Ăn huyết heo có tốt không

Tiết canh lợn được nhiều người coi là món ăn giàu dinh dưỡng, có tác dụng bổ máu, giảm cân, tăng cường sinh lực cho phái mạnh và giúp phái nữ gìn giữ tuổi thanh xuân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được về tác hại khôn lường của món ăn này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho câu hỏi: “Ăn tiết canh lợn có tốt không?” nhé! 

Tiết canh lợn là gì? 

Tiết canh lợn là một trong những món ăn gây tranh cãi do màu sắc và cách chế biến có phần “sơ sài”. Trên thực tế, tiết canh lợn là máu sống của con lợn sau khi cắt tiết. Phần máu này sẽ ngay lập tức được đổ ra bát làm đông, rải thêm thịt lợn, nội tạng và các loại rau thơm lên phía trên. 

Tiết canh lợn có hương vị mặn nhẹ, man mát, kết cấu độc đáo cùng nhiều tác dụng được đồn thổi đã trở thành món ăn khoái khẩu của người dân Việt Nam từ xa xưa. 

Ăn tiết canh lợn có tốt không là thắc mắc của nhiều người

Đến nay, chưa có một báo cáo chính thức nào khẳng định về những tác dụng kể trên của tiết canh lợn. Hơn nữa, rất nhiều báo đài đã đưa tin rằng ăn tiết canh lợn là không hề tốt do quá trình chế biến không hợp vệ sinh khiến món ăn chứa nhiều vi khuẩn, virus gây hại cho cơ thể con người. Nếu ăn phải những con lợn có chứa mầm mống gây bệnh, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những bệnh lý như: 

Bệnh về đường tiêu hóa

Với những người có hệ tiêu hóa yếu, người bệnh rất dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, tả, lị,... Nguyên nhân là do trong quá trình giết mổ, tiết canh có thể chứa có lông, da, thậm chí là phân của động vật, gia cầm. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ số lượng lớn, nhiều cơ sở sản xuất còn pha trộn nhiều loại tiết canh khác nhau, rất dễ dẫn đến nhiễm tạp khuẩn có hại cho cơ thể con người. 

Bệnh nhiễm độc máu 

Máu của động vật sẽ bao gồm cả máu đỏ và máu đen. Máu đen được hiểu là chất độc thải ra từ cơ thể của lợn, không có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bình thường không thể phân biệt được đâu là máu tươi, đâu là máu độc. Việc hấp thụ máu độc vào người với số lượng lớn sẽ dẫn đến nhiễm độc máu, xuất huyết dưới da và thậm chí là suy tim. 

Nhiễm độc máu có thể dẫn đến suy tim 

Bệnh sán lợn gạo 

Trong cơ thể lợn có chứa trứng và ấu trùng sán, mọc lổn nhổn như hạt gạo nên được gọi là sán lợn gạo. Sán lợn gạo có nhiều ở các bắp thịt lợn như gân, mỡ, thịt nạc vai, mí mắt, óc,... Khi ấu trùng sán đi vào cơ thể sẽ nở ra thành những con sán nhỏ, theo đường máu đến các bó cơ. Người mắc sán lợn gạo có những dấu hiệu đặc trưng như: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, tụt huyết áp,... 

Bệnh liên cầu lợn 

Khi vi khuẩn liên cầu lợn vào trong máu thì nó sẽ nhân lên nhanh chóng tiết ra những độc tố vào trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau đầu, sốt cao, ù tai, xuất huyết. Cũng giống như nhiễm độc máu, bệnh lý này cũng gây xuất huyết dưới da thành từng mảng và xuất huyết hệ tiêu hóa. Đối với các trường hợp khi bệnh đã tiến triển nặng nề, người bệnh sẽ bị phù não, hôn mê và tử vong nhanh chóng nếu không được cứu chữa kịp thời. 

Bệnh liên cầu lợn khiến người bệnh xuất hiện các vết xuất huyết dưới da 

Bệnh giun xoắn 

Bộ Y tế đã đưa ra khuyến nghị rằng bệnh giun xoắn có ảnh hưởng nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với nhiễm sán thông thường. Giun xoắn thường kí sinh ở ruột non của lợn. Khi đi vào cơ thể cũng sẽ trú ngụ ở ruột của người và phát triển thành dạng kén. Giun xoắn sống rất dai và cũng là bệnh lý duy nhất gây sốt cao ở người bệnh. 

Bệnh nhân thường mắc giun xoắn do ăn tiết canh hoặc lòng luộc không được chế biến kĩ càng. Các bác sĩ cũng đã cảnh báo rằng bệnh giun xoắn rất khó chữa và có tỷ lệ tử vong rất cao. 

Lợi ích của tiết lợn 

Tiết lợn chỉ có tác dụng khi được vệ sinh sạch sẽ và chế biến kỹ càng. Để hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng trong tiết lợn, bạn có thể gạn bỏ cặn, tạp chất và luộc chín. 

Tiết lợn chín có rất nhiều chất sắt, có tác dụng chữa lành vết thương và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Nhiều người còn sử dụng tiết canh thường xuyên như một món ăn lành mạnh, ít calo để phục vụ quá trình giảm cân. 

Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong tiết lợn còn có thành phần quý, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u ác tính gây bệnh ung thư. 

Tiết lợn chỉ tốt khi được nấu chín và lọc bỏ tạp chất 

Vậy ăn tiết canh lợn có tốt không? Câu nói: “Tiết canh chính là món ăn rút ngắn khoảng cách từ căn bếp đến nghĩa địa” quả không sai. Ăn tiết canh lợn không những không tốt mà còn kéo theo nhiều tác hại cho cơ thể con người. Vì vậy, nếu muốn ăn tiết lợn, bạn nên tuân thủ đúng quy định ăn chín, uống sôi để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. 

Ai không nên ăn huyết heo?

Không phải tất cả mọi người đều thích hợp ăn món tiết luộc, đặc biệt là các trường hợp như: Người béo phì hoặc mắc bệnh tim mạch: Tiết lợn có chứa nhiều chất béo, đặc biệt là hàm lượng cholesterol rất cao nên không phù hợp với những người mắc các bệnh về tim mạch, người có mỡ máu cao, thừa cân, béo phì,...

Huyết heo có tác dụng gì?

Cứ mỗi 100g tiết lợn chiếm tới 16g protein, cao hơn thịt bò và thịt lợn. Tiết lợn chứa nhiều chất sắt nên nó được xem là nguồn bổ sung sắt tự nhiên và trực tiếp giúp phòng ngừa các bệnh thiếu sắt trong máu, các bệnh về tim mạch, tắc mạch ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ thai.

Ăn tiết có tác dụng gì?

Tiết lợn là một loại thức ăn nội tạng động vật rất phổ biến, giàu chất sắt. Ăn tiết lợn đúng cách thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, bổ khí và dưỡng huyết.

Ăn huyết heo luộc có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, huyết heo có vị mặn, tính bình, dùng trị choáng váng, đầy bụng xốn xáo; có tác dụng hỗ trợ giúp ngăn ngừa thiếu máu cho những người đang trong quá trình ăn kiêng giảm béo. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều. >> Tiết canh không bổ máu!

Chủ Đề