Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng năm 2024

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu xuất hiện thường ngày trong các doanh nghiệp cũng như đời sống. Vậy phương pháp kế toán thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế GTGT là một loại thuế tiêu dùng được áp dụng rộng rãi trên hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp và kế toán trong việc xử lý, tính toán và nộp thuế một cách chuẩn xác. Trong bài viết này, SAPP Academy sẽ hướng dẫn phương pháp kế toán thuế giá trị gia tăng cũng như cách thực hiện quá trình kế toán và nộp thuế một cách hiệu quả.

1. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng năm 2024

Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định khái niệm thuế giá trị gia tăng như sau:

"Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng."

Ngoài tên gọi thuế giá trị gia tăng, còn có cách gọi thông thường khác là thuế VAT. Cụm từ VAT là viết tắt bằng tiếng anh của từ Value-Added Tax.

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

2. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng năm 2024

Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 cụ thể như sau:

"Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu)"

Văn bản hướng dẫn cụ thể người nộp thuế quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

  • Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
  • Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
  • Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

3. Kế toán thuế giá trị gia tăng

Cách hạch toán thuế giá trị gia tăng năm 2024

3.1. Kế toán thuế giá trị gia tăng không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là một phần quan trọng của quản lý tài chính và kinh doanh hiệu quả. Để thành công trong việc quản lý thuế GTGT, sự tôn trọng luật pháp và kiến thức vững chắc về kế toán là chìa khóa để tránh rủi ro và đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp.

Hạch toán nộp thuế GTGT phải nộp theo TT133. Như chúng ta đã biết, Thuế GTGT giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn có trách nhiệm phải nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn theo quy định của pháp luật. Vậy, khi phải nộp thuế GTGT kế toán Doanh nghiệp sẽ hạch toán như thế nào. Hãy cùng Phương Nam tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT

Kết chuyển thuế GTGT nghĩa là cấn trừ số thuế GTGT đầu vào. Được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể tính ra số thuế GTGT phải nộp trong kỳ. Hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau. Việc kết chuyển thuế GTGT chỉ được thực hiện ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ.

Cách hạch toán tài khoản 3331 – phải nộp theo thông tư 133

Căn cứ vào nguyên tắc kế toán tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp. Và căn cứ vào kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3331. Các cách hạch toán tài khoản 3331-Thuế GTGT phải nộp một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu sau.

Cách hạch toán nộp thuế GTGT theo thông tư 133

Cách hạch toán tài khoản 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra khi bán hàng (khi viết hóa đơn) và khi nộp thuế.

  1. Cách hạch toán đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ.

Khi xuất hóa đơn GTGT theo pp khấu trừ và DN nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. Kế toán phản ánh doanh thu, thu nhập theo giá bán chưa có thuế GTGT. Thuế GTGT phải nộp được tách riêng tại thời điểm xuất hóa đơn, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra.

  1. Cách hạch toán đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp.

Tách riêng ngày số thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa đơn, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra.

  1. Hạch toán khi nộp thuế đầu ra vào Ngân sách Nhà nước.

Nợ TK 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra

Có các TK 111, 112.

Cách hạch toán nộp thuế GTGT theo thông tư 133

Cách hạch toán số thuế phải nộp của hàng nhập khẩu.

– Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

– Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ. Phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá,TSCĐ nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

Cách hạch toán tài khoản 3331- phải nộp khi thực hiện khấu trừ thuế.

– Định kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Trường hợp cụ thể

– Trường hợp tại thời điểm giao dịch phát sinh chưa xác định được thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ có được khấu trừ hay không. Kế toán ghi nhận toàn bộ số thuế GTGT đầu vào trên TK 133. Định kỳ, khi xác định số thuế GTGT không được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra. Kế toán phản ánh vào chi phí có liên quan, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156,… Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng còn tồn kho.

Chi phí SXKD dở dang – Nợ TK 154. Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng đã xuất dùng cho sản xuất.

Xây dựng cơ bản dở dang – Nợ TK 241. Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng.

Giá vốn hàng bán – Nợ TK 632. Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ.

Chi phí quản lý kinh doanh (6421, 6422) (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ ( tổng số thuế đầu vào không được khấu trừ).

Cách hạch toán nộp thuế GTGT theo thông tư 133

Nguyên tắc kế toán tài khoản 133 – Thuế giá trị GT được khấu trừ

Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 200/2014/TT-BTC khi hạch toán tài khoản 133 phải tuân theo 04 nguyên tắc kế toán sau:

1 – Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ. Và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.

2 – Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được. Thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ. Và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

3 – Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua. Giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

4 – Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế. Phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Kết luận:

Vừa rồi là những chia sẻ của Phương Nam về cách hạch toán nộp thuế giá trị gia tăng theo thông tư 133. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến công ty dịch vụ kế toán Phương Nam để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé!

Thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ hạch toán vào đầu?

Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp/tính vào nguyên giá của tài sản cố định. Ngoại trừ trường hợp hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thuế giá trị gia tăng ai chịu?

Theo quy định, đối tượng chịu thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ chịu thuế GTGT ở VN, không phân biệt ngành nghề hay hình thức tổ chức kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa.

Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là gì?

Khấu trừ thuế đầu vào là số thuế VAT được khấu trừ tính trên số hàng hóa doanh nghiệp mua vào phải chịu thuế. Số thuế VAT đầu vào được dùng để tính khấu trừ = giá mua chưa thuế * % thuế suất GTGT.

Khi nào thì được hoàn thuế giá trị gia tăng?

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.