Anh hùng bế Văn Đàn đã hy sinh như thế nào

Đồng chí Bế Văn Đàn, sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh [nay là xã Triệu Ẩu], huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, lớn lên đồng chí tham gia hoạt động du kích. Tháng l năm 1948 đồng chí xung phong vào bộ đội và tham gia nhiều chiến dịch, đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cuộc kháng chiến chống thực đân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, đồng chí Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ địch ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân ta đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Địch liều chết xông lên. Ta kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ. Cần có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù đồng chí vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo đồng chí đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Mặc cho bom rơi, đạn nổ, đồng chí đã dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của địch, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Địch phản kích lần thứ ba, chúng điên cuồng mở đường tiến, đại đội bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng, tình thế hết sức khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại cầm 2 khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô bạn bắn. Đồng chí Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: ''Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi''. Đồng chí Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch quật ngã hàng chục tên. Địch hoảng hốt bỏ chạy, đợt phản kích này của chúng bị bẻ gãy. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Tấm gương dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Mộ Bế Văn Đàn tại nghĩa trang A1 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Đồng chí Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, đồng chí Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, đồng chí được Quốc hội truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì.

Đồng chí Bế Văn Đàn là một người anh hùng liệt sĩ cùng hàng ngàn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống lúc tuổi đôi mươi, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ''nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng'' và đến Đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử. Với những cống hiến đó, đồng chí không những là một tấm gương, một niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Cao Bằng mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước.

 Nguồn: lichsuvietnam.vn

"Ngã xuống ở Mường Pồn anh đâu biết có mùa cam/Anh chỉ thấy dây thép gai đồn giặc/Tôi yêu những người chửa hình dung ra hạnh phúc/Lúc đồng đội cần, dẫu chết chẳng từ nan". Giữa những ngày tháng Năm lịch sử, hướng tới kỷ niệm 66 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", đọc lại những vần thơ của nhà thơ Chế Lan Viên gợi cho chúng ta nhớ tới người con ưu tú của quê hương cách mạng Cao Bằng, Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn - người đã hy sinh thân mình cho những mùa cam Mường Pồn chín mãi...

Bế Văn Đàn là người dân tộc Tày, quê xã Quang Vinh [nay là xã Triệu Ẩu, Quảng Hòa]. Tháng 1/1949, khi vừa tròn 18 tuổi, chàng trai trẻ Bế Văn Đàn xung phong vào bộ đội, tham gia nhiều chiến dịch, trong từng chiến dịch anh luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, vượt mọi khó khăn, gian khổ, ác liệt, kiên quyết chấp hành mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác và kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong cuộc chiến Đông Xuân 1953 - 1954, Bế Văn Đàn là Tiểu đội phó thuộc Đại đội 674, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. Khi ấy, anh làm liên lạc tiểu đoàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn [Lai Châu]. Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ. Mặc cho bom rơi, đạn nổ, đồng chí dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của địch, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác.

Chiến sự ngày càng ác liệt, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Khi quân địch phản kích đợt ba, địch điên cuồng mở đường tiến. Đại đội thương vong chỉ có 17 người, bản thân Bế Văn Đàn bị thương nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ hy sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được chỗ đặt súng. Tình thế hết sức khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn vọt khỏi công sự, băng qua tầm lửa đạn, lao mình về khẩu trung liên của Pù.

Rồi không chút ngập ngừng, anh quỳ rạp người xuống, lôi khẩu trung liên kê lên lưng, hai tay ghì chân súng, thét bảo Pù: bắn, bắn, bắn... trả thù cho các đồng chí. Đồng chí Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi". Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân địch, đẩy lùi đợt phản kích, khiến đồng đội bàng hoàng cảm kích và kính phục. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh khi hai tay còn ghì chặt súng trên vai mình. Bế Văn Đàn đã mãi mãi nằm lại nơi đất mẹ Mường Pồn.

Hình ảnh "Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng" trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tấm gương dũng cảm của đồng chí Bế Văn Đàn đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, xông lên tiêu diệt quân thù, giành toàn thắng cho chiến dịch. Để rồi cũng nhờ đó mà sau 56 ngày đêm "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" quân đội ta làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Trong đại hội mừng công của đơn vị, Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và được bình bầu là Chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng Nhì. Tháng 5/1959, Đảng, Nhà nước và nhân dân địa phương tiến hành di chuyển hài cốt của đồng chí Bế Văn Đàn tại Mường Pồn, nơi anh hy sinh quy tụ về Nghĩa trang Liệt sĩ A1, thành phố Điện Biên Phủ. Tưởng nhớ và tri ân công lao của Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn, tên anh được đặt tên cho nhiều con phố và trường phổ thông ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Cao Bằng, Quảng Bình, Quảng Ninh...

Dẫu biết rằng thời gian trôi qua có thể làm vết thương chiến tranh dịu đi nhưng không thể xóa nhòa hình ảnh anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng… Hình ảnh dũng cảm ấy mãi in sâu trong tâm trí và trái tim những người dân Việt Nam. Vào giây phút "lấy thân mình làm giá súng", không phải anh không biết anh sẽ là tấm bia đỡ đạn, nhưng chính lòng dũng cảm, lý tưởng sống cho mọi người và vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, anh đã quên đi bản thân mình, quên đi mọi đau đớn của bản thân để góp phần vào thắng lợi chung của trận đánh.

Cả một chặng đường hy sinh, chiến đấu để quên mình lập biết bao chiến công vang dội, cuộc đời anh mang trong mình lý tưởng cao đẹp đó là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Anh Bế Văn Đàn đã hy sinh oanh liệt, hiên ngang để lại niềm tiếc thương và lòng kính trọng sâu sắc trong lòng dân tộc. Máu của anh và hàng nghìn các anh hùng khác nhuộm đỏ mảnh đất quê hương, góp phần giải phóng đất nước.

Kỷ niệm 66 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, cùng ôn lại tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh anh dũng của người anh hùng Bế Văn Đàn, mỗi chúng ta lại càng thêm trân trọng và biết ơn các thế hệ cha anh đi trước giúp cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do,... làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi.

Họ chết cho "Tổ quốc sống mãi". Xin được mượn lời bài hát "Bế Văn Đàn sống mãi" để một lần nữa ngợi ca anh - người anh hùng Mường Pồn: "Bế Văn Đàn ơi/... anh vẫn còn [vẫn còn] sống mãi/Đất nước quê anh lá thắm rừng xanh, cam Mường Pồn quanh mồ anh sây đỏ/... Anh bước vào trang sách các em thơ/Bế Văn Đàn một tâm hồn vĩ đại.../Hai muơi tuổi đời sống mãi với quê hương anh hùng".

Bảo Khánh

Bế Văn Đàn [1931-1953] là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương.

Bế Văn ĐànTiểu sửQuốc tịch Việt NamSinh1931
Phục Hòa, Cao Bằng, Liên bang Đông DươngMất12 tháng 12, 1953[1953-12-12] [21–22 tuổi]Binh nghiệpThuộc
Quân đội Nhân dân Việt NamNăm tại ngũ1949-1953Đơn vị
  • Đại đội 674
  • Tiểu đoàn 251
  • Đại đoàn 316
Chỉ huy
Quân đội nhân dân Việt NamTham chiếnKháng chiến chống PhápKhen thưởngAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Bế Văn Đàn sinh năm 1931, là người dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh [nay là xã Bế Văn Đàn, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng]. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng. Mẹ ông mất sớm, còn cha ông làm thợ mỏ.

Lớn lên, ông tham gia hoạt động du kích ở địa phương. Tháng 1/1948, ông xung phong vào bộ đội giữa lúc cuộc chiến tranh Đông Dương đang quyết liệt. Tham gia nhiều chiến dịch, ông luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác, kịp thời, và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.[1]

 

Mộ Bế Văn Đàn tại Nghĩa trang Đồi A1, Điện Biên

Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng Việt Minh ít, Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân Việt Minh đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt Minh kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ.

Lúc đó có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo, ông đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Bế Văn Đàn vượt qua lưới đạn dày đặc của quân Pháp, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, Bế Văn Đàn được lệnh ở lại đại đội chiến đấu.

Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu.[1] Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong tình thế hết sức khẩn trương, Bế Văn Đàn không ngần ngại chạy lại cầm 2 chân khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi!".[1] Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình.[1].

Bế Văn Đàn mất ngày 12 tháng 12 năm 1953.[2] [Thông tin này có thể bị nhầm lẫn], Đồng chí Nguyễn Văn Viện [1 chiến sĩ Điện Biên] cho biết đồng chí Bế Văn Đàn mất vào hồi 17 giờ 15 phút ngày 23 tháng 11 năm 1953]

Hình ảnh "Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng" trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh Đông Dương. Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông đã để lại tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì.[1]

Để tưởng nhớ tấm gương hy sinh của Bế Văn Đàn, nhạc sĩ Huy Du đã sáng tác bài hát "Bế Văn Đàn sống mãi" trong những năm 1960, có những câu:

...Mười năm qua anh vẫn còn [vẫn còn] sống mãi. Đất nước quê anh lá thắm rừng xanh, cam Mường Pồn quanh mồ anh sây đỏ.

....

Đàn em thơ đang hát ca đời anh. ...Anh bước vào trang sách các em thơ Bế Văn Đàn một tâm hồn vĩ đại...

Tên anh được đặt cho nhiều đường phố và trường học tại các thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Hạ Long, Đồng Hới, Pleiku... Đầu năm 2020, tỉnh Cao Bằng tiến hành sắp xếp lại nhiều đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh. Theo đó, xã Triệu Ẩu thuộc huyện Phục Hòa sáp nhập với một phần xã Hồng Đại cùng huyện thành một xã mới có tên là xã Bế Văn Đàn.[3]

  1. ^ a b c d e Tiểu sử Bế Văn Đàn
  2. ^ Thông tin Bế Văn Đàn trên công TTĐT Bộ QP
  3. ^ “Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng”.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bế_Văn_Đàn&oldid=65257194”

Video liên quan

Chủ Đề