21/6/2022 là ngày gì

Toggle the table of contents

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngày 21 tháng 6 là ngày thứ 172 (173 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Từ đây đến cuối năm còn lại 193 ngày.

Đây còn là ngày bắt đầu điểm hạ chí (summer solstice) tại Bắc bán cầu với khoảng thời gian ban ngày dài nhất trong năm. Tuy nhiên, tại Nam bán cầu, thời gian có ánh sáng Mặt Trời trong năm ngắn nhất nên ngày này là ngày đông chí.

« Tháng 6 năm 2022 »
CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
  1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30

Sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1307 – Hải Sơn lên ngôi tại Thượng Đô, trở thành hoàng đế thứ ba của triều Nguyên và Đại hãn thứ bảy của Đế quốc Mông Cổ.
  • 1582 – Thời kỳ Chiến Quốc: Daimyō Oda Nobunaga bị tướng Akechi Mitsuhide ép phải tự sát tại Kyoto, Nhật Bản.
  • 1898 – Mỹ giành được lãnh thổ Guam từ tay Tây Ban Nha.
  • 1900 – Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn: Triều Thanh tuyên chiến với các cường quốc Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Pháp và Nhật Bản.
  • 1925 - Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
  • 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các đơn vị kháng cự có tổ chức cuối cùng của Quân đội Nhật Bản trên đảo Okinawa tan rã trước Quân đội Hoa Kỳ.
  • 2006 – Hai vệ tinh mới được tìm thấy của Sao Diêm Vương được đặt tên là Nix và Hydra.
  • 2009 – Greenland được trao quyền tự quyết, lãnh thổ tiếp quản quyền quản lý đối với hệ thống tư pháp, cảnh sát, và tài nguyên thiên nhiên.
  • 2012 – Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển, trong đó khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; trong khi đó Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi bao trùm hai quần đảo này.

Sinh[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1710 – James Short, nhà toán học người Anh (m. 1768)
  • 1824 – Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh, phong hiệu Quy Đức Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1892)
  • 1876 – Willem Hendrik Keesom, nhà vật lý học Hà Lan (m. 1956)
  • 1890 – Phạm Công Tắc, lãnh đạo Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh (m. 1959)
  • 1910 – Aleksandr Tvardovsky, nhà thơ Xô Viết (m. 1971)
  • 1929 – Đặng Văn Quang, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2011)
  • 1944 – Ray Davies, nhạc sĩ Anh
  • 1946 – Brenda Holloway, nhạc sĩ Mỹ
  • 1947 – Shirin Ebadi, luật sư người Iran, được nhận giải Nobel Hòa Bình
  • 1950 – John Paul Young, ca sĩ Anh/Australia
  • 1982 – Vương tử William, Công tước xứ Cambridge Vương Quốc Anh
  • 1986 – Lana Del Rey, ca sĩ người Mỹ
  • 1987 – Kim Ryeo Wook, thành viên Super Junior

Mất[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1475 – Thân Thúc Chu, nhà chính trị người Triều Tiên (s. 1417)
  • 1529 – John Skelton, nhà thơ người Anh
  • 1914 – Carl Benjamin Klunzinger, bác sĩ, nhà động vật học người Đức (s. 1834)
  • 1965 – Henry Weed Fowler, nhà động vật học người Mỹ (s. 1878)
  • 1988 – Phạm Huy Thông, nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam (s. 1916)

Ngày lễ và kỷ niệm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Father's Day (Ngày của cha)
  • Việt Nam – Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
  • Greenland – Quốc khánh

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

21/6/2022 là ngày gì
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về 21 tháng 6.

ANTD.VN - Xem lịch âm, lịch vạn sự ngày hôm nay 21-6-2022 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho cầu tài, đào đắp, động thổ.

21/6/2022 là ngày gì

Thứ 3 ngày 21 tháng 6 năm 2022

Năm Nhâm Dần

Tháng Năm (Đủ)

Tháng Bính Ngọ

Ngày Ất Tỵ

Giờ Bính Tý

Hành Hoả – Trực Bế – Sao Chuỷ

Mang chủng: 05/06/2022 (07/05 âm lịch) lúc 23h26’

Hạ Chí: 21/06/2022 (23/05 âm lịch) lúc 16h25’

Hòn Dấu: Nước lớn 22g11’ – nước ròng 10g27’

Giờ Hoàng đạo: Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Thuận cho việc: Cầu tài, Đào đắp, Động thổ.

Cung hoàng đạo: Song Tử – Hai anh em song sinh (21/5-22/6). Người thuộc cung này thông minh, khéo léo, nhiệt huyết, nhưng thiếu tính kiên trì, hay thay đổi, quyết đoán.

*Hạ Chí – Giữa Hè (23/5 – Âm lịch):

Thời điểm này, nhiệt độ và ánh sáng rất cao, oi bức. Ở Bắc bán cầu có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm.

*Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925).
Theo Quyết định của Ban Bí thư số 52-QĐ/TW ngày 5/2/1985 lấy ngày 21/6 hàng năm là Ngày Báo chí Việt Nam nhằm kỷ niệm, tri ân các nhà báo đã cống hiến trí tuệ, sự nhiệt thành; đôi khi cả là máu và nước mắt để độc giả có những bài báo hay sự kiện nóng hổi, chân thật. Ngày 21/6/2000, nhân dịp kỉ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có “Gia Định báo” và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác.
Những năm đầu thế kỷ 20, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ nhưng có các khuynh hướng chính trị khác nhau, nên không thể tập hợp vào chung một tổ chức thống nhất.
Đến ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên thì dòng báo chí cách mạng Việt Nam mới bắt đầu hình thành. Từ khi có báo “Thanh niên” – Tờ báo cách mạng Việt Nam đầu tiên: Báo chí Việt Nam đã giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nói khái quát là báo Thanh niên mở đầu cuộc Cách mạng tư tưởng, đưa nền tảng tư tưởng truyền thống của dân tộc mình lên một tầm cao mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đào tạo lớp làm báo vô sản đầu tiên của Việt Nam như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điềm, Trương Văn Lĩnh…

21/6/2022 là ngày gì

Hình ảnh báo Thanh Niên

*Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua luật biển Việt Nam (2012).
Năm 1982 nước ta chính thức ký Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (gọi tắt là Công ước Luật Biển năm 1982). Năm 1994, Quốc hội nước ta thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982. Năm 1998, Quốc hội khoá X đưa việc xây dựng Luật Biển Việt Nam vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Luật. Trong quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam, chúng ta xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng của Việt Nam, căn cứ vào Hiến pháp năm 1992, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, Công ước Luật Biển năm 1982, các quy định của ta; tham khảo Luật về biển của các nước ven Biển Đông cũng như ở các khu vực khác. Luật Biển Việt Nam được chuẩn bị kỹ lưỡng trong 14 năm. Tháng 12-2011, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIII đã thảo luận và cho ý kiến đối với các nội dung quan trọng của dự thảo Luật. Quốc hội cơ bản nhất trí với Dự thảo, nhưng còn một số điểm cần hoàn thiện thêm nên để đến kỳ họp thứ 3 xem xét thông qua.

Thực hiện chỉ đạo đó, trong mấy tháng đầu năm 2012, các cơ quan của Quốc hội đã khẩn trương phối hợp với cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam với số phiếu tán thành cao tỉ lệ 99,8%. Việc thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo nước ta.
Lần đầu tiên nước ta có một văn bản Luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo nước ta. Việc Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo với các nước bằng các biện pháp hòa bình đã chuyển thông điệp quan trọng của ta đến toàn thế giới: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

*Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Buổi sáng nghe được đạo lý, buổi chiều dẫu chết cũng được rồi” (Khổng Tử)

“Không có ai thực sự hiểu sự ưu sầu hay nỗi vui mừng của kẻ khác” (Khuyết Danh)

“Đánh không được người mặt đỏ như vang, đánh được người mặt vàng như nghệ” (Tục ngữ Việt Nam)