400 đơn vị máu tương đương bao nhiêu ml

Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau: Một đơn vị máu thể tích 250 ml tương ứng 100.000 đồng; Một đơn vị máu thể tích 350 ml tương ứng 150.000 đồng; Một đơn vị máu thể tích 450 ml tương ứng 180.000 đồng.

Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau: Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml tương ứng 150.000 đồng; Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml tương ứng 200.000 đồng; Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml tương ứng 250.000 đồng.

Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện với mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

Liên quan đến chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm công khai danh mục các dịch vụ và mức giá của từng dịch vụ để người hiến máu lựa chọn bảo đảm nguyên tắc:

Tổng mức giá của các dịch vụ phải tương đương với mức chi quà tặng. Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn thấp hơn mức chi quà tặng thì đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm chi bổ sung quà tặng bằng hiện vật bảo đảm đủ mức chi quà tặng theo quy định.

Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn cao hơn mức chi quà tặng: Đơn vị tiếp nhận máu được thu thêm phần chênh lệch giữa tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn với mức chi quà tặng được nhận đồng thời có trách nhiệm giải thích công khai để người hiến máu hiểu và thực hiện; Trường hợp phần chi phí vượt của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn không quá 10% mức chi quà tặng được nhận thì thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có thể quyết định sử dụng nguồn thu từ hoạt động cung cấp máu, chế phẩm máu để chi và quyết toán theo thẩm quyền.

Mức giá của các dịch vụ trong gói quà tặng thực hiện theo quy định được cấp có thẩm quyền áp dụng với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.

Cụ thể, trong năm 2017, toàn quốc tiếp nhận 57,54% số máu 250 ml, 40,88% số máu 350 ml, và 1,5% số máu 450 ml. Trong khi đó, hầu hết các nước trên thế giới đều đang tiếp nhận từ 350-450 ml/ mỗi lần hiến máu. Nếu mới dừng lại ở mức tính đơn giản này, số liệu của Việt Nam sẽ khó được sử dụng vào bảng tổng hợp báo cáo của các nước trên thế giới. Vì phần lớn mới tiếp nhận ở mức 250 ml/lần hiến nên khi tính toán số lượng máu có thể cao nhưng tính theo tiêu chuẩn quốc tế chúng ta mới chỉ đạt được khoảng một nửa”.

Số người hiến máu ở mức 350 ml còn thấp đã trở thành tình trạng phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Huyện Đác Song, tỉnh Đác Nông đã tổ chức hiến máu tình nguyện vào tháng 2-2018 thu hút rất nhiều người tham gia, hiến được 550 đơn vị máu, nhưng số lượng 350 ml chỉ có 144 đơn vị. Đợt kêu gọi hưởng ứng Chiến dịch Những giọt máu hồng hè 2018 trên địa bàn các huyện Tuy Đức, Đác Glong, Krông Nô và thị xã Gia Nghĩa, tình nguyện viên hiến được 1.014 đơn vị an toàn, nhưng chỉ có 230 đơn vị máu là 350 ml.

Lâu nay, rất nhiều người mặc định là một đơn vị máu tương đương với 250 ml máu. Thực chất, trên thế giới, ngay cả các nước láng giềng trong khu vực châu Á như Thái-lan, Singapore, Malaysia... một đơn vị máu của họ tương đương với 450 ml máu. Cách hiểu không chính xác này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của người hiến máu khi nghe vận động hiến ở mức 350 ml.

Trong đợt hiến máu tình nguyện ở tỉnh Bình Định dịp đầu xuân mới, ở thành phố Quy Nhơn, rất đông sinh viên và thanh niên đến, trên mỗi phiếu đăng ký hiến máu tình nguyện đều có ghi ô để người hiến máu lựa chọn thể tích hiến máu là 250 ml hay 350 ml, phần lớn mọi người đều chọn mức hiến máu 250 ml. Hầu hết họ đều mới hiến máu lần đầu và đều chọn ô 250 ml để có cảm giác an toàn. Bạn Nguyễn Hồng Tân - Đại học Quy Nhơn chia sẻ: “Tôi phải vượt qua nỗi sợ hãi lần đầu hiến máu, nếu hiến thêm 100 ml máu nữa lỡ tôi bị choáng và ngất xỉu thì sao”.

Lý giải tâm lý này, ông Hà Văn Cát, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Bình Định cho rằng: “Thực tế này có nguyên nhân từ công tác tuyên truyền, vận động chưa thật tốt. Đội ngũ vận động hiến máu tình nguyện cơ sở hiện mới tập trung vận động hiến máu theo kế hoạch chứ chưa quan tâm đẩy mạnh hiến máu thể tích 350 ml. Chưa kể, một bộ phận những người làm công tác vận động ở cơ sở chưa hiểu hết được vai trò, ưu điểm của hiến máu thể tích 350 ml”.

Bác sĩ CKII Võ Đình Lộc, Phụ trách Trung tâm Huyết học - Truyền máu tỉnh Bình Định khẳng định về mặt y học, cơ thể người có tối thiểu 90 ml máu/kg cân nặng. Mỗi người đều có thể hiến dưới 10% lượng máu trong cơ thể là không ảnh hưởng gì về mặt sinh học, tâm lý.

Thông tư 26/2013/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động truyền máu quy định tiêu chuẩn hiến máu nêu rõ, người truyền máu là người đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác. Cụ thể, người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 9 ml/kg cân nặng và không quá 500 ml mỗi lần. Nâng thể tích mỗi đơn vị máu lên 350 ml mang lại nhiều lợi ích: an toàn về miễn dịch cho người bệnh do không phải truyền máu từ nhiều người cho; giảm kinh phí cho người bệnh do giảm tiền sàng lọc, tiền xét nghiệm phản ứng hòa hợp...; sản xuất được nhiều các chế phẩm máu an toàn; tăng được lượng máu thu nhận với cùng một số lượng người tham gia hiến máu.

Bên cạnh đó, tỷ lệ người hiến máu đang rất mất cân bằng, chủ yếu tập trung vào đối tượng sinh viên và thanh niên [chiếm khoảng 60%]. Trong khi đó hầu hết các nước trên thế giới thì ngược lại: lứa tuổi hiến máu từ 18-25 tuổi chỉ chiếm 15- 20%, lứa tuổi hiến máu từ 25 -45 chiếm tới 60%...

Ông Nguyễn Chí Tuyển phân tích: “Thực tế, lứa tuổi 25-45 rất quan trọng trong đội ngũ hiến máu tình nguyện vì họ là đối tượng đã ổn định nơi làm việc, ít phải thay đổi nơi sinh sống. Họ là lực lượng chính cho công tác hiến máu tình nguyện - An toàn truyền máu nhắc lại. Vì các đối tượng trẻ, mới chỉ hiến máu một lần hoặc hai lần thì huyết tương của họ không đủ tiêu chuẩn để sản xuất các chế phẩm huyết tương như Albumin, immunolobulien và các yếu tố đông máu khác. Trong khi những người lớn tuổi khi cho máu sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp”.

Nhưng độ tuổi 25-45 đi hiến máu đang quá thấp, đến nỗi Trung tướng Mai Hồng Bàng - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã phải thốt lên: “Gánh nặng nhu cầu an toàn máu của đất nước 90 triệu dân đè trên vai nửa triệu sinh viên”. Nhưng trong lực lượng chủ lực của đội quân hiến máu tình nguyện đó, tỷ lệ hiến máu nhắc lại cũng đang thấp, khoảng 40 - 45%, trong khi ở các nước khác dao động từ 75 - 85%. Bác sĩ Ngô Mạnh Quân, Trưởng khoa Vận động và tổ chức hiến máu, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, đối tượng hiến máu an toàn và chất lượng nhất là người hiến máu nhắc lại, hiến máu thường xuyên. Tuy nhiên, ở nước ta, có tới 70% người hiến máu là người hiến lần đầu.

Nguồn máu vẫn “no dồn đói góp”

Những bất cập trên đã dẫn tới một nghịch cảnh nhức nhối khác, đó là tình trạng “no dồn đói góp” thiếu máu cục bộ nghiêm trọng vào một số thời điểm trong năm như trước và sau Tết âm lịch.

Sau rằm tháng Giêng, tôi đến Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, thời điểm được coi như cữ “giáp hạt” sau kỳ nghỉ dài của Tết Nguyên đán, mùa thiếu máu đang độ gay gắt nhất. Bác sĩ Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, do lịch nghỉ Tết kéo dài so với mọi năm, nên lịch tiếp nhận máu bị ngưng trệ, trong khi nhu cầu sử dụng máu của các bệnh nhân quá cao. Viện còn 2.700 đơn vị máu, dự kiến chỉ đủ cung cấp trong ba ngày tới.

Những gương mặt xanh lét vì thiếu máu đang mỏi mòn chờ đợi... Bé Hoàng Thị Thu mặt xanh như tàu lá, tay dính chặt vào chiếc kim truyền máu. Mới bảy tuổi, đôi tay gầy nhỏ của Thu đã phải dính vào cái kim tiêm to tướng ấy từ lúc lên ba. Thu bị bệnh tan máu bẩm sinh: Hồng cầu sẽ vỡ theo thời gian do đột biến gien. Căn bệnh quái ác này sẽ không bao giờ chữa khỏi và cách điều trị duy nhất là truyền máu. Nếu không truyền máu kịp thời, bệnh nhân sẽ chết. Mỗi tháng một lần, hai mẹ con Thu từ Tuyên Quang xuống Viện Huyết học để tiếp máu 10 ngày. Nhưng thời gian này, xuống đây vẫn phải chờ vì bệnh viện đang thiếu máu. Mũi của bé gái này đã bị lệch và dẹp xuống bởi khi “đói” máu quá lâu, các xương mặt, xương hàm và hộp sọ sẽ bị đứt gãy và trở nên biến dạng. Nhưng biết làm gì khi bệnh viện hàng đầu về huyết học cũng đang thiếu máu?

Thạc sĩ Vũ Hữu Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Tan máu bẩm sinh [Thalassemia] cho hay: “Mỗi một ngày bệnh nhân phải truyền 70-90 khối hồng cầu, mỗi tháng cần từ 300-400 đơn vị máu [mỗi một đơn vị máu khoảng 250 - 300 ml]. Nhưng hiện nay viện đang thiếu máu để truyền, đặc biệt là nhóm máu A và nhóm máu O. Chúng tôi cũng phải dè sẻn, đáng lẽ truyền 90 khối hồng cầu thì giảm xuống, chỉ truyền 70 thôi”. Nhà chờ truyền máu la liệt những người nằm trên ghế. Họ ở Hà Nội, chỉ cần truyền máu xong, có thể về nhà. Nhưng trong mùa thiếu máu này họ còn phải chờ dài.

Trước thực tế này, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã gửi công văn báo cáo Bộ Y tế, Ban chỉ đạo quốc gia về Hiến máu tình nguyện và các bệnh viện về nguy cơ thiếu hụt nguồn máu và đề xuất giải pháp, trong đó Lễ hội Xuân Hồng lần thứ 12 với thông điệp “hiến giọt máu đào, trao đời sự sống” tổ chức trong ba ngày [từ ngày 22 đến 24-2] được chờ đợi giống như cơn mưa rào giữa trời nắng hạn.

Nhưng ngay cả khi có “cơn mưa rào” của lễ hội Xuân Hồng ấy thì tình trạng thiếu máu cục bộ vẫn sẽ diễn ra nếu như những bất cập của phong trào hiến máu tình nguyện chưa được giải quyết.

1 đơn vị máu là bao nhiêu ml?

Một đơn vị máu hiện nay ở Việt Nam là 250 ml, 350 ml, có thể lên đến 450 ml. Dung dịch chống đông hiện nay là CPD-A1, 49 ml cho đơn vị 350 ml, 35 ml cho đơn vị 250 ml.

Bao nhiêu tiền 1 ml máu?

STT Chế phẩm hồng cầu theo thể tích Giá tối đa [đồng]
1 Khối hồng cầu từ 30 ml máu toàn phần 116.000
2 Khối hồng cầu từ 50 ml máu toàn phần 165.000
3 Khối hồng cầu từ 100 ml máu toàn phần 286.000
4 Khối hồng cầu từ 150 ml máu toàn phần 412.000

Điều 3. Quy định mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và ...moh.gov.vn › documentsnull

500ml máu bao nhiêu tiền?

với một chế phẩm có thể tích từ 250 – 400 ml là 150.000 đồng; thể tích từ 400 – 500 ml là 200.000 đồng; thể tích từ 500 – 650 ml là 250.000 đồng. Chi phí hỗ trợ đi lại đối với người hiến máu tình nguyện bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

450ml máu bao nhiêu tiền?

- Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng; - Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng; - Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

Chủ Đề