính từ tháng 7 đến tháng 9
  • Quý 4 tính từ tháng 10 đến tháng 12

Cứ hết 4 quý là hết 1 năm.  

Quý là đại lượng được dùng để đại diện cho khoảng thời gian tương với 3 tháng

1.2. 1 năm có bao nhiêu tuần?

Tuần là đại lượng được dùng để chỉ khoảng thời gian 7 ngày. Cứ 7 ngày sẽ được gọi là 1 tuần. Thời xưa, theo lịch Trung Quốc cổ đại, thì 1 tuần có đến 10 ngày. Như vậy, trung bình 1 tháng chỉ có 3 tuần, được chia theo thứ tự: thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. 

Tại Việt Nam, 1 tuần cũng chỉ được chia thành 7 ngày. Như vậy, nếu tính trong năm không nhuận, 1 năm sẽ có 365/7 = 52 tuần dư 1 ngày. Đối với năm, 1 năm sẽ 366/7 = 52 tuần dư 2 ngày

1.3. 1 năm có bao nhiêu ngày?

Đối với năm không nhuận, 1 năm sẽ có 365 ngày. Đối với năm nhuận, 1 năm sẽ có 366 ngày. Cứ 4 năm không nhuận thì sẽ đến 1 năm nhuận. 

Năm nhuận nhiều hơn năm không nhuận là do năm nhuận có tháng 2 dài tới 29 ngày. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do tính toán dựa trên chu kỳ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Nếu dựa trên dương lịch, 1 năm sẽ tương ứng với 1 chu kỳ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất, tương ứng với 365 ngày. 

Nhưng kết quả thực tế thì chu kỳ này sẽ không thể hoàn thành đủ 365 ngày, mà Trái Đất sẽ cần một khoảng thời gian là 5 giờ 48 phút 46 giây để hoàn thành chu kỳ quay quanh Mặt Trời. 

Như vậy, nếu cộng dồn khoảng thời gian bị thiếu ngày qua mỗi năm thì cứ 4 năm sẽ số giờ thiếu là 24 giờ, tương đương 1 ngày. Đó chính là ngày 29/2. Những năm có ngày 29/2 sẽ được gọi là năm nhuận, tức 1 năm có tới 366 ngày. 

Một năm có bao nhiêu ngày còn tùy thuộc cách tính của mỗi loại lịch: 

Cứ 4 năm không nhuận thì sẽ đến 1 năm nhuận

Dương Lịch Gregory: Chính là loại lịch được tính dựa trên chu kỳ và vị trí của Trái Đất so với Mặt trời đã nêu phía trên. Đối với lịch này 1 năm có 365 ngày, cứ cách 4 năm lại có 1 năm nhuận với 366 ngày. 

  • Âm lịch Phương Đông: Đây là loại lịch được tính dựa trên chu kỳ và vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất, với ngày và tháng đại diện cho các pha tròn, khuyết của Mặt Trăng. Theo đó, 1 năm Âm Lịch sẽ bao gồm 12 chu kỳ tròn khuyết của Mặt Trăng, với độ dài 1 năm xấp xỉ là 354 ngày. 
  • Âm Dương Lịch: Đây là loại lịch kết hợp giữa Dương lịch và Âm lịch, vừa thể hiện được các pha tròn khuyết của mặt trăng, vừa thể hiện được mối quan hệ giữa Trái Đất và Mặt Trời, đồng thời chỉ ra được các mùa. 
  • Do năm Âm Lịch có số ngày ít hơn so với năm Dương Lịch nên để cân bằng sự khác biệt này, thường cứ 2-3 năm người ta lại thêm 1 tháng nhuận. 1 năm Âm Dương lịch không nhuận thường có khoảng 353 – 355 ngày, 1 năm Âm Dương lịch nhuận thường có khoảng 383 – 385 ngày. 

Tại Việt Nam, người dân sử dụng song song cả 2 loại lịch là Âm và Dương Lịch. Với Dương Lịch được dùng trong cuộc sống thường ngày tại môi trường công sở, hành chính, kinh doanh buôn bán,…. Trong khi Âm Lịch được sử dụng trong các hoạt động tâm linh như thờ cúng, ngày lễ Phật Giáo, bói toán, chấm tử vi,..

Số ngày trong năm khác nhau tùy vào từng loại lịch.

Bên cạnh các cách chia số ngày trong 1 năm theo các loại lịch đã liệt kê phía trên thì trong cuộc sống thường ngày, chúng còn có thể bắt gặp thêm một số khái niệm khác về năm, phổ biến nhất có thể kể đến là năm tài chính. Đây là khái niệm được dùng trong tính toán và thống kê các công việc liên quan tới ngành tài chính, ngân hàng, kiểm toán, kế toán tại một quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức. 

Ngoài ra còn có năm học dược dùng trong trường lớp để sắp xếp lịch học, lịch thi cho học sinh, sinh viên theo học tại trường. Năm tài chính và năm học đều sử dụng lịch Gregory làm cơ sở và có thể có sự khác biệt giữa các quốc gia khác nhau. 

Nhìn chung, độ dài của 1 năm tài chính thường tương đương với 1 năm Dương Lịch, độ dài của 1 năm học thường ngắn hơn so với 1 năm Dương Lịch do không tính kỳ nghỉ hè [cùng với kỳ nghỉ đông ở một số quốc gia]. 

1.4. 1 năm có bao nhiêu ngày chủ nhật?

Theo quy ước chung, cứ 1 tuần sẽ có 1 ngày Chủ Nhật. Như vậy, 1 năm có khoảng 52-53 ngày chủ nhật. 

1 năm sẽ có 52-53 ngày chủ nhật

1.5. 1 năm có bao nhiêu giờ?

Theo quy ước, 1 ngày có 24 tiếng. Như vậy, đối với năm nhuận, 1 năm sẽ có 366 ngày x 24 giờ = 8784 giờ. Đối với năm không nhuận, 1 năm sẽ có 365 ngày x 24 giờ = 8760 giờ. 

Một năm có bao nhiêu giờ?

1.6. 1 năm có bao nhiêu giây?

Theo quy ước chung, 1 giờ có 60 phút. 1 phút có 60 giây. Như vậy, đối với năm không nhuận, 1 năm sẽ có 365 ngày x 24 giờ x 60 phút x 60 giây = 31.536.000 giây. Đối với năm nhuận, 1 năm sẽ có 366 ngày x 24 giờ x 60 phút x 60 giây = 31.622.400 giây. 

2. 1 tháng có bao nhiêu tuần, ngày, giờ, phút?

2.1. 1 tháng có bao nhiêu tuần?

Theo quy ước, tuần là đại lượng thời gian dùng để đại diện cho: Cứ 7 ngày sẽ tương đương với 1 tuần, cứ 1 tháng sẽ có 4 tuần. 

2.2. 1 tháng có bao nhiêu ngày?

Nếu tính theo lịch Dương thì 1 năm được làm 12 tháng, số ngày trong mỗi tháng sẽ cố định qua các năm, trong đó, 1 năm có 7 tháng có ngày 31, 4 tháng có 30 ngày và 1 tháng có 28 ngày [năm không nhuận] hoặc 29 [năm nhuận]. 

Tháng có 31 ngày bao gồm 1,3,5,7,8,10.12

Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày tùy năm 

Tháng có 30 ngày bao gồm: 4,6,9,11

Nếu tính theo âm lịch, năm không nhuận sẽ có 12 tháng, năm nhuận sẽ có tới 13 tháng. Số ngày trong 1 tháng thường là 29 hoặc 30 ngày. Tuy vậy, trong âm lịch, số ngày trong tháng không cố định qua các năm nên việc thống kê một cách chính xác là rất khó. 

Tùy theo dương hay âm lịch mà xác định 1 tháng có bao nhiêu ngày

2.3. 1 tháng có bao nhiêu giờ?

1 ngày có 24 tiếng, vậy nên, 1 tháng sẽ có 30 ngày x 24 tiếng = 720 giờ. Riêng với tháng có 31 ngày thì cộng thêm 24 giờ là 744 giờ. Với tháng 2 của năm không nhuận, 1 tháng chỉ có 28 ngày, 64 x 28  = 696 giờ. 

2.4. 1 tháng có bao nhiêu phút?

1 tiếng có 60 phút, 1 ngày có 24 giờ, vì vậy, 1 ngày sẽ 26 x 60 = 1440 phút. Với các tháng 30 ngày sẽ có tổng số phút là 30 x 1440 = 43200 phút. Với tháng có 31 thì ta làm phép tính tương tự 31×1440 = 44640 phút. Riêng với tháng 2 không nhuận sẽ 28×1440 = 40320 phút, tháng 2 nhuận có 41760 phút. 

3. Cách tính số ngày trong tháng bằng bàn tay

Nếu như số ngày trong tháng khiến bạn gặp khó khăn trong việc xác định, ghi nhớ số ngày trong 1 tháng thì Vua Nệm sẽ mách cho bạn 1 mẹo cách tính số ngày trong tháng bằng bàn tay vô cùng dễ nhớ, dễ áp dụng. 

Đầu tiên, bạn nắm 2 bàn tay úp chặt lại và đặt cạnh nhau, thực hiện đếm lần lượt từ trái qua phải theo thứ tự từ 1-12 tương ứng cho 12 tháng. 

Cách tính số ngày trong tháng bằng bàn tay vô cùng dễ nhớ, dễ áp dụng.

Khớp nhô lên biểu thị cho những tháng có 31 ngày, khớp lõm xuống biểu thị cho các tháng có 30 ngày, tháng 2 sẽ ở khớp lõm xuống đầu tiên. 

Chủ Đề